Mẹ Việt chia sẻ cách dạy 3 con theo phương pháp giáo dục sớm từ "cảm xúc" dưới góc nhìn của người làm giáo dục Nhật Bản

Kiều Trang - Ngày 13/03/2023 14:51 PM (GMT+7)

Chị Hà My là một người mẹ Việt đang sinh sống ở Nhật cùng chồng và 3 con, đã chia sẻ những góc nhìn mới mẻ về hành trình giáo dục sớm cho con.

Mẹ Việt chia sẻ cách dạy 3 con theo phương pháp giáo dục sớm từ amp;#34;cảm xúcamp;#34; dưới góc nhìn của người làm giáo dục Nhật Bản - 1

Chị Bùi Hà My (lhara Hamy), người làm giáo dục mầm non ở Nhật, cũng được nhiều bố mẹ Việt Nam biết đến với phương pháp giáo dục IDASOBI đang được áp dụng tại các trường mầm non tại Việt Nam. 

Chồng chị làm bên giáo dục, là chủ tịch của tập đoàn Giáo dục Nhật Bản bao gồm trường mầm non và hỗ trợ trẻ tự kỷ tại Nhật. Đây cũng là nền tảng lớn khiến gia đình chị rất coi trong việc giáo dục trẻ. Một phần cũng nhờ vào ảnh hưởng của nền giáo dục vô cùng tiên tiến của đất nước “mặt trời mọc”, đặc biệt là phương pháp nuôi dạy con sớm. 

Mẹ Việt chia sẻ cách dạy 3 con theo phương pháp giáo dục sớm từ amp;#34;cảm xúcamp;#34; dưới góc nhìn của người làm giáo dục Nhật Bản - 2

Chị Bùi Hà My cùng chồng và con trai (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Vì vậy, chị Hà My cũng đã có những sự tiếp thu và học hỏi từ nền giáo dục hiện đại của Nhật, từ đó áp dụng vào trong quá trình nuôi dạy 3 đứa trẻ của mình. Nhận thấy hiệu quả của việc giáo dục sớm, chị đã từ kinh nghiệm bản thân có những chia sẻ đến các ông bố bà mẹ, để mọi người có những góc tiếp cận mới mẻ và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho các con của mình. 

Mẹ Việt chia sẻ cách dạy 3 con theo phương pháp giáo dục sớm từ amp;#34;cảm xúcamp;#34; dưới góc nhìn của người làm giáo dục Nhật Bản - 3

Giáo dục từ gia đình, từ cảm xúc ấu thơ là nền tảng quan trọng nhất của giáo dục sớm

Khái niệm “giáo dục sớm” đến thời điểm hiện tại luôn là từ khóa “hot” của một số công ty giáo dục. Trong số những người mẹ mà chị Hà My được tiếp xúc, có những người vừa bước vào hành trình làm mẹ đã phải học các khóa như: Dạy con tư duy toán học, 

Dạy con song ngữ, khóa học “Kích hoạt tài năng con trẻ”, “Dạy con siêu trí nhớ”… Phải thật sự thán phục những người mẹ đủ kiên nhẫn và tâm huyết để dành thời gian học tất cả những thứ đó cùng con mình. 

Mẹ Việt chia sẻ cách dạy 3 con theo phương pháp giáo dục sớm từ amp;#34;cảm xúcamp;#34; dưới góc nhìn của người làm giáo dục Nhật Bản - 4

Các bé rất tập trung, chăm chú nghe bố dạy học (Ảnh: Facebook Hà My)

Khi hỏi về giáo dục sớm cho con, chị Hà My sẽ đặt giáo dục gia đình - giáo dục từ cảm xúc ấu thơ là nền tảng quan trọng nhất của giáo dục sớm. Từ gia đình, trẻ học cách yêu thương lành mạnh, trẻ học được các giá trị và phong cách sống, học được sự bao dung và tử tế giữa người với người.

