Bố mẹ nên chú ý chế độ ăn uống vào của con ngày Tết, tránh tình trạng rẻ đầy hơi, chướng bụng.
Tình trạng trẻ chướng bụng đầy hơi rất thường gặp ở trẻ nhỏ, do hệ tiêu hóa của trẻ chưa đạt đến độ phát triển hoàn thiện.
Đặc biệt Tết là thời điểm trẻ thỏa thích ăn nhiều món ăn khác nhau, vì vậy bố mẹ nên chú ý chế độ ăn uống vào của con ngày Tết, tránh tình trạng rẻ đầy hơi, chướng bụng, tốt nhất nên hạn chế 4 loại thực phẩm sau đây.
Những loại thực phẩm dễ khiến trẻ chướng bụng, đầy hơi
Lạp xưởng
Ngày Tết chế độ ăn cho trẻ thường bị thay đổi, nhiều trẻ không được ăn đúng bữa, trong khi đó trẻ lớn ít bị kiểm soát chế độ ăn như ngày thường nên có thể ăn quá nhiều. Vì vậy, một số thực phẩm trẻ ăn nhiều dễ gây rối loạn tiêu hóa.
Trong đó, lạp xưởng là món phổ biến vào dịp tết, món ăn này thường được chế biến từ thịt heo hoặc tôm và khá hấp dẫn. Loại thực phẩm này chứa nhiều chất phụ gia, dầu mỡ. Nếu cho trẻ ăn nhiều trẻ rất dễ bị đau bụng, khó tiêu, táo bón.
Thêm vào đó, lạp xưởng chứa nhiều cholesterol và axit béo no, không tốt cho tim mạch và các bệnh liên quan đến chuyển hóa máu lipit nói chung.
Bánh chưng, bánh tét
Bánh chưng (miền bắc), bánh tét (miền nam) là món ăn truyền thống được làm từ thịt mỡ, đậu xanh, gạo nếp thể hiện sự sung túc, ấm no. Vì vậy hầu hết nhà nào cũng có vài ba chiếc để thờ cúng tổ tiên.
Loại bánh này cũng khá dễ ăn và không kén người ăn, tuy nhiên vì làm từ gạo nếp nên nếu ăn quá nhiều không chỉ có trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn cũng dễ gặp phải một số vấn đề về tiêu hóa.
Loại bánh này cũng khá dễ ăn và không kén người ăn, tuy nhiên trẻ nhỏ ăn nhiều dễ gặp phải một số vấn đề về tiêu hóa.
Dưa muối
Dưa muối hay củ kiệu là món ăn truyền thống vào dịp Tết món ăn này khá dễ ăn, kích thích vị giác. Nếu ăn vừa phải thì có thể giúp trẻ tiêu hóa tốt.
Tuy nhiên, ngược lại, món ăn này nếu để trẻ ăn quá nhiều sẽ có nguy cơ tăng ung thư dạ dày do chứa chất nitrosamin.
Chưa kể, nếu để dưa muối nổi váng vàng hoặc mốc khi ăn có thể gây ngộ độc rất nguy hiểm. Do đó, tốt nhất mẹ chỉ cho trẻ ăn với số lượng ít để kích thích vị giác của con thôi và cần đảm bảo dưa muối chín vừa ăn, không bị hỏng.
Chất ngọt nhân tạo
Vào ngày Tết, trẻ có cơ hội được ăn nhiều bánh kẹo, nước ngoạt hơn, trong đó một số loại được chế biến bằng chất ngọt nhân tạo.
Theo đó, chất ngọt nhân tạo trong kẹo cao su chứa rất nhiều sorbitol có thể gây tiêu chảy và chuột rút, nếu trẻ ăn quá 50grsorbitol có thể khiến hệ tiêu hóa gặp rắc rối.
Riêng kẹo ngọt, nước ngọt thì chứa nhiều functose sẽ gây khó khăn cho hệ tiêu hóa, dẫn tới đầy bụng, tiêu chảy.
Nước ngọt có chứa nhiều functose sẽ gây khó khăn cho hệ tiêu hóa, dẫn tới đầy bụng, tiêu chảy.
3 mẹo trị chướng bụng đầy hơi, khó tiêu cho trẻ
Massage bụng
Massage không chỉ làm giảm chứng chướng bụng đầy hơi hiệu quả ở trẻ mà còn giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và thoải mái, giảm lượng hơi thừa trong dạ dày trẻ hiệu quả và kích thích bé ăn ngon miệng hơn.
Mẹo này có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh nên các mẹ hoàn toàn yên tâm vềmức độ an toàn và hiệu quả đem lại.
Massage không chỉ làm giảm chứng chướng bụng đầy hơi hiệu quả ở trẻ mà còn giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và thoải mái.
Chườm nóng
Chườm nóng được xem là phương pháp hữu hiệu giúp xoa dịu cơn khó chịu ở bụng. Trước tiên mẹ cần lấy 2 chiếc khăn tay nhúng vào nước nóng để làm ấm chúng.
Sau đó vắt khô đến khi thấy độ nóng phù hợp để không làm bỏng da bé thì đặt 1 khăn đã gấp gọn lên bụng còn khăn kia quấn quanh cố định bụng. Nhờ có hơi nóng và sức nặng của khăn nên hơi trong bụng trẻ có thể bị đẩy ra ngoài.
Cung cấp một số chế phẩm sinh học
Chuyên gia cho biết, các loại men vi sinh như lactobacillus reuteri đã cho thấy khả năng giảm khí bằng cách thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn tốt.
Đối với trẻ vẫn còn uống sữa, mẹ có thể dùng sữa công thức ít đường sữa hoặc protein thủy phân cho con, nhưng hãy làm điều đó sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những cách chữa chướng bụng đầy hơi ở trẻ được chia sẻ trên đây rất dễ thực hiện và đem lại hiệu quả khá tốt.
Tuy nhiên, khi đã thực hiện mà trẻ vẫn không thuyên giảm thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để biết được tình trạng, tìm ra nguyên nhân để chữa trị cho trẻ. Bố mẹ không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc khi chưa biết chính xác tình trạng cụ thể của con.
Bố mẹ không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc khi chưa biết chính xác tình trạng cụ thể của con.