Mẹ lo lắng trẻ ốm vặt mùa thu, hãy chú ý giữ ấm 3 bộ phận trên cơ thể con

Thi Thi - Ngày 30/09/2023 09:32 AM (GMT+7)

Vào mùa thu việc giữ ấm cho trẻ là điều cần thiết, nhưng bố mẹ cũng nên chú ý những điều sau đây.

Mẹ lo lắng trẻ ốm vặt mùa thu, hãy chú ý giữ ấm 3 bộ phận trên cơ thể con - 1

Bước vào mùa thu, thời tiết thay đổi, một số tỉnh miền Bắc nhiệt độ vào buổi sáng giảm đáng kể. Đây cũng là thời điểm trẻ sơ sinh dễ ốm vặt, vì vậy nhiều phụ huynh lo lắng con nhiễm bệnh nên thường mặc quần áo rất dày cho trẻ.

Việc giữ ấm cho trẻ là điều cần thiết, tuy nhiên bố mẹ cũng cần quan tâm đến sự phát triển cá nhân của trẻ, chú ý những điều sau đây.

Mẹ lo lắng trẻ ốm vặt mùa thu, hãy chú ý giữ ấm 3 bộ phận trên cơ thể con - 2

2 lưu ý khi mặc quần áo cho trẻ vào mùa thu

Không nên vội mặc quần áo quá dày cho trẻ 

Khi bước vào mùa thu, những cơn gió mát đến đột ngột, làm cho thời tiết trở nên lạnh hơn. Điều này khiến phụ huynh quan tâm đến việc thay đổi quần áo cho trẻ. Nguyên tắc quan trọng là để trẻ cảm thấy mát mẻ nhưng không bị lạnh, thay vì mặc quá ấm và quấn người quá chặt.

Đến cuối mùa thu, không khí trở nên mát lạnh hơn. Tuy nhiên, lúc này cũng không nên mặc quá nhiều lớp quần áo cùng một lúc hoặc mặt quá chật, để tránh đổ mồ hôi quá nhiều. Bởi điều này dễ dẫn đến trẻ cảm lạnh và giảm sức đề kháng.

Thay vì chỉ tập trung vào việc tránh cái lạnh, hãy đảm bảo rằng trẻ được mặc đồ phù hợp với nhiệt độ hiện tại. Mẹ có thể cho trẻ mặc quần áo có độ dày vừa phải, kèm lớp áo khoác nhẹ.

Khi bước vào mùa thu, những cơn gió mát đến đột ngột, việc giữ ấm cho trẻ là điều cần thiết.

Khi bước vào mùa thu, những cơn gió mát đến đột ngột, việc giữ ấm cho trẻ là điều cần thiết.

Chọn chất liệu ấm áp nhưng vẫn giữ cho trẻ được thoải mái

Mẹ chú ý chọn quần áo bằng chất liệu ấm áp như len, vải nỉ hoặc vải dày để giữ chân trẻ ấm. Tránh sử dụng quần áo quá chặt, nhưng cũng đảm bảo rằng quần áo không quá lỏng lẻo để tránh gió thổi vào.

Nếu thời tiết rất lạnh, có thể sử dụng các vật liệu cách nhiệt như lớp áo lông cừu hoặc áo khoác chống nước để bảo vệ trẻ khỏi lạnh và gió.

Một lời khuyên quan trọng hay hãy lắng nghe cơ thể của trẻ, điều chỉnh quần áo theo nhu cầu của từng ngày và từng thời điểm. Nếu trẻ cảm thấy quá nóng hoặc quá lạnh, hãy thay đổi quần áo cho phù hợp để đảm bảo sự thoải mái và sức khỏe của trẻ.

Mẹ lo lắng trẻ ốm vặt mùa thu, hãy chú ý giữ ấm 3 bộ phận trên cơ thể con - 4

3 bộ phận cơ thể trẻ mẹ chú ý giữ ấm đúng cách

Theo các chuyên gia, một số bộ phận cơ thể trẻ như bụng, bàn chân, vai và lưng cần được giữ ấm theo sự thay đổi của nhiệt độ.

Mẹ lo lắng trẻ ốm vặt mùa thu, hãy chú ý giữ ấm 3 bộ phận trên cơ thể con - 5

Bụng trẻ

Trẻ sơ sinh chưa có khả năng tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể hiệu quả như người lớn. Vì vậy, giữ ấm bụng giúp trẻ duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, tránh nguy cơ suy giảm nhiệt.

Sự ấm áp và an toàn từ việc giữ ấm bụng giúp trẻ cảm thấy an lành và yên tâm. Điều này có thể giảm căng thẳng hay lo lắng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ và sự phát triển tâm lý của trẻ.