Một đứa trẻ không thể yêu thương anh chị em khi bị đánh mắng, ghẻ lạnh và phân biệt. Trẻ sẽ không biết cảm thông, không có lòng trắc ẩn khi không một ai bảo vệ hay bên cạnh mình khi mắc lỗi.

Khi có tình yêu lành mạnh từ bố mẹ, trẻ cũng tự nhìn nhận được các mối quan hệ lành mạnh hay tiêu cực xung quanh mình ở tuổi thành niên. Tự giúp mình tránh khỏi các rắc rối về tình cảm.

Để trẻ có thế giới quan rộng mở, việc đọc sách cho con mỗi ngày là rất quan trọng. Đưa con đi nhiều nơi, chơi cùng thiên nhiên, trải nghiệm cuộc sống ở những nơi khác nhau, để mở rộng cảm quan bằng 5 giác quan cơ bản: Thính giác, vị giác, xúc giác, thị giác và khứu giác.

Mẹ Việt chia sẻ cách dạy 3 con theo phương pháp giáo dục sớm từ amp;#34;cảm xúcamp;#34; dưới góc nhìn của người làm giáo dục Nhật Bản - 5

Các con được tạo cơ hội để vui chơi, trải nghiệm nhiều môi trường khác nhau (Ảnh: Facebook Hà My)

Với quan điểm của nhiều phụ huynh, trẻ dưới một tuổi thường bị hạn chế tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Đa phần người lớn nghĩ rằng, vì cơ thể trẻ còn non nớt và dễ nhiễm khuẩn. 

Nhưng các con của chị Hà My minh chứng cho những điều ngược lại. Cho con tiếp xúc với các môi trường khác nhau để con có nhiều trải nghiệm trong việc phát triển các cảm xúc. Và làm tăng sức đề kháng tự nhiên của con, cho con sức khỏe vững vàng. Chị Hà My chia sẻ kinh nghiệm về góc độ giáo dục sớm cho các con.

Mẹ Việt chia sẻ cách dạy 3 con theo phương pháp giáo dục sớm từ amp;#34;cảm xúcamp;#34; dưới góc nhìn của người làm giáo dục Nhật Bản - 6

Các góc độ tiếp cận giáo dục sớm cho trẻ

Giáo dục sớm bằng hội hoạ - Giấy và bút

Cho con vẽ từ sớm cũng là cách để con rèn luyện não phải và phát triển trí thông minh không gian - một trong những trí thông minh giúp trẻ sáng tạo. Trong phương pháp của chị Hà My, chị không dạy vẽ, mà các con được giới thiệu giấy, bút và tự vẽ bằng trí tưởng tượng và khả năng của mình. Dĩ nhiên, chị cũng không có ý định cho con học vẽ, bởi điều chị ưu tiên là phát triển tư duy tưởng tượng của con hơn là đánh giá chất lượng của bức vẽ.

Mẹ Việt chia sẻ cách dạy 3 con theo phương pháp giáo dục sớm từ amp;#34;cảm xúcamp;#34; dưới góc nhìn của người làm giáo dục Nhật Bản - 7

Mẹ Việt chia sẻ cách dạy 3 con theo phương pháp giáo dục sớm từ amp;#34;cảm xúcamp;#34; dưới góc nhìn của người làm giáo dục Nhật Bản - 8

Các bé được tự do tưởng tượng và sáng tạo những gì mà bản thân thích. (Ảnh: Facebook Hà My)

Giấy vẽ và bút luôn là thứ có trong túi của chị Hà My khi đi ra ngoài, là vật cứu tinh để bọn trẻ có thể im lặng, hoặc là chủ đề để cả nhà giao tiếp với con thông qua bức vẽ.

Thường chị sẽ chọn các loại giấy có độ sần để tăng cảm giác khi con vẽ. Như đã nói rất nhiều lần, giáo dục từ 0-6 tuổi ưu tiên đến cảm xúc. Vì vậy loại giấy có độ sần sẽ kích thích cảm giác của trẻ, đồng thời có chất liệu thẩm màu tốt hơn.

