Mẹ hỏi: Đứa trẻ hiểu chuyện thường sẽ thiệt thòi? Câu trả lời của chuyên gia mới bất ngờ

Kiều Trang - Ngày 24/10/2023 11:31 AM (GMT+7)

Bố mẹ đừng vội mừng khi con là đứa trẻ quá hiểu chuyện.

Mẹ hỏi: Đứa trẻ hiểu chuyện thường sẽ thiệt thòi? Câu trả lời của chuyên gia mới bất ngờ - 1

Trong quá trình nuôi dạy con cái, nhiều bố mẹ thường vô thức mong muốn rằng con sẽ trưởng thành ngoan ngoãn, hiểu chuyện và vâng lời. Nhưng khi quan sát những đứa trẻ thực sự hiểu chuyện, nhiều ông bố bà mẹ mới nhận ra rằng, sự hồn nhiên và vô tư là một món quà quý giá mà trẻ nhỏ cần có.

Bởi trong một số trường hợp, đứa trẻ hiểu chuyện quá mức, có thể chủ động nhận thiệt thòi về mình, lâu dần vô thức hình thành tâm lý sống vì người khác, bỏ quên việc yêu thương chính bản thân mình.

Rõ ràng, trong lòng mỗi đứa trẻ đều chứa đựng những mong muốn riêng, có thể là một món đồ chơi mới, bộ quần áo đẹp, những bữa cơm ấm cúng cùng gia đình, hay đơn giản chỉ là một cái ôm từ bố mẹ,... Nhưng đôi khi vì một lý do nào đó, đứa trẻ có tính cách này lại chọn cách giấu kín những mong muốn đó.

Trẻ hiểu chuyện là tốt, nhưng bố mẹ cũng nên dạy con biết yêu mình trước khi yêu người (Ảnh minh hoạ).

Trẻ hiểu chuyện là tốt, nhưng bố mẹ cũng nên dạy con biết yêu mình trước khi yêu người (Ảnh minh hoạ).

Với cách này, trẻ cẩn thận từng bước để lớn lên, quan sát biểu hiện của người khác để giao tiếp, thấu hiểu, đồng cảm với hoàn cảnh của người khác để ứng xử. Thói quen này có thể tốt hoặc không, tốt khi nó được phát huy đúng chỗ, và ngược lại. Tuy nhiên, sau tất cả, đã bao giờ các bậc phụ huynh tự đặt câu hỏi, liệu rằng mình có đúng nếu nuôi dạy con trở thành một đứa trẻ hiểu chuyện hay không?

Với góc nhìn chuyên môn, chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui sẽ giúp bố mẹ tìm ra lời giải đáp. Từ đó, có những lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp, để trẻ phát triển lành mạnh, trưởng thành nhưng vẫn giữ được nét hồn nhiên, tìm thấy niềm vui trong từng lứa tuổi.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXHamp;NV ĐHQG - TPHCM.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG - TPHCM.

Mẹ hỏi: Đứa trẻ hiểu chuyện thường sẽ thiệt thòi? Câu trả lời của chuyên gia mới bất ngờ - 4

Thưa chuyên gia, nhiều phụ huynh có kinh nghiệm nuôi dạy con truyền tai nhau rằng, trẻ có tính cách hiểu chuyện khi lớn lên thường sẽ chịu thiệt thòi về phần mình, luôn nghĩ cho người khác trước, theo chuyên gia quan điểm này có đúng không? Vì sao?

Với quan điểm của tôi, tôi nghĩ điều này không hoàn toàn là đúng hay sai. Đầu tiên, bố mẹ cần phân biệt rõ rằng, trẻ hiểu chuyện trong tình huống cụ thể nào đó sẽ biểu hiện ra sao? Hiểu chuyện không đồng nghĩa với việc lúc nào trẻ cũng sẽ nghĩ cho người khác và nhận phần thiệt thòi về mình.

Sống vì người khác, luôn nghĩ cho người khác là một hành vi, một quyết định. Còn hiểu chuyện theo một cách hiểu khác thì nó cũng có thể là biết được động cơ, biết được cảm xúc, đặt bản thân mình vào vị trí của người kia để hiểu được nguyên nhân gốc rễ khiến họ có cách hành xử như vậy.

Và việc trẻ có phản ứng lại với những điều mà người khác làm, nó còn phụ thuộc vào các yếu tố như điều gì quyết định đến hành động của trẻ, tính tư duy phản biện, môi trường gia đình, giáo dục và trải nghiệm cá nhân của từng đứa trẻ. Khi trẻ hiểu được hành động của người khác, nó không có nghĩa là trẻ cũng đồng ý với việc mà họ đã làm.

Mẹ hỏi: Đứa trẻ hiểu chuyện thường sẽ thiệt thòi? Câu trả lời của chuyên gia mới bất ngờ - 5

Trước sự hiểu chuyện của con trẻ (Ví dụ: Lo lắng, quan tâm đến người khác, luôn chịu thiệt thòi, nhường đồ chơi, hay thứ mình thích cho anh/chị/em...), phản ứng của bố mẹ, người lớn sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tâm lý, nhận thức, lối sống của trẻ?

