Bố mẹ cần đặc biệt lưu ý 4 biểu hiện này khi bé ngủ, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bé ăn quá nhiều khiến dạ dày gặp vấn đề.
Sau khi có con, bố mẹ ngày nào cũng phải lo lắng về chuyện ăn uống của con, sợ con ăn không đủ no, ăn không ngon thì sẽ làm cản trở quá trình lớn lên của con. Việc chăm lo cho vấn đề ăn uống của con đã trở thành nhiệm vụ thường ngày.
Trong quan điểm ăn uống thì mỗi gia đình sẽ có nề nếp riêng, nhưng trên thực tế đối với một số ông bố bà mẹ thì thà ăn nhiều còn hơn ăn ít, họ cho rằng ăn nhiều thì đứa trẻ mới nạp đủ dinh dưỡng để chóng lớn.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, bác sĩ, việc cho trẻ ăn quá nhiều rất dễ dẫn đến tình trạng dạy dày bị quá tải và việc cho trẻ ăn quá nhiều có thể gây ra vô số tác hại cho trẻ, vì vậy bố mẹ đừng mắc phải sai lầm.
Dung tích dạ dày của trẻ vốn dĩ rất nhỏ, mỗi lần chỉ chứa được một lượng nhỏ thức ăn, nếu cho trẻ ăn quá nhiều sẽ khiến tỳ vị và dạ dày của trẻ bị tổn thương dẫn đến khó tiêu hoặc tiêu chảy.
Sau khi xảy ra vấn đề rất khó giải quyết, uống thuốc một hai lần cũng không khỏi, cần thời gian để hồi phục. Khi tỳ vị bị tổn thương thì về sau, chất lượng cơ thể sẽ tương đối kém, ăn uống không được ngon miệng, sẽ dẫn đến lượng thức ăn dung nạp vào không cung cấp đủ dinh dưỡng, từ đó sẽ khiến trẻ chậm phát triển thể chất.
Ngoài ra, trẻ ăn quá nhiều cũng rất dễ bị béo phì. Khi thức ăn nạp vào dạ dày nhưng dạ dày không thể tiêu hóa ngay được thì lượng mỡ trong cơ thể sẽ tăng lên và lâu dần sẽ dẫn đến bệnh béo phì. Nếu béo phì nặng sẽ gây dậy thì sớm, và biểu hiện dậy thì sớm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong tương lai.
Các bậc bố mẹ đừng cẩu thả, dù việc cho con ăn uống đầy đủ là đúng, nhưng không được cho con ăn quá no. Nếu đứa trẻ ăn quá nhiều sẽ có một số biểu hiện bất thường khi ngủ, bố mẹ hãy đặc biệt lưu ý 4 biểu hiện này.
Nằm sấp khi ngủ
Khi trẻ ăn quá no và khó tiêu sẽ xảy ra hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản, nằm sấp khi ngủ sẽ giúp dạ dày dễ chịu hơn, nên trẻ sẽ vô thức có biểu hiện này. Tuy nhiên, việc trẻ nằm sấp khi ngủ không nên được khuyến khích, vì nó có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.
Việc nằm sấp có thể gây ra nguy cơ liên quan đến hệ thống hô hấp của trẻ. Khi trẻ nằm sấp, trọng lực chiếu lên phần sau của phổi, làm cho phần trước của phổi bị ép vào và không thể hoạt động hiệu quả. Điều này có thể gây ra tình trạng ngưng thở hoặc suy hô hấp nếu trẻ nằm sấp quá lâu.
Khi dạ dày trẻ khó chịu, trẻ sẽ vô thức nằm sấp để cảm thấy thoải mái hơn.
