3 bộ phận nhiều vi khuẩn nhất trên cơ thể bé, không làm sạch kỹ con dễ ảnh hưởng đề kháng

Kiều Trang - Ngày 09/04/2023 05:11 AM (GMT+7)

Các bác sĩ, chuyên gia nhắc nhở bố mẹ, có 5 nơi trên cơ thể em bé dễ bị vi khuẩn tấn công. Vì vậy, bố mẹ cần chăm sóc bé cẩn thận hơn để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Mùa hè cũng là thời điểm vi khuẩn, virus dễ sinh sôi nhất. Cả bố mẹ và trẻ sơ sinh đều đặc biệt dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, hệ tiêu hóa,... Sức đề kháng của trẻ em yếu hơn người lớn, nên khả năng chống chọi lại sự tấn công của vi khuẩn sẽ yếu hơn.

Các bà mẹ phải tự bảo vệ sức khỏe của mình, đồng thời chú ý chăm sóc sức khỏe con cái nếu không muốn em bé thường xuyên ốm vặt. Bên cạnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt lành mạnh, môi trường sống là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, để cả bố mẹ và bé được đảm bảo tốt về cả sức khỏe thể chất, lẫn sức khỏe tinh thần.

Môi trường sinh hoạt hàng ngày của bé, những vật dụng, đồ dùng đáp ứng cho nhu cầu ăn, uống, ngủ nghỉ, học tập và vui chơi cần phải được đảm bảo khử trùng sạch sẽ. Bởi vì đây là những thứ mà thường xuyên tiếp xúc với cơ thể của trẻ.

Một số bộ phận nhạy cảm trên cơ thể của trẻ, nếu để tiếp xúc với các đồ vật dơ bẩn, hoặc không được vệ sinh hàng ngày, rất dễ tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi và xâm nhập vào cơ thể còn non yếu của trẻ, khiến sức khỏe bé gặp vấn đề bất ổn.

3 bộ phận nhiều vi khuẩn nhất trên cơ thể bé, không làm sạch kỹ con dễ ảnh hưởng đề kháng - 2

Ở độ tuổi nào thì trẻ phát triển khả năng miễn dịch tốt hơn?

Trên thực tế, trẻ dưới 6 tháng tuổi, nhất là trẻ sơ sinh còn đang trong giai đoạn bú mẹ rất ít khi ốm vặt, trẻ dưới một tuổi cũng không nhiều. Tuy nhiên, khi trẻ được 1 đến 3 tuổi, trẻ có thể thường xuyên bị ốm. 

Trong 6 tháng hoặc 1 năm đầu đi nhà trẻ, mẹ sẽ phải vất vả hơn vì tần suất chăm con ốm tăng lên. Sau giai đoạn này, bệnh vặt của bé sẽ giảm dần qua mỗi năm, thậm chí còn ít hơn nhiều sau khi học tiểu học.

Nói chung, khả năng miễn dịch của trẻ em có thể đạt được vào khoảng 10 tuổi, tương tự như khả năng miễn dịch của người lớn. Do đó, mẹ sẽ phải dành thời gian để chăm sóc con cẩn trọng hơn trong độ tuổi từ 1~3. 

Ở giai đoạn này, tần suất bị cảm thông thường của bé là khoảng 8 lần/năm. Các chuyên gia, bác sĩ khuyến cáo, để bảo vệ tốt sức khỏe cho trẻ, bố mẹ cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ 5 nơi vi khuẩn dễ ẩn náu nhất trên cơ thể trẻ.

3 bộ phận nhiều vi khuẩn nhất trên cơ thể bé, không làm sạch kỹ con dễ ảnh hưởng đề kháng - 3

3 vị trí cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ

Móng tay

Bé lớn nhanh và móng tay cũng mọc nhanh. Trẻ sơ sinh thích sờ mó xung quanh, bàn tay và móng tay của trẻ rất dễ bị vi khuẩn bao phủ. Nếu không kịp thời vệ sinh, khi bé sử dụng tay trong quá trình ăn uống, vi khuẩn sẽ dễ xâm nhập vào dạ dày, gây ra các bệnh về đường tiêu hóa. 

Vì sức khỏe đường tiêu hóa của bé, mẹ phải thường xuyên cắt móng tay cho bé, rửa tay thường xuyên, vệ sinh cá nhân cho bé thật tốt. Như vậy, mẹ sẽ bớt lo hơn khi thấy bé có những hành động như mút tay, liếm bàn tay,...