Bắt nguồn từ tình yêu vẽ vời, các con cũng tự mình viết các nét chữ đầu tiên mà không qua bất kỳ bài giảng nào. Vì theo chị Hà My, cách dạy tốt nhất chính là cách dạy đi từ tình yêu.

Giáo dục sớm bằng cách trao quyền tự do - Giúp trẻ tự lập trong suy nghĩ

Thứ nhất, tạo môi trường để con được tự do 

Thiết kế ngôi nhà để trẻ chơi tự do - tự chủ trong việc chơi và thực hiện các hoạt động cá nhân. Hạn chế các vật dụng nguy hiểm trong nhà để không phải cấm đoán con. Quy tắc của chị là nếu không muốn con chạm vào thứ gì, thay vì nói “KHÔNG” thì hãy để khuất tầm mắt của trẻ.

Mẹ Việt chia sẻ cách dạy 3 con theo phương pháp giáo dục sớm từ amp;#34;cảm xúcamp;#34; dưới góc nhìn của người làm giáo dục Nhật Bản - 9

Mẹ Việt chia sẻ cách dạy 3 con theo phương pháp giáo dục sớm từ amp;#34;cảm xúcamp;#34; dưới góc nhìn của người làm giáo dục Nhật Bản - 10

Các con được tạo không gian vui chơi tại nhà. (Ảnh: Facebook Hà My)

Thứ hai, trao quyền

Trẻ con thường thích được chơi với nước, bắt chước bố mẹ làm bếp. Chị Hà My sẽ cung cấp vật dụng cần thiết để trẻ tham gia cùng ba mẹ trong các hoạt động làm bếp. Dao kéo là một ví dụ điển hình.

Chuẩn bị dao kéo chuyên dụng cho trẻ nhỏ để trẻ tham gia vào các hoạt động nấu nướng. Vừa giúp trẻ tăng thêm sự trách nhiệm, cảm thấy mình có ý nghĩa cho gia đình. Và cũng là cách trẻ tập luyện sự tập trung. Việc cho trẻ đóng góp để tạo ra bữa ăn còn giúp con có niềm vui trong việc ăn uống, nhất là các loại rau xanh.

Chị Hà My chia sẻ, khi cô con gái 2 tuổi bắt đầu triệu chứng ghét ăn rau, nhưng lúc này chị sẽ không ép con. Ngược lại, chị chỉ để con chọn lựa loại rau mình sẽ nấu cho bữa tối và để bé cùng thực hiện quy trình nấu nướng với mẹ. Và kết quả là cô bé đã có thể ăn một chén canh có rau.

Mẹ Việt chia sẻ cách dạy 3 con theo phương pháp giáo dục sớm từ amp;#34;cảm xúcamp;#34; dưới góc nhìn của người làm giáo dục Nhật Bản - 11

Mẹ Việt chia sẻ cách dạy 3 con theo phương pháp giáo dục sớm từ amp;#34;cảm xúcamp;#34; dưới góc nhìn của người làm giáo dục Nhật Bản - 12

Con được quyền lựa chọn tham gia các hoạt động vui chơi mà con có hứng thú. (Ảnh: Facebook Hà My)

Thứ ba, để con tự giác

Sự thật là, chúng ta không thể mong đợi một đứa trẻ 4 tuổi tự giác làm mọi việc. Một số tình huống thường gặp trong quá trình nuôi dạy con của chị như mẹ bảo con dọn đồ chơi, nhưng con vừa dọn, vừa chơi và thậm chí không thể nào dọn xong phần của mình. Hoặc khi mẹ yêu cầu con thay quần áo, nhưng con lại va phải cuốn sách và ngồi mải mê đọc sách mà quên mất lời dặn của mẹ…

