Trẻ thuận tay trái thông minh hơn trẻ thuận tay phải? Khoa học lý giải rõ ràng

Thi Thi - Ngày 15/01/2024 15:59 PM (GMT+7)

Trẻ thuận tay trái thường có khả năng tưởng tượng tốt, có lợi thế trong các lĩnh vực nghệ thuật như âm nhạc và hội họa.

Trẻ thuận tay trái thông minh hơn trẻ thuận tay phải? Khoa học lý giải rõ ràng - 1

Hiện nay, phần lớn dân số là thuận tay phải, và thuận tay trái thường bị coi là khác biệt. Nhiều phụ huynh quan tâm đến việc trẻ thuận tay trái có thể thông minh hay không. 

Trẻ thuận tay trái thông minh hơn trẻ thuận tay phải? Khoa học lý giải rõ ràng - 2

Độ tuổi nào xác định trẻ thuận tay trái?

Trẻ 12 tháng tuổi đã bắt đầu khám phá và chơi với các đồ vật nhỏ như khối xếp hình, sách, vẽ tranh... Khi mẹ đặt một đồ vật trước mặt và để trẻ nắm lấy, việc sử dụng tay trái và tay phải của trẻ ở độ tuổi này thường tương đồng và không có sự chênh lệch rõ ràng.

Khi trẻ đạt khoảng 2 tuổi, sự ưu tiên đối với tay phải hoặc tay trái sẽ trở nên rõ ràng hơn. Trẻ có thể tỏ ra thiên về một tay hơn là tay kia trong các hoạt động hàng ngày. Điều này có thể xuất hiện dưới dạng việc sử dụng tay mạnh hơn để nắm vật, vẽ, hoặc thực hiện các cử động khác.

Khi trẻ 3-4 tuổi, khả năng phân biệt giữa thuận tay trái và thuận tay phải trở nên rõ ràng hơn. Trẻ có thể tỏ ra có sự ưu tiên mạnh mẽ hơn đối với một tay cụ thể, bắt đầu thử các động tác phức tạp hơn như sử dụng đũa, cầm đĩa, hay cầm bút. Từ đó, mẹ dễ dàng xác định trẻ có thuận tay trái hay không.

Trẻ 12 tháng tuổi thường tương đồng và chưa có sự chênh lệch rõ ràng về việc thuận tay nào.

Trẻ 12 tháng tuổi thường tương đồng và chưa có sự chênh lệch rõ ràng về việc thuận tay nào.

Trẻ thuận tay trái thông minh hơn trẻ thuận tay phải? Khoa học lý giải rõ ràng - 4

Nguyên nhân trẻ thuận tay trái

Về nguyên nhân trẻ thuận tay trái, khoa học vẫn chưa đưa ra kết luận chính xác. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng có thể liên quan đến di truyền, tư thế mang thai, thói quen mắc phải,... và trẻ thuận tay trái, có thể nhìn thấy được từ khi còn nhỏ.

Bộ não và cơ thể con người có sự hợp tác, phối hợp rất chính xác, để giúp cơ thể hoàn thành những nhiệm vụ phức tạp, bộ não đạt được mục tiêu nhanh hơn bằng cách tạo ra "thuận tay" , điều mà chúng ta hay gọi là "lợi thế một bên".

Sau khi hình thành “bàn tay thuận lợi”, não không cần phải ra lệnh cho hai bộ phận cùng một lúc, nếu muốn làm việc gì đó, trẻ chỉ cần tập trung quản lý một tay, không cần tốn quá nhiều công sức và năng lượng.

Việc trẻ thuận tay trái một mặt liên quan đến yếu tố di truyền, mặt khác liên quan đến hoạt động mút ngón tay của trẻ khi còn trong bụng mẹ.

Tất nhiên, điều quan trọng hơn liên quan đến quá trình chuyên môn hóa của não trẻ, mà chúng ta thường gọi là “sự phân nhánh của não”. Sự phân công lao động trong não không hề tồn tại ngay từ đầu, khi trẻ được sinh ra, bộ não là một chỉnh thể.

Việc thuận tay trái ở trẻ thường là kết quả của sự “chọn lọc tự nhiên”.

