"Trẻ con thì biết gì đâu" là cách dạy con sai lầm nhiều bố mẹ Việt mắc phải, không sửa ngay tương lai trẻ khó thành công

Kiều Trang - Ngày 16/05/2023 11:33 AM (GMT+7)

Theo chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng Chi, bố mẹ không nên bao biện "trẻ nhỏ thì biết gì đâu" khi con cái phạm lỗi, bởi vì điều này chắc chắn sẽ dạy hư trẻ.

Trẻ nhỏ mới sinh ra thực chất như một "tờ giấy trắng", ngoan ngoãn trong vòng tay chăm sóc của bố mẹ, ngoại trừ những hoạt động ăn, uống, ngủ và chơi thì trẻ chưa đủ năng lực để có thể làm bất kỳ điều gì khác. Tuy nhiên theo thời gian thì mỗi đứa trẻ sẽ ngày càng lớn dần lên, nhận thức và tính cách của trẻ cũng sẽ dần hoàn thiện và được định hình rõ ràng hơn.

Dĩ nhiên không có bố mẹ nào là không thương con, nhưng cách thương của bố mẹ nên tuỳ vào từng độ tuổi để áp dụng và không ngừng thay đổi để phù hợp đối với trẻ. Bố mẹ không thể thương con một cách mù quáng, thậm chí "đổi trắng thay đen" hiện thực để bao biện, bảo bọc cho những lỗi lầm của trẻ trong suốt quá trình trưởng thành.

Chẳng hạn như câu chuyện của cậu bé 7 tuổi mới được chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc gần đây, không rõ nguyên nhân gì đã khiến cậu có hành động đổ thẳng nước lẩu lên người cô gái 20 tuổi ngồi cạnh khi đang ăn lẩu trong một quán ăn. Cô gái sau đó đã rất tức giận, nhưng vẫn cố gắng bình tĩnh để nói chuyện một cách nhẹ nhàng và thẳng thắn về hành vi sai trái của cậu bé, đồng thời bắt cậu xin lỗi. 

Tuy nhiên cậu bé với gương mặt đầy thách thức, vẫn tỏ thái độ lỳ lợm và cứng đầu, nhất quyết không xin lỗi cô gái. Điều bất ngờ là, bà mẹ của cậu bé có mặt ngay tại lúc đó dù biết hành động sai trái, bất lịch sự của con trai, nhưng vẫn không chỉnh đốn lại con mình, mà quay sang trách ngược lại cô gái với giọng điệu: "Đứa trẻ còn nhỏ, nó có biết gì đâu, chỉ là đùa thôi mà". Cách phản ứng này của người mẹ đã khiến những người chứng kiến sự việc không khỏi ngơ ngác và bất bình. 

Trong cuộc sống hiện nay, những tình huống như vậy thực tế không hiếm gặp. Điều đáng buồn là vẫn còn nhiều bậc bố mẹ mù quáng bao biện cho con, lấy “tuổi còn nhỏ” làm cái cớ. Ở góc độ của bố mẹ, những từ "còn nhỏ" hay "vẫn còn là một đứa trẻ" có thể giải thích hành vi sai trái của trẻ một cách dễ dàng.

Bố mẹ nên dạy trẻ biết xin lỗi khi làm sai, đừng cưng chiều con quá mức (Ảnh minh hoạ Internet).

Bố mẹ nên dạy trẻ biết xin lỗi khi làm sai, đừng cưng chiều con quá mức (Ảnh minh hoạ Internet).

Phản ứng này của bố mẹ có thể do một số nguyên nhân, bao gồm áp lực về công việc và cuộc sống, mong muốn bảo vệ con khỏi sự cứng rắn và áp lực của xã hội, hoặc thiếu hiểu biết về cách giáo dục và định hướng cho con. Tuy nhiên, cách giáo dục này không chỉ không giúp con học hỏi từ sai lầm, mà còn làm giảm khả năng phát triển của con trong tương lai.