Có rất nhiều tình huống tương tự như vậy, và là nguồn cơn cho sự giận dữ của hầu hết ông bố bà mẹ lúc đó. Bí quyết của chị Hà My đối với hành vi này của con là trước khi lớn tiếng nhắc nhở, chị sẽ đến bên cạnh con xem con đang làm gì và nói với con: “Chà, cái này chắc là thú vị lắm nên làm con chú ý mà quên cả lời của mẹ rồi. Con có nhớ là mình phải làm gì không? Con cần mấy phút để làm việc đó?” (Gợi nhắc và trao quyền)

Mẹ Việt chia sẻ cách dạy 3 con theo phương pháp giáo dục sớm từ amp;#34;cảm xúcamp;#34; dưới góc nhìn của người làm giáo dục Nhật Bản - 13

Mẹ Việt chia sẻ cách dạy 3 con theo phương pháp giáo dục sớm từ amp;#34;cảm xúcamp;#34; dưới góc nhìn của người làm giáo dục Nhật Bản - 14

Chị Hà My luôn dạy con phải có tính tự giác trong bất kỳ hoạt động vui chơi hay sinh hoạt hàng ngày. (Ảnh: Facebook Hà My)

Tiếp đến chị sẽ ghi ra những việc con cần thực hiện bằng cách đánh số thứ tự. Sau đó cho con xem bản danh sách các việc của mình. Khi con làm xong một việc, cho con đánh dấu vào phần việc đó. Lập sẵn một bản viết bằng bút có thể tẩy xóa để con sử dụng hàng ngày.

Công cụ này đã giúp ích cho chị Hà My rất nhiều. Chị tâm sự, có lần cậu con trai (lúc 4 tuổi) sau khi tự mình thực hiện xong tất cả các công việc, thì bé lấy giấy vẽ minh hoạ lại các hoạt động bé đã tự làm mà không cần mẹ nhắc. Bức vẽ đó thực sự rất dễ thương và thể hiện trí tưởng tượng của con, khi vẽ hình chiếc máy giặt hoặc bộ quần áo vô cùng ngộ nghĩnh.

Một mẹo nữa để con tự giác là tạo ra những ngày thử thách cho cả gia đình. Ví dụ như thử thách tự giác, thử thách một ngày không xem tivi, hoặc thử thách dậy sớm… Các thử thách này không phải để thi đua cạnh tranh giữa các thành viên mà để khuyến khích các thành viên cùng thực hiện một hoạt động nào đó. 

Tóm lại, giáo dục sớm không phải là những gì to tát mà hầu hết mọi người thường nghĩ đến. Giáo dục sớm - early childhood education chính là cách mà bạn tương tác với con, cách mà trẻ được cư xử hàng ngày, cách mà bạn nuôi dưỡng cảm xúc, hay dạy con các kỹ năng từ chính ngôi nhà của mình trong những năm đầu đời.

Với chị Hà My, đích đến của giáo dục sớm không phải để con trở thành thần Đồng như Đỗ Nhật Nam hay Albert Einstein. Giáo dục sớm để con hoàn thiện nhân cách, cho con tình yêu vững vàng, mạnh mẽ để có thể hạnh phúc trong tương lai dù là ai đi chăng nữa.

Nếu ai đó hỏi rằng, “rồi con chị sẽ trở thành ai?” thì chị sẽ trả lời: “để trở thành chính người con muốn được trở thành”. Chị Hà My không muốn định hướng con trở thành một phiên bản hoàn hảo nào đó. Con có thể là bất cứ ai, miễn là con cảm thấy mình có ý nghĩa, muốn được đóng góp và có nơi nào đó thuộc về. Nơi đó có thể là ba mẹ, hoặc một ai đó xa lạ mà con tìm thấy trong tương lai.

Cô bé 9 tuổi bị mẹ dán băng dính vào miệng khi ngủ, tưởng là hại con nhưng bác sĩ bảo: Làm rất tốt
Trên thực tế, có nhiều trường hợp trẻ có thói quen há miệng khi ngủ. Hành vi này đã khiến các mẹ lo lắng và lựa chọn biện pháp dán băng dính vào miệng trẻ.

Trẻ tiểu học

Theo Kiều Trang Nguồn: Hà My
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Phương pháp giáo dục sớm