Việc thuận tay trái ở trẻ thường là kết quả của sự “chọn lọc tự nhiên”.

Càng lớn, các hoạt động vận động cơ thể càng tăng, đặc biệt vào khoảng 7 hoặc 8 tháng, sau khi trẻ bắt đầu tập bò, các hoạt động bên trái và bên phải ngày càng phối hợp nhiều hơn.

Trong quá trình phát triển và hoàn thiện các phân chia chức năng của não, trẻ sẽ trải qua nhiều trải nghiệm sống khác nhau như chơi đồ chơi, bò, ăn, vỗ tay,...

Trẻ dần học cách phối hợp trái phải và có thể di chuyển dọc theo đường giữa của cơ thể, từ đó hình thành nên “bộ não chiếm ưu thế” của riêng mình, và bàn tay tương ứng với “bộ não chiếm ưu thế” này cũng trở thành bàn tay thuận.

Có thể thấy, việc thuận tay trái ở trẻ thường là kết quả của sự “chọn lọc tự nhiên”. Nói chung, thuận tay cũng giống như sự thống trị của mắt, tai, chân và bán cầu não.

Trẻ thuận tay trái thông minh hơn trẻ thuận tay phải? Khoa học lý giải rõ ràng - 6

Trẻ thuận tay trái có thông minh hơn trẻ thuận tay phải?

Tay trái thường được điều khiển bởi não phải, còn được gọi là não nghệ thuật và não hình ảnh, có khả năng tư duy hình ảnh, sáng tạo và trí nhớ mạnh mẽ hơn. Điều này có nghĩa là người thuận tay trái thường có khả năng tưởng tượng tốt và có lợi thế trong các lĩnh vực nghệ thuật như âm nhạc và hội họa.

Với sự phát triển mạnh mẽ của não phải, người thuận tay trái cũng thường có thời gian phản ứng nhanh hơn. Điều này có thể mang lại lợi thế đáng kể trong các môn thể thao có yếu tố cần phản ứng nhanh và đối thủ trực tiếp. Sự định hướng mạnh mẽ của não phải giúp người thuận tay trái nắm bắt thông tin, đưa ra quyết định một cách nhanh chóng và chính xác.

Trẻ thuận tay trái thường có khả năng tưởng tượng tốt, có lợi thế trong các lĩnh vực nghệ thuật như âm nhạc và hội họa.

Trẻ thuận tay trái thường có khả năng tưởng tượng tốt, có lợi thế trong các lĩnh vực nghệ thuật như âm nhạc và hội họa.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hiện tại chưa có bằng chứng khoa học cho thấy người thuận tay trái thông minh hơn người thuận tay phải. Vì vậy, không có sự khác biệt về tổng chỉ số IQ giữa trẻ thuận tay trái và trẻ thuận tay phải.

Có nghĩa là khả năng trí tuệ chung không bị ảnh hưởng bởi việc thuận tay nào được sử dụng nhiều hơn. Tuy nhiên, điểm mạnh của mỗi cá nhân có thể khác nhau. Một số người thuận tay trái có khả năng xuất sắc trong một số lĩnh vực cụ thể, trong khi những người khác có thể có những điểm mạnh khác.

Mỗi đứa trẻ đều có điểm manhj và tài năng riêng, quan trọng hơn là khuyến khích sự phát triển toàn diện mà không cần phụ thuộc vào việc thuận tay nào.

Trẻ thuận tay trái thông minh hơn trẻ thuận tay phải? Khoa học lý giải rõ ràng - 8

Có cần phải sửa nếu trẻ thuận tay trái?

Về việc trẻ thuận tay trái có cần chỉnh sửa hay không, có nhiều quan điểm và ý kiến khác nhau. Một số người cho rằng trẻ thuận tay trái khi đến trường sẽ gặp khó khăn trong việc viết, vận động, giữ thăng bằng, phối hợp... trong môi trường mà người thuận tay phải chiếm đa số.

Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển tự tin của trẻ. Do đó, tùy thuộc vào tình huống cụ thể, bố mẹ có thể quyết định liệu có nên sửa đổi thói quen này cho con hay không.