3 bộ phận nhiều vi khuẩn nhất trên cơ thể bé, không làm sạch kỹ con dễ ảnh hưởng đề kháng - 4

Móng tay trẻ không nên để quá dài, tránh vi khuẩn tích tụ bên trong.

Vùng kín

Bất kể là bé trai hay bé gái, vùng kín đều rất dễ bị nhiễm khuẩn nên các mẹ phải làm thật tốt việc vệ sinh vùng kín cho bé. Một số mẹ thích mặc quần hở đáy cho bé, nhưng bé thích bò dưới đất nên vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào vùng kín và gây nhiễm trùng, vì vậy mẹ cố gắng mặc quần hở đáy cho bé càng ít càng tốt. 

Ngoài ra, mẹ nên chú ý thay quần lót cho bé thường xuyên, thường là 3 tháng một lần, chất vải của quần lót cho bé nên có tính năng kháng khuẩn, mềm mại, thoáng khí để tạo cho bé sự thoải mái nhất khi mặc.

3 bộ phận nhiều vi khuẩn nhất trên cơ thể bé, không làm sạch kỹ con dễ ảnh hưởng đề kháng - 5

Vùng nhạy cảm của bé nên được vệ sinh hàng ngày, nếu quá bẩn sẽ dễ phát sinh vi khuẩn khiến da trẻ kích ứng.

Răng miệng

Đối với trẻ sơ sinh, khoang miệng là nơi vi khuẩn ẩn náu dễ dàng nhất nhưng lại thường bị bố mẹ bỏ qua. Mặc dù đối với trẻ sơ sinh thì chưa thể tập cho trẻ kỹ năng đánh răng, nhưng sau mỗi lần uống sữa rất dễ để lại vết sữa trong miệng. 

Nếu không vệ sinh kịp thời thì đây là môi trường tốt, tạo cơ hội để vi khuẩn dễ sinh sôi. Vì vậy, đối với sức khỏe răng miệng của bé, mẹ cũng nên chú ý vệ sinh miệng cho bé bằng nước lã hoặc nước muối nhạt kịp thời.

Tóm lại, những nơi trên cơ thể bé là nơi vi trùng dễ ẩn náu nhất. Các mẹ phải làm tốt công việc vệ sinh cho bé hàng ngày để tránh vi khuẩn xâm nhập và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.

3 bộ phận nhiều vi khuẩn nhất trên cơ thể bé, không làm sạch kỹ con dễ ảnh hưởng đề kháng - 6

Thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bố mẹ nên rèn luyện cho trẻ càng sớm càng tốt.

Giữ sạch sẽ các vật dùng hàng ngày

Miệng, tay, tóc và mông của trẻ phải được giữ vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt khi trẻ đến thời kỳ ăn dặm, một số bé rất thích bốc đồ ăn bằng tay rồi cho vào miệng. Vì vậy, các bà mẹ có con nhỏ nên thường xuyên giúp em bé rửa tay, hoặc tốt nhất là rèn luyện thói quen vệ sinh tay chân sạch sẽ trước và sau khi ăn, ngay từ khi còn nhỏ. 

Ngoài ra, trong thời điểm chuyển mùa, nếu không chú ý chăm sóc mông cho trẻ thì mông bé rất dễ xảy ra tình trạng mẩn đỏ. Đó là lý do mà vùng da mông nhỏ, nhạy cảm của bé cần được vệ sinh kịp thời.

Sau khi bé tiểu tiện và tiểu tiện thì mẹ phải rửa sạch, lau khô và thay tả hàng ngày cho trẻ. Lưu ý nên sử dụng tã lót có chất lượng tốt, thấm khí để tránh trường hợp da bé bị kích ứng.

Các vật dụng trẻ em sử dụng thường xuyên cũng phải được khử trùng và làm sạch, ví dụ như đồ chơi, búp bê, núm vú giả, bình bú và các vật dụng khác... Xét cho cùng, những vật dụng này tiếp xúc gần gũi với bé hàng ngày nên bố mẹ cần lưu ý giảm khả năng vi khuẩn trú ngụ càng ít, càng tốt cho sức khỏe của con.

Mẹ lén xem điện thoại khi đang ngủ cùng con, hành động sau đó vô tình khiến đứa trẻ 6 tháng tuổi mất đi thị lực
Nhiều bậc bố mẹ ngày nay có thói quen sử dụng điện thoại khi đang ngủ cùng con, nhưng lại lơ là trước những hậu quả tiềm ẩn của thói quen này.

Dạy con 6-12 tháng

Theo Kiều Trang Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Infographic