Trẻ ngủ sâu trong hai "khung giờ vàng" sẽ giúp cơ thể phát triển tốt hơn, cả về thể chất và tinh thần.
Trong quá trình lớn lên của trẻ sơ sinh, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ và thể chất. Đặc biệt về chiều cao và trí thông minh, giấc ngủ là yếu tố then chốt.
Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều bậc bố mẹ chưa thực sự nhận thức được tầm quan trọng của giấc ngủ, thậm chí còn dễ mắc phải một số hiểu lầm.
Trẻ ngủ càng lâu thì càng ngủ ngon?
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 0-3 tuổi là giai đoạn vàng trong quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ. Trong giai đoạn này, các chức năng cơ thể đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt là sự tăng sinh của tế bào não và phát triển trí thông minh. Điều kiện tiên quyết cho những phát triển này là trẻ phải được ngủ đủ giấc.
Các chuyên gia khuyến cáo, trẻ mầm non cần ngủ ít nhất 10 tiếng mỗi ngày, điều này rất cần thiết cho sự phát triển thể chất và tinh thần.
Tuy nhiên, không có nghĩa là trẻ nào cũng phải ngủ đủ 10 tiếng, hoặc càng lâu càng tốt. Trên thực tế, việc đo lường chất lượng giấc ngủ của trẻ chỉ dựa vào thời gian ngủ là không chính xác.
Ngoài thời lượng, thì chất lượng giấc ngủ là then chốt, và việc đảm bảo chất lượng “giai đoạn vàng” của giấc ngủ là đặc biệt quan trọng. Nếu bỏ qua khoảng thời gian vàng, dù trẻ có ngủ bao lâu thì tác động tích cực của giấc ngủ đến sự phát triển thể chất cũng sẽ giảm đi rất nhiều.
Ngủ sâu vào khung giờ vàng, giúp cơ thể trẻ tiết hormone tăng trưởng tốt hơn.
Đâu là “thời kỳ vàng” cho giấc ngủ của trẻ?
Khi trẻ lớn lên, cơ thể sẽ tiết ra hormone tăng trưởng nhiều hơn nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển. Hormon tăng trưởng không chỉ có thể thúc đẩy sự phát triển chiều cao, mà còn giúp tổng hợp protein trong cơ thể, từ đó thúc đẩy sự phát triển của xương, các cơ quan nội tạng và các cơ quan khác. Nói một cách đơn giản, hormone tăng trưởng được tiết ra càng nhiều thì trẻ sẽ tăng trưởng và phát triển càng tốt.
Vậy hormone tăng trưởng được tiết ra nhiều nhất trong khoảng thời gian nào? Nghiên cứu cho thấy khoảng "thời gian vàng" của giấc ngủ chủ yếu tập trung vào hai khung giờ.
Từ 9 giờ 30 tối đến 12 giờ đêm
Các nhà nghiên cứu nhận thấy trong khoảng thời gian từ 9 giờ 30 tối đến 12 giờ đêm, lượng hormone tăng tiết tiết ra trong cơ thể trẻ đạt đến đỉnh điểm trong suốt cả ngày. Vì vậy, các chuyên gia gọi giai đoạn này là "thời kỳ vàng" của giấc ngủ.
Bên cạnh thời lượng, chất lượng giấc ngủ nên được chú trọng.
Điều đáng chú ý là lượng hormone tăng trưởng tiết ra cao nhất chỉ xảy ra khi trẻ đi vào giấc ngủ sâu. Điều này có nghĩa là nếu trẻ không ngủ sâu trong giai đoạn này, việc tiết hormone tăng trưởng sẽ giảm đi rất nhiều, ảnh hưởng đến chiều cao và sự phát triển khác.
Từ 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng
Một giai đoạn tiết hormone tăng trưởng cao điểm khác xảy ra trong khoảng thời gian từ 5 giờ đến 7 giờ sáng. Trong giai đoạn này, hormone tăng trưởng của trẻ lại đạt đến đỉnh điểm, thúc đẩy hơn nữa sự phát triển thể chất.
