Truyện cổ tích: Sự tích hoa Phong Lan

Thi Thi - Ngày 14/07/2024 19:59 PM (GMT+7)

Câu chuyện kể về những người phụ nữ dũng cảm, không tiếc hi sinh thân mình để bảo vệ kho báu của bộ lạc.

Truyện cổ tích: Sự tích hoa Phong Lan - 1

Nội dung truyện cổ tích sự tích hoa Phong Lan

Ở một miền đất xa xôi, quanh năm khí hậu ấm áp và đất đai trù phú, có một bộ lạc tên là Aruaki. Bộ lạc này may mắn hơn các bộ lạc khác vì họ có thể sai khiến được loài chim Oócchít – loài chim đẻ những quả trứng bằng vàng. Khi đó, có một con chim đẻ trứng vàng vào tổ ở trong hốc cây thì thủ lĩnh Nato dùng tay chuyển quả trứng đó sang một cái cây khác, và sự kiện đó được đánh dấu như một ngày hội lớn của cả bộ tộc.

Các cô gái của bộ lạc thì thay nhau mai phục trên các cành cây, để bảo vệ tổ chim khỏi bị chim ưng phá hoại. Còn trong từng góc làng, các trai trang tay cầm những mũi tên tẩm thuốc độc đứng canh giữ, không cho các chiến binh của bộ lạc khác đên đánh chiếm kho báu của bộ lạc mình.

Từ ngày có quả trứng vàng kia, những tay thợ lành nghề của bộ lạc đã chế tạo ra các loại vòng tay, hoa tai và đủ các loại đồ trang sức. Số trứng vàng dự trữ mỗi ngày một nhiều, đồ dùng làm từ vàng cũng tăng theo.

Một hôm, cánh đàn ông đi săn trở về với một tâm trạng đầy lo lắng. Họ đã gặp cánh thợ săn của một bộ lạc xa lạ. Cánh thợ lạ này đã kể cho họ nghe về những chiến thuyền khổng lồ đã cập bờ biển, và về những con người tóc cắt ngắn, mặt mũi nom rất lạ, đã đặt chân lên đất liền.

Những kẻ lạ mặt này rất hám vàng. Chúng đã dùng một loại súng có tai khạc ra những mũi tên có lửa rất khủng khiếp, chúng còn cướp giật vòng chân, vòng tay của chị em, tra khảo dân bản xứ xem nơi nào có vàng.

Nếu những người Aruaki hiểu rằng, con người cũng có thể biến thành những kẻ tàn ác, thấp hèn, thì chắc không bao giờ họ lại cho phép những kẻ lạ mặt kia vào làng bản của họ.

Nhưng họ không hiểu được điều đó. Họ vẫn cứ khiêng những người thợ săn lạ mặt bị gấu đánh bị thương vào làng. Vị thủ lĩnh còn ra lệnh cho đám phụ nữ đi tìm những người bị thương, còn cánh đàn ông lại lên đường đi săn.

Một kẻ lạ mặt có tên là Khơramooi Métvét rất mệ những đồ trang sức của phụ nữ và cứ gặng hỏi họ kiếm ở đâu thứ đá vàng làm ra được các loại vòng và hoa tai này. Nhưng những người phụ nữ trong bộ lạc chỉ trả lời bằng một nụ cười. Dần dà, Métvét kết thân được với cô con gái cả của thủ lĩnh, tên là Dincadơvin, và hứa hẹn sẽ cưới nàng làm vợ rồi ở lại với bộ lạc. Dincadơvin nói rằng nàng phải chờ đợi cha trở về để xin ý kiến.

Métvét bắt đầu công việc dò hỏi Dincadơvin về việc tại sao chị phụ nữ trong làng cứ thỉnh thoảng lại biến vào rừng sâu và ở đó làm gì. Còn Dincadơvin đã tự cho mình là vợ chưa cưới của Métvét rồi, bởi vậy nàng đã phạm sai lầm còn lớn hơn cả sai lầm của cha nàng cho phép đưa kẻ lạ mặt bị thương vào làng.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Dincadơvin không hề ngờ rằng, người tình của nàng đã bán linh hồn cho bọn người lạ để lấy một thùng rượu, và còn hứu với họ sẽ tiết lộ bí mật của bộ lạc Aruaki. Và thế là sau khi biết chắc chị em nàng thường thay nhau mai phục trên cây, bảo vệ bậy chim đẻ trứng vàng, Métvét liền chuốc rượu cho những người canh gác say mèm, rồi thông báo điều bí mật cho bọn người lạ biết.

