Bé gái 5 tuổi thường đổ mồ hôi tay, tim đập nhanh và rất dễ khóc, chuyên gia cảnh báo bố mẹ đừng chủ quan

Kiều Trang - Ngày 18/07/2023 16:36 PM (GMT+7)

Chuyên gia Tâm lý Quang Thị Mộng Chi mách bố mẹ cách giúp con vượt qua tâm lý sợ đám đông, ngày càng tự tin, phát triển toàn diện.

Sợ đám đông là một phản ứng tự nhiên và thông thường của nhiều trẻ em, đặc biệt là ở độ tuổi mẫu giáo và tiểu học. Đây là một phản ứng bình thường trong sự phát triển của trẻ, bố mẹ không cần phải lo lắng quá nhiều. Tuy nhiên, nếu chứng sợ đám đông ở mức độ nặng, thì bố mẹ tuyệt đối không nên chủ quan vì điều này có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ tâm lý, cũng như cuộc sống hàng ngày của trẻ.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra chứng sợ đám đông ở trẻ nhỏ. Một số trẻ sợ đám đông do cảm thấy áp lực, hoặc mất kiểm soát trong một môi trường đông người. Những trẻ khác có thể sợ đám đông do cảm thấy lạc lõng hoặc không an toàn trong một môi trường lạ, không quen thuộc. Ngoài ra, việc tâm lý bị ám ảnh, tổn thương khiến trẻ luôn trong trạng thái lo lắng, sợ hãi cũng là nguyên nhân phổ biến khiến cho trẻ không giữ được bình tĩnh khi xuất hiện ở nơi đông người...

Một nghiên cứu tâm lý gần đây về chứng sợ đám đông ở trẻ em là nghiên cứu của Hannah L. Schreier và các đồng nghiệp (2019), được công bố trong tạp chí Journal of Abnormal Child Psychology. Nghiên cứu này tập trung vào việc xác định mối quan hệ giữa sự sợ hãi trước đám đông và các vấn đề tâm lý khác ở trẻ em.

Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã đánh giá sự sợ hãi trước đám đông của hơn 1000 trẻ em, trong độ tuổi từ 3 đến 12 tuổi, bằng cách yêu cầu bố mẹ hoặc người chăm sóc trả lời một bảng câu hỏi đánh giá hành vi và cảm xúc của trẻ trong các tình huống đông người.

Kết quả cho thấy rằng, sự sợ hãi trước đám đông ở trẻ em có mối liên hệ mật thiết với các vấn đề tâm lý khác như lo lắng, sự tự ti, khó chịu, khó ngủ, và các vấn đề hành vi như sự trì hoãn và sự khó kiểm soát cảm xúc.

Trẻ sợ đám đông thường ở trong trạng thái lo lắng, sợ hãi và rất rụt rè (Ảnh minh hoạ Internet).

Trẻ sợ đám đông thường ở trong trạng thái lo lắng, sợ hãi và rất rụt rè (Ảnh minh hoạ Internet).

Từ đó có thể thấy rằng, việc bố mẹ tìm ra được gốc rễ hình thành nên "bệnh" sợ đám đông của trẻ là vô cùng quan trọng. Bởi điều này sẽ quyết định đến lộ trình chữa trị của trẻ, nếu "kê đơn thuốc" đúng "bệnh" thì "bệnh" sẽ được chữa khỏi một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Ngược lại, sẽ rất khó để bố mẹ có thể khiến trẻ trở nên tự tin, mạnh mẽ sống đúng với chính mình và bộc lộ tối đa tiềm năng vốn có, nếu như trẻ vẫn không thể đối mặt với xã hội xung quanh mà chỉ sống khép mình trong lớp vỏ bọc của bản thân.

Vì để những đứa trẻ được trưởng thành một cách lành mạnh và toàn diện nhất, thạc sĩ Tâm lý Quang Thị Mộng Chi đã có những chia sẻ bổ ích dành cho những bậc làm cha mẹ, đặc biệt là các gia đình có con cái mắc chứng tâm lý sợ đám đông. Nếu có thể hiểu hơn về chứng bệnh này, đồng thời biết đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp thì bố mẹ sẽ có thể giúp con phát triển tối đa trong môi trường phù hợp nhất.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXHamp;NV ĐHQG - TPHCM.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG - TPHCM.

Bé gái 5 tuổi thường đổ mồ hôi tay, tim đập nhanh và rất dễ khóc, chuyên gia cảnh báo bố mẹ đừng chủ quan - 4

Nguyên nhân do đâu mà trẻ mắc hội chứng tâm lý sợ đám đông? Trẻ ở độ tuổi nào thì dễ mắc hội chứng này?

Hội chứng sợ đám đông là một dạng của rối loạn lo âu, biểu hiện bằng việc lo lắng, sợ hãi khi ở chỗ đông người (nơi công cộng như đường phố, cửa hàng, rạp chiếu phim, hay khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng,…).

Nguyên nhân dẫn đến chứng sợ đám đông có thể là từ yếu tố di truyền, tính cách của cá nhân hoặc do môi trường gây ra, có thể đi kèm cùng những rối loạn lo âu, hoảng sợ khác. Do đó, tuỳ thuộc vào cá nhân mà tuổi khởi phát có thể khác nhau.