Nếu trẻ ngủ sâu trong giai đoạn này, lượng hormone tăng trưởng trong cơ thể tiết ra có thể đạt gấp 6 lần mức thông thường. Vì vậy, việc đảm bảo cho trẻ đi vào giấc ngủ sâu trong hai "khung giờ vàng" sẽ có tác động tích cực đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Nếu tận dụng thời giản ngủ, kết hợp chế độ ăn, luyện tập phù hợp... có thể giúp trẻ tăng từ 8-10cm mỗi năm.
Những thói quen xấu nào đang phá hỏng giấc ngủ của trẻ?
Nhiều bậc bố mẹ có thể không nhận ra rằng một số thói quen hàng ngày của mình có thể vô tình làm tổn hại đến chất lượng giấc ngủ của con. Dưới đây là một số thói quen xấu phổ biến mà bố mẹ nên sửa càng sớm càng tốt.
Người lớn thức khuya
Nhiều bậc bố mẹ có thói quen thức khuya, thậm chí có khi đến tận đêm khuya mới ngủ được. Lịch trình như vậy không chỉ gây hại cho sức khỏe của chính mình mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
Thói quen ngủ của trẻ thường được hình thành dần dần cùng với thói quen của người lớn. Nếu bố mẹ thường xuyên thức khuya, con cũng có thể bị buộc phải thức khuya theo.
Nếu bố mẹ thức khuya, trẻ có thể học theo thói quen này.
Chơi với điện thoại di động trước khi đi ngủ
Chơi điện thoại di động trước khi đi ngủ là thói quen rất phổ biến trong cuộc sống hiện đại, nhưng cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.
Sự kích thích âm thanh và ánh sáng của điện thoại di động sẽ tác động các dây thần kinh não bộ, khiến trẻ khó ngủ hoặc khó đi vào giấc ngủ sâu, từ đó bỏ lỡ thời kỳ vàng tiết hormone tăng trưởng.
Cho trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày
Một số phụ huynh có thể bận rộn vào ban ngày và ít tương tác với con, khiến con ngủ quá nhiều trong ngày. Trong trường hợp này, trẻ có thể ngủ muộn hơn vào ban đêm hoặc thậm chí ngủ không yên.
Lịch trình “đảo ngược trắng đen” này sẽ làm gián đoạn đồng hồ sinh học, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Làm thế nào để giúp trẻ phát triển thói quen ngủ lành mạnh?
Để đảm bảo bé có giấc ngủ chất lượng trong "giai đoạn vàng", bố mẹ có thể bắt đầu từ những khía cạnh sau để giúp con hình thành thói quen ngủ lành mạnh.
Tạo môi trường ngủ thích hợp
Trong quá trình rèn luyện thói quen ngủ, bố mẹ nên chú ý tạo môi trường ngủ thoải mái cho con. Ví dụ, điều chỉnh nhiệt độ và ánh sáng trong phòng, tránh ánh sáng quá mức.
Ngoài ra, nhiều bậc phụ huynh có thói quen bật đèn ngủ dù thuận tiện cho việc thức dậy vào ban đêm, nhưng ánh sáng một số loại đèn ngủ có thể ức chế quá trình tiết melatonin trong não, từ đó ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học.
Tạo môi trường ngủ thích hợp.
Kiểm soát thời gian ngủ trưa trong ngày
Nếu trẻ ngủ trưa quá lâu vào ban ngày, nhịp ngủ vào ban đêm có thể bị chậm lại, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vào ban đêm. Các chuyên gia khuyên bố mẹ nên cố gắng giới hạn thời gian ngủ trưa xuống còn 1-2 giờ, và cố gắng tránh cho trẻ ngủ quá muộn trong ngày.
Bố mẹ làm gương bằng việc đi ngủ sớm và dậy sớm
Bố mẹ hãy làm gương và hình thành thói quen đi ngủ sớm, dậy sớm. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể dành chút thời gian đọc truyện trước khi đi ngủ.
Nhìn chung, giấc ngủ của trẻ rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Bố mẹ nên chú ý hơn đến việc rèn luyện thói quen tốt, đặc biệt là đảm bảo cho trẻ ngủ sâu trong "khung giờ vàng". Bằng cách này, trẻ có thể lớn lên khỏe mạnh cả thể chất và tinh thần.