Theo chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng Chi, nếu bố mẹ không giáo dục con cái về trách nhiệm và hành động của mình, con sẽ không biết cách phân biệt đúng và sai, cũng như không có khả năng chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Điều này có thể dẫn đến việc con trở thành người thiếu văn hoá, và không có năng lực giải quyết vấn đề sau khi lớn.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXHamp;NV ĐHQG - TPHCM.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG - TPHCM.

amp;#34;Trẻ con thì biết gì đâuamp;#34; là cách dạy con sai lầm nhiều bố mẹ Việt mắc phải, không sửa ngay tương lai trẻ khó thành công - 4

Câu nói "trẻ con thì biết gì đâu" là câu nói khá quen thuộc của nhiều bậc bố mẹ ngày nay trong quá trình nuôi dạy con cái. Thưa chuyên gia, xuất phát từ tâm lý như thế nào mà bố mẹ sử dụng câu nói này?

Từ xưa, các bậc ông bà cha mẹ thường coi trẻ con là tờ giấy trắng, còn non nớt và không có hiểu biết hay suy nghĩ thực tế, từ đó, dễ dàng chấp nhận việc trẻ thể hiện chưa theo quy tắc chuẩn mực xã hội.

Đặc biệt chúng ta thường bắt gặp tư tưởng này trong những tình huống mà trẻ có thể làm phiền người khác, làm hư hỏng đồ, xâm phạm sự riêng tư của người khác, thì bố mẹ cũng hay bênh con bằng cách nói “trẻ con thì biết gì đâu” và mong người khác thông cảm.

Những bậc cha mẹ có suy nghĩ này thường là người nuông chiều con, và chưa có tìm hiểu hoặc thiếu kiến thức về sự phát triển tâm lý của trẻ, nên luôn muốn đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ, bênh vực trẻ trong mọi tình huống.

amp;#34;Trẻ con thì biết gì đâuamp;#34; là cách dạy con sai lầm nhiều bố mẹ Việt mắc phải, không sửa ngay tương lai trẻ khó thành công - 5

Ảnh hưởng từ câu nói "trẻ con thì biết gì đâu" đối với lối sống và quá trình hình thành nhân cách của trẻ nhỏ, cũng như tác động của câu nói đến những người xung quanh?

Trẻ con khi được bênh theo kiểu “trẻ con thì biết gì đâu”, sẽ khiến trẻ ngầm hiểu rằng là trẻ con thì được quyền làm theo ý mình mà không cần phải chịu trách nhiệm về những chuyện mình gây ra. Điều đó khiến trẻ không học được những quy tắc ứng xử phù hợp với nền văn hoá - xã hội mà trẻ sống trong đó, dẫn đến việc khó thích nghi với hoàn cảnh và thiếu kinh nghiệm sống.

Nhưng khi lớn dần, trẻ cần phải học cách tương tác với mọi người xung quanh một cách hoà hợp. Một đứa trẻ không biết phép tắc lịch sự và không biết chịu trách nhiệm với những hành vi của mình thì rất khó làm được điều đó.

Đồng thời, khi trẻ thiếu hiểu biết, chỉ hành động theo ý thích mà không để ý đến cảm nhận của người khác sẽ khiến mọi người không thoải mái, tỏ ra không yêu mến trẻ, thậm chí sẽ trừng phạt trẻ vì những hậu quả có thể xảy ra vì sự vô tư, nghịch ngợm theo cách không biết gì của trẻ.

Điều này sẽ khiến trẻ bị tổn thương. Nếu như bố mẹ khi con còn nhỏ không hướng dẫn, giáo dục con thì lớn lên sẽ không thể dạy được, vô tình đẩy trẻ thành đứa trẻ hư, chỉ biết mỗi bản thân mình và người phải đi giải quyết hậu quả thường là bố mẹ.

amp;#34;Trẻ con thì biết gì đâuamp;#34; là cách dạy con sai lầm nhiều bố mẹ Việt mắc phải, không sửa ngay tương lai trẻ khó thành công - 6

Chuyên gia đã gặp trường hợp nào bố mẹ nguỵ biện câu nói này để bao che cho lỗi lầm của trẻ? Và tại thời điểm đó, biểu hiện tâm lý của trẻ sẽ như thế nào đối với cách giải quyết của bố mẹ? Thay vì bao che cho lỗi lầm của con thì bố mẹ nên phản ứng như thế nào là phù hợp?

Tôi đã từng gặp nhiều trường hợp, bố mẹ khi nhỏ thì nuông chiều con theo kiểu "trẻ con thì biết gì", không hướng dẫn con những quy tắc ứng xử phù hợp, và sau đó đã phải nhận lại những kết quả không như mong muốn. Một trong số đó là trường hợp của bé trai năm nay học lớp 2.