Tuy nhiên, việc chỉnh sửa không nên ép buộc thay đổi. Trẻ 3-4 tuổi là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Nếu ép buộc can thiệp để thay đổi thói quen sẽ tạo ra áp lực tâm lý, khiến trẻ cảm thấy khó chịu, chán nản và bất lực.

Đồng thời, khi tay thuận của trẻ bị thay đổi đột ngột, có thể gây nhầm lẫn trong trung tâm ngôn ngữ gốc và dẫn đến khó khăn trong việc diễn đạt ngôn ngữ và đọc.

Thay vào đó, tốt hơn hết là tôn trọng việc trẻ sử dụng tay trái và khuyến khích trẻ hoạt động cả hai tay. Ví dụ, bố mẹ có thể nói với trẻ rằng "Khi con cảm thấy chán khi viết bằng tay trái, hãy thử sử dụng tay khác xem sao" để giúp trẻ dễ dàng chấp nhận và sẵn sàng thử nghiệm.

Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể chơi cùng con một số trò chơi để rèn luyện khả năng phân biệt hai bên não.

Bố mẹ nên tôn trọng việc trẻ sử dụng tay trái và khuyến khích trẻ hoạt động cả hai tay.

Bố mẹ nên tôn trọng việc trẻ sử dụng tay trái và khuyến khích trẻ hoạt động cả hai tay.

Ví dụ như trò "Cún con bò" trong đó trẻ sử dụng lòng bàn tay và đầu gối để luân phiên di chuyển về phía trước theo bên trái và bên phải.

Hoặc trò "Cá sấu bò" trong đó trẻ đặt bụng xuống đất, uốn cong khuỷu tay và sử dụng cẳng tay và chân để di chuyển về phía trước luân phiên ở bên trái và bên phải.

Thêm vào đó, việc dạy trẻ cách thắt dây giày cũng là một hoạt động rèn luyện khả năng sử dụng cả hai tay. Bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ luồn dây giày qua từng lỗ một và buộc chúng bằng nơ.

Quan trọng nhất, bố mẹ không nên quá lo lắng về việc trẻ thuận tay trái hay thuận tay phải. Đây chỉ là một giai đoạn nhỏ trong quá trình phát triển trí não của trẻ. Thay vào đó, hãy tôn trọng sự thuận tay của trẻ, khuyến khích sử dụng và rèn luyện khả năng cả hai tay. Đồng thời, bố mẹ nên chú trọng trau dồi chuyên môn thể thao và khả năng tư duy logic của trẻ.

Việc tôn trọng sự lựa chọn của trẻ về tay thuận không chỉ giúp trẻ phát triển sự độc lập và tự tin, mà còn khuyến khích sự sáng tạo và linh hoạt trong suy nghĩ. Trẻ sẽ học cách tận dụng những ưu điểm và khả năng riêng của mình để đạt được các mục tiêu, thích nghi với môi trường xung quanh.

Đồng thời, việc rèn luyện cả hai tay cũng rất quan trọng. Bằng cách khuyến khích trẻ sử dụng cả tay phải và tay trái trong các hoạt động hàng ngày, trẻ sẽ phát triển cả hai bán cầu não một cách cân đối và linh hoạt hơn. Điều này có thể ảnh hưởng tích cực đến khả năng học tập, tư duy logic, khả năng thực hiện các nhiệm vụ đa dạng.

Bố mẹ cũng có thể khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động thể thao và vận động như bóng đá, bóng rổ, môn võ, bơi lội và các hoạt động nhịp điệu như nhảy múa. Những hoạt động này không chỉ giúp rèn luyện cơ thể và tăng cường sức khỏe, mà còn phát triển cả hai bên của não, khả năng tư duy chiến lược của trẻ.

Trẻ có 5 hành vi này khi ngủ là dấu hiệu IQ cao vút, thông minh chẳng kém thần đồng
Trẻ có 5 biểu hiện dưới đây trong khi ngủ là tín hiệu cho thấy sự phát triển não bộ của trẻ nhanh chóng và có thể đạt chỉ số IQ cao trong tương lai.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con