Phản ứng của bố mẹ và người lớn đối với sự hiểu chuyện của con trẻ sẽ có tác động mạnh mẽ đến tâm lý, nhận thức và lối sống của trẻ. Đầu tiên, phản ứng tích cực và khích lệ từ phía người lớn có thể xây dựng sự tự tin, và nhận thức đúng đắn cho trẻ. Trẻ hiểu được rằng việc bản thân đặt mình vào vị trí của người khác, nghĩ cho người khác là đúng, và nó nên được phát huy khi ở trong hoàn cảnh phù hợp.

Tuy nhiên ngược lại, nếu phản ứng của người lớn mang tính tiêu cực, trẻ có thể phát triển nhận thức sai lệch hoặc hình thành những thái độ và hành vi không lành mạnh sau này. Khi dần khôn lớn, trẻ sẽ mất đi sự đồng cảm, thấu hiểu cho người khác, vì nghĩ rằng hiểu chuyện là sai.

Hoặc cũng có thể sự hiểu chuyện của trẻ bị kìm chế, cất giấu ở bên trong, không dám thể hiện ra bên ngoài vì sợ bố mẹ trách mắng, phàn nàn. Về lâu về dài, nó sẽ dễ khiến trẻ hình thành tính cách vô cảm, dù hiểu việc người khác làm, nhưng trẻ vẫn mặc kệ, không quan tâm, không hỗ trợ và giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. 

Mẹ hỏi: Đứa trẻ hiểu chuyện thường sẽ thiệt thòi? Câu trả lời của chuyên gia mới bất ngờ - 6

Đứa trẻ luôn nghĩ cho người khác, chịu thiệt thòi về mình có phải sẽ hạn chế khả năng phát triển?

Tôi nghĩ rằng, không hẳn là đứa trẻ luôn nghĩ cho người khác, chịu thiệt thòi về mình sẽ bị hạn chế khả năng phát triển. Bởi như tôi đã nói trước đó, một đứa trẻ hiểu và nghĩ cho người khác, không đồng nghĩa với việc lúc nào trẻ cũng sẽ hy sinh cho họ. Và khi trẻ hy sinh cho người khác, không có nghĩa là trẻ sẽ luôn chịu thiệt thòi.

Vậy nên, trong quá trình nuôi dạy con, tôi khuyến khích bố mẹ vừa dạy con về sự thấu cảm, tình yêu thương, lòng nhân ái, nhưng cũng phải song song với đó là hướng dẫn con biết cách đưa ra lựa chọn, quyết định hành động của bản thân sao cho phù hợp và đặt vào đúng hoàn cảnh để nó phát huy giá trị tốt nhất.

Mẹ hỏi: Đứa trẻ hiểu chuyện thường sẽ thiệt thòi? Câu trả lời của chuyên gia mới bất ngờ - 7

Bố mẹ nên phản ứng thế nào trong trường hợp trẻ luôn chịu phần thiệt về mình, để con cân bằng giữa việc biết quan tâm người khác, nhưng vẫn yêu thương bản thân mình?

Bố mẹ có vai trò quan trọng trong việc giúp con cân bằng giữa việc biết quan tâm đến người khác, và yêu thương bản thân. Đầu tiên, bố mẹ nên khuyến khích và thể hiện sự tôn trọng với trẻ, bằng cách tạo điều kiện để con phát huy tính cách, nhận thức của mình. Khi bố mẹ tôn trọng ý kiến, quan điểm và cảm xúc của trẻ, chúng sẽ hình thành sự tự tin và ứng xử chuẩn mực.

Bố mẹ cũng cần xây dựng nhận thức về giá trị bản thân cho con. Khích lệ con phát triển sở thích và đam mê cá nhân, tạo môi trường để trẻ tự do khám phá và phát triển khả năng của mình. Đồng thời dạy con về tình yêu thương và chăm sóc bản thân, khuyến khích con dành thời gian để nghỉ ngơi, chơi và thực hiện những hoạt động mà con yêu thích. Điều này giúp trẻ nhận ra rằng, yêu thương bản thân là điều cơ bản và là nền tảng vững chắc nhất trước khi con muốn yêu người.

Cuối cùng một điều vô cùng quan trong đó là, bố mẹ trở thành hình mẫu cho con. Bố mẹ cần cho con thấy sự cân bằng trong việc quan tâm đến người khác, và yêu thương bản thân trong mỗi cử chỉ hành động hàng ngày. Điều này sẽ giúp trẻ trở thành một đứa trẻ hiểu chuyện, nhưng không chịu thiệt thòi sau khi lớn.

Nóng tính hay điềm tĩnh mới là tính cách để trẻ hạnh phúc và thành công khi lớn, chuyên gia có câu trả lời
Bố mẹ hiểu rõ tính cách của con, điều này sẽ giúp quá trình giáo dục con cái trở nên dễ dàng hơn.

Phương pháp giáo dục sớm

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con