Từ nhỏ bé muốn gì được nấy, thích gì là phải đáp ứng cho bằng được, được cả nhà cưng chiều vì là cháu đích tôn. Thậm chí trẻ thường xuyên vỗ/ cấu vào mặt/ đánh người khác khi không vừa ý, trong đó có cả bố mẹ, ông bà và các bạn khác. Trẻ thường xuyên sang nhà hàng xóm chơi, thích đồ chơi gì là giành bằng được, nếu bạn không cho mượn là lăn ra khóc lóc ăn vạ.

Bố mẹ trẻ thường năn nỉ con người ta cho con mình mượn đồ chơi, nhiều khi trả lại đồ đã hỏng và nói rằng "con nít thì biết gì đâu". Cách ứng xử này của bố mẹ khiến trẻ rất tự đắc về thành quả của mình và trở nên hống hách với các bạn hơn. Dần dần không ai muốn chơi với bé nữa. Bé quen cách hành xử tuỳ tiện muốn gì được nấy, nên dẫn đi đâu mọi người cũng lắc đầu ngao ngán. Tới lúc này thì bố mẹ trẻ mới bắt đầu than vãn và ngao ngán về đứa con bất trị của mình, nhưng không biết phải làm sao để thay đổi.

Thường thì trẻ sẽ hình thành nhân cách bắt đầu từ khoảng từ năm 2 đến 3 tuổi. Từ khi trẻ sinh ra và trưởng thành dần theo các mốc phát triển sẽ nhận ra cái tôi của mình, tách dần khỏi mẹ và gia đình để hướng tới thế giới rộng lớn bên ngoài. Trong suốt quá trình đó, trẻ sẽ học cách tương tác với mọi thứ theo một quy luật nào đó để học được cách phù hợp nhất, làm hành trang cho cuộc đời của mình.

Vậy nên, để trẻ có những hiểu biết và cách ứng xử phù hợp, phát triển thành một nhân cách đẹp, tích cực thì cha mẹ cần phải “dạy con từ thuở còn thơ”. Với mỗi độ tuổi thì cần có cách nói và mong đợi phù hợp với khả năng của trẻ để trẻ hiểu và làm theo. Nhưng nguyên tắc là trẻ có khả năng học và hiểu, chỉ cần phụ huynh nắm bắt được điều này và trao cơ hội cho con. 

amp;#34;Trẻ con thì biết gì đâuamp;#34; là cách dạy con sai lầm nhiều bố mẹ Việt mắc phải, không sửa ngay tương lai trẻ khó thành công - 7

Thưa chuyên gia, bố mẹ nên giáo dục trẻ như thế nào để đứa trẻ trở thành một đứa trẻ có trách nhiệm và biết cách "đối nhân xử thế"?

Đầu tiên thì trẻ có khả năng hiểu nếu được giải thích phù hợp, nên cha mẹ với mỗi trường hợp nên dạy trẻ cần làm gì và giải thích tại sao lại như thế. Thứ 2, trẻ học qua cách bắt chước rất nhanh nên cha mẹ cần làm gương cho con, chỉ ra những tấm gương về hành vi đẹp từ ai đó trong cuộc sống, trong phim, trong truyện,… để trẻ noi theo. Thứ 3, trẻ có thể thúc đẩy các hành vi tốt và loại bỏ các hành vi không tốt qua cơ chế khen thưởng và kỷ luật tích cực.

Cha mẹ nên cho trẻ quyền tự do được lựa chọn trong giới hạn phù hợp (bố mẹ sẽ giúp trẻ thiết lập giới hạn), sau đó để trẻ tự quyết định và chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Đồng thời bố mẹ cũng cần cứng rắn trong các quy tắc đã vạch ra dưới sự tham gia của con. Khi quy tắc rõ ràng, thưởng phạt phân minh và có gương tốt để noi theo thì hẳn trẻ sẽ biết lựa chọn cách nào để làm, vì trẻ nhỏ thường rất thông minh và nhạy cảm trong việc này.

Thi đạt điểm 10 nhưng mẹ không thực hiện lời hứa, hành vi của bé trai sau đó khiến chuyên gia xót xa: Mẹ thế sao dạy được con
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui chia sẻ với bố mẹ về vấn đề giáo dục con trở thành một đứa trẻ biết giữ lời hứa, trọng chữ tín.

Trẻ tiểu học

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ tiểu học