Trước đây, một số phụ huynh có thói quen quấn bụng cho trẻ sơ sinh khi ngủ. Dù chân tay có thò ra, nhưng bụng nhỏ của trẻ luôn được che phủ bằng một tấm vải. Ngày nay, thói quen này không còn được sử dụng như trước, tuy nhiên, bố mẹ vẫn được khuyên cần được bảo vệ bụng trẻ sơ sinh bằng việc đắp chiếc chăn mền để tránh lạnh.

Bởi lạnh bụng có thể gây khó chịu và thậm chí đau bụng cho trẻ, lạnh bụng dưới sẽ gây ra các vấn đề như đau dạ dày, tiêu chảy do tiêu hóa bị khó chịu, làm cho trẻ cảm thấy mệt mỏi và uể oải.

Bố mẹ nên chú ý lựa chọn quần áo đủ ấm nhưng vẫn giữ được sự thoải mái cho trẻ.

Bố mẹ nên chú ý lựa chọn quần áo đủ ấm nhưng vẫn giữ được sự thoải mái cho trẻ.

Vai và lưng 

Vùng vai và lưng là nơi tập trung các cơ, xương quan trọng, khi được giữ ấm có thể hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ. Đồng thời, nếu vai và lưng trẻ sơ sinh bị lạnh, có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như cảm lạnh, viêm họng và viêm phổi. 

Đối với trẻ sơ sinh, để kiểm tra xem có nóng hay lạnh hãy chạm vào lưng của trẻ. Nếu lưng trẻ đổ mồ hôi, hãy chuẩn bị một khăn khô để lau sạch ngay lập tức. Nếu lưng trẻ lạnh, điều đó có nghĩa là trẻ cần mặc thêm quần áo.

Một số bố mẹ thích mặc váy hai dây cho bé gái, nhưng chú ý kết hợp với áo khoác để bảo vệ trẻ khỏi cái lạnh. Tuy nhiên, trẻ em ở độ tuổi này thích vận động, vì vậy chọn quần áo rộng rãi có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu vui chơi của trẻ.

Bàn chân 

Bàn chân được ví như trái tim thứ hai của cơ thể con người. Nơi mà máu lưu thông lâu nhất và là điểm tập trung của các mạch máu từ khắp cơ thể. Do đó, có câu nói "chân lạnh thì toàn thân lạnh" được sử dụng để nhấn mạnh tầm quan trọng của bàn chân.

Thực tế là nhiều bà mẹ thích để cho trẻ chạy nhảy trần chân, để có thể cảm nhận được nhiệt độ của môi trường và rèn luyện sự nhạy bén của cơ thể.

Tuy nhiên, trong mùa thu đông, nếu bàn chân của trẻ quá lạnh, sức đề kháng sẽ giảm, các tác nhân gây bệnh có thể tận dụng điểm yếu này, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh.

Vì vậy, bố mẹ nên đảm bảo rằng đôi chân trẻ luôn khô ráo và ấm áp bằng cách cho con mang tất nhỏ, đặc biệt khi đưa trẻ ra ngoài. Tuy nhiên, mẹ nên quan sát trẻ thường xuyên để đảm bảo không có dấu hiệu bức bối, quá nóng do việc giữ ấm gây ra.

Những ngày sắp tới, thời tiết dần chuyển thêm lạnh, nếu bố mẹ có ý định đưa trẻ ra ngoài, hãy chú ý đến sự thay đổi nhiệt độ vào buổi sáng và buổi tối.

Đồng thời, hãy chuẩn bị quần áo dễ mặc để đảm bảo sức khỏe và thoải mái cho trẻ khi ra khỏi nhà. Ngoài ra, thời tiết mùa thu dễ khiến trẻ mắc các bệnh về hô hấp, vì vậy hãy chú ý cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày, ăn các loại thực phẩm, trái cây có tính ấm để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.

Khi đưa trẻ ra ngoài, nếu thời tiết chuyển lạnh hãy chú ý giữ ấm tay và chân.

Khi đưa trẻ ra ngoài, nếu thời tiết chuyển lạnh hãy chú ý giữ ấm tay và chân.

Giao mùa trẻ dễ bị ốm: Bác sĩ Nhi kê ra 7 việc cần làm để con luôn khỏe mạnh
Bác sĩ Nhi - Lê Ngọc Hồng Hạnh đưa ra những lời khuyên và thông tin chi tiết hơn dành cho các bậc phụ huynh để nhận biết, phòng tránh và điều trị cảm...

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Infographic