Tuy nhiên, có một số trẻ em tính khí nhút nhát, ít giao tiếp với người bên ngoài gia đình hoặc có những trải nghiệm không tốt trong việc nuôi dạy của bố mẹ, nên hình thành gắn bó không an toàn dẫn đến lo âu, hay trẻ từng trải qua biến cố gây tổn thương tâm lý cũng dẫn đến việc trẻ có cảm giác thiếu an toàn, dẫn đến lo lắng, sợ hãi khi ở chỗ đông người.

Bé gái 5 tuổi thường đổ mồ hôi tay, tim đập nhanh và rất dễ khóc, chuyên gia cảnh báo bố mẹ đừng chủ quan - 5

Chuyên gia có thể chia sẻ một trường hợp đã từng gặp về đứa trẻ mắc hội chứng sợ đám đông? Những biểu hiện nào cho thấy trẻ đang mắc hội chứng này?

Trường hợp của một bé gái 5 tuổi bị lạc bố mẹ trong một dịp đi chơi ở hội hoa xuân. Bé đã sợ hãi và khóc rất nhiều khi phát hiện bố mẹ không ở bên cạnh mình, sau khi bé mải chạy theo 1 "chú" bươm bướm. Sau đó, nhờ sự hỗ trợ của những người lớn khác mà bé đã tìm lại được bố mẹ khi họ cũng đang hoảng hốt đi tìm con.

Đêm hôm đó về, bé vẫn còn sợ và nằm mơ khóc thét lên giữa đêm. Từ đó về sau bé thường từ chối lời đề nghị ra ngoài chơi của bố mẹ. Nếu bất đắc dĩ phải ra ngoài, thì bé thường đeo bám cứng ngắc với bố hoặc mẹ mà không chịu rời nửa bước. Bé không chơi với các bạn khi xuống sân chơi như trước, luôn níu tay bố mẹ để chắc chắn không bị lạc. Mỗi khi đi tàu/xe bé lại thể hiện sự lo âu qua việc đổ mồ hôi tay, tim đập nhanh và rất dễ khóc.

Như vậy, có thể thấy, trẻ mắc hội chứng sợ đám đông có thể có những biểu hiện liên quan đến thể lý như tim đập nhanh, chóng mặt, đổ mồ hôi tay chân, khó thở, rùng mình, có những cơn hoảng loạn,… và những biểu hiện về cảm xúc, nhận thức cũng như hành vi như: tránh né đến chỗ đông người, sợ tiếp xúc người lạ, hay bám víu vào bố mẹ khi phải ra ngoài, có những lo sợ thái quá trong những tình huống bình thường hàng ngày,…

Bé gái 5 tuổi thường đổ mồ hôi tay, tim đập nhanh và rất dễ khóc, chuyên gia cảnh báo bố mẹ đừng chủ quan - 6

Trẻ có tâm lý sợ đám đông sẽ ảnh hưởng, và làm cản trở như thế nào đến sự phát triển toàn diện?

Trẻ mắc chứng sợ đám đông sẽ có ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống của trẻ, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng sẽ tuỳ thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của rối loạn và sự hỗ trợ dành cho trẻ là sớm hay muộn, nhiều hay ít.

Các bậc phụ huynh có thể hình dung, một đứa trẻ đang đến tuổi khám phá thế giới và thiết lập các mối quan hệ bên ngoài gia đình mà khép mình với người lạ, ngại ra ngoài, bám dính bố mẹ quá mức thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như thế nào?

Trẻ khó học những cách thức giao tiếp, hạn chế hình thành kỹ năng xã hội, cô đơn, đồng thời có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý khác như lo sợ, hoảng loạn, căng thẳng, trầm cảm,…

Bé gái 5 tuổi thường đổ mồ hôi tay, tim đập nhanh và rất dễ khóc, chuyên gia cảnh báo bố mẹ đừng chủ quan - 7

Chuyên gia có lời khuyên, gợi ý phương pháp nào cho bố mẹ để có thể giúp trẻ cải thiện tốt hơn hội chứng tâm lý sợ đám đông?

Bố mẹ dành nhiều thời gian, sự quan tâm cho trẻ để trẻ cảm nhận được sự an toàn, sẽ là cách hiệu quả để giúp trẻ vượt qua chứng sợ đám đông tốt hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ có những biểu hiện của chứng sợ đám đông thì nên đưa trẻ đi trị liệu tâm lý càng sớm sẽ càng tốt hơn cho trẻ.

Đồng thời, kết hợp với việc tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội được tiếp xúc một cách từ từ, an toàn với các nhóm khác ngoài gia đình (bắt đầu từ 1 vài người) để trẻ quen dần và sau đó tăng dần mức tiếp xúc. Luôn giúp trẻ khẳng định sự an toàn khi ở trong những bối cảnh ấy.

Thay thế niềm tin và suy nghĩ về sự đáng sợ khi ở chỗ đông người, bằng những bằng chứng thực tế để trẻ xoá bỏ những niềm tin và nhận thức phi lý của mình.

Thạc sĩ tâm lý: Có 3 khác biệt lớn giữa đứa trẻ sống trong gia đình hạnh phúc và gia đình bố mẹ ly hôn
Có 3 điểm khác nhau rõ ràng giữa đứa trẻ trưởng thành trong gia đình hạnh phúc và đứa trẻ trưởng thành trong gia đình tan vỡ.

Phương pháp giáo dục sớm

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con cùng chuyên gia