Đổ mồ hôi khi ngủ
Nếu trẻ ăn quá no trước khi đi ngủ, dạ dày của trẻ phải làm việc quá sức để tiêu hóa thức ăn, gây ra sự mệt mỏi và khó chịu cho trẻ. Điều này có thể dẫn đến việc tăng nhiệt độ của cơ thể và đổ mồ hôi nhiều hơn khi trẻ ngủ. Ngoài ra, ăn quá no cũng có thể làm cho trẻ cảm thấy khó thở hoặc khó chịu, dẫn đến việc đổ mồ hôi nhiều hơn khi ngủ.
Tuy nhiên, đổ mồ hôi khi ngủ không nhất thiết phải do vấn đề ăn quá no. Nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh, môi trường khô hạn hoặc ẩm ướt, bệnh lý hoặc rối loạn giấc ngủ, tác dụng phụ của thuốc cũng có thể làm cho trẻ đổ mồ hôi khi ngủ.
Vì vậy, nếu trẻ đổ mồ hôi trộm khi ngủ, bố mẹ nên quan sát và đánh giá các nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng này. Nếu trẻ ăn quá no thường xuyên và đổ mồ hôi nhiều khi ngủ, bố mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn uống của trẻ để đảm bảo trẻ được ăn đủ và đúng lượng.
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên tạo môi trường ngủ thoải mái, đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm phù hợp, giúp trẻ giải trí và thư giãn trước khi đi ngủ. Nếu trẻ tiếp tục đổ mồ hôi khi ngủ và có các triệu chứng khác, bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được khám và tư vấn kỹ hơn.
Trẻ có biểu hiện đổ mồ hôi trộm khi ngủ, ngoại trừ yếu tố về nhiệt độ thì cũng là dấu hiệu trẻ đang gặp vấn đề về dạ dày.
Mắt không nhắm hoàn toàn hoặc nghiến răng khi ngủ
Khi trẻ ăn quá no, cơ thể sẽ tiết ra nhiều insulin để giúp xử lý đường trong máu. Sự tăng đột ngột của insulin trong cơ thể có thể làm giảm nồng độ đường trong máu, gây ra cảm giác mệt mỏi và đánh thức trẻ khi đang ngủ. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ không nhắm mắt hoàn toàn hoặc nghiến răng khi ngủ.
Ngoài ra, việc trẻ ăn quá no cũng có thể gây ra cảm giác khó chịu và đau bụng khi trẻ đang ngủ, dẫn đến việc trẻ không thể thư giãn và ngủ sâu. Điều này có thể làm cho trẻ bị giật mình trong giấc ngủ, gây ra các biểu hiện như mắt không nhắm hoàn toàn hoặc nghiến răng.
Mắt ti hí và nghiến răng khi ngủ là biểu hiện dạ dày của trẻ đang quá tải.
Chảy nước dãi khi ngủ
Em bé rõ ràng là nằm thẳng khi ngủ, nhưng vẫn có nước bọt chảy ra. Trong trường hợp bình thường, chỉ khi người ta nằm sấp hoặc nằm nghiêng khi ngủ thì mới chảy nước dãi, còn khi nằm ngửa thì sẽ không chảy nước dãi, nhưng nếu xảy ra hiện tượng này thì cũng có thể là do đứa trẻ đã ăn quá nhiều.
Việc trẻ đã hấp thụ một lượng lớn thức ăn trước khi đi ngủ, sẽ làm tăng tiết nước bọt trong miệng, vì vậy nên trẻ sẽ có biểu hiện chảy nước dãi. Khi bé chảy nước dãi, ngoài vết hằn trên gối, buổi sáng khi ngủ dậy còn có vòng trắng quanh miệng, bố mẹ có thể chú ý để kịp thời xử lý.
Quan sát những bất thường này, nếu đứa trẻ của mình thỉnh thoảng xuất hiện, thì bố mẹ tuyệt đối không nên chủ quan, ngược lại bố mẹ cần thay đổi phương pháp cho ăn phù hợp, kẻo tổn thương nghiêm trọng đến lá lách và dạ dày của trẻ.
Chảy nước dãi khi ngủ là biểu hiện phổ biến ở trẻ khi hệ tiêu hoá đang gặp bất ổn.