Métvét không hay rằng trên đỉnh một ngọn cây cao nhất còn có chàng Ôta Te đang phóng tầm mắt quan sát khắp vùng gần xa. Anh đã phát hiện ra có những người lạ đang đến gần nơi con chim đẻ trứng vàng mà người dẫn đầu là Métvét. Sau khi loan báo cho bộ lạc hay về mối nguy hiểm đang đe dọa và về sự phản trắc của Métvét, anh liền gióng chuông báo động.

Dincadơvin đau đớn thốt lên:

– Ôi, cớ sao ta lại tiết lộ cho chàng bí mật của loài chim? Thảo nào mà chàng cứ căn vặn ta!

Rồi nàng qua lại, hỏi ông thầy tư tế:

– Hãy chỉ cho ta biết ta phải làm gì và làm thế nào để cứu loài chim đẻ trứng vàng?

– Cô cô cô! – Tiếng thầy tư tế thốt lên, có nghĩa là “Cứ sẵn sàng đi!”.

Hết thảy đàn bà và con gái chạy đến, cùng đáp to: “Khô”. Điều đó có nghĩa là: “Chúng tôi đã sẵn sàng!”.

– Hỡi các cô gái! Hãy nhanh chóng trèo lên và ngồi vào các cành cây! Khi đó bọn người lạ sẽ không biết được chim làm tổ trên cây nào. Còn nếu chúng tìm thấy tổ chim thì Taxan Útke sẽ chạy đi tìm những người thợ săn, gọi họ về đuổi bọn da trắng đi.

Taxan Útke, tên thường gọi của con ngựa chiến, phi như bay về phía những người đàn ông của bộ lạc đang mải săn bắn, còn hàng trăm cô gái khác thì vội vã leo lên cây, tay ôm chặt lấy các cành cây.

Métvét dẫn đoàn người lạ mặt vào rừng, nhưng hắn lúng túng không biết nên chỉ vào cây nào. Bọn người lạ mặt nổi giận, bắn những mũi tên có lửa vào các cô gái, nhưng các cô, kể cả các cô đã chết, vẫn ôm chặt các cành cây.

Khi cánh đàn ông chạy về tới làng, đuổi được bọn người lạ đi thì đã quá muộn – những người con ưu tú – những cô gái đẹp của họ đã chết.

Ông thầy tư tế trỏ tay lên trời, gọi tên họ và nói:

– Các con đã xả thân bảo vệ kho báu của bộ lạc ta, các con xứng đáng được ban thưởng. Tâm hồn các con sẽ biến thành những bông hoa ngát hương, chúng sẽ không ngừng sinh sôi trên các cành cây kia và sẽ kể lại cho thế hệ mai sau về chiến công bảo vệ loài chim mỏ vàng của các con.

Những bông hoa tuyệt với và đủ loại tựa như các cô gái của bộ lạc Aruaki đang đua nở trên các cành cây. Người đời nay gọi đó là hoa Oốckhiđêa – hay là hoa Phong Lan.

Truyện cổ tích: Sự tích hoa Phong Lan - 3

Thử tài trí nhớ qua những câu đố vui

Truyện cổ tích: Sự tích hoa Phong Lan - 4

1

Bộ lạc Aruaki có thể sai khiến loài chim gì? 

Loài chim Oócchít.

Chim ưng.

2

Loài chim Oócchít có thể đẻ ra trứng gì? 

Trứng bằng vàng.

Trứng bằng đồng.

3

Những bông hoa hiện thân từ các cô gái, về sau người dân đặt tên là gì?

Hoa Phong Lan.

Hoa Nhài.

Nếu bạn trả lời đầy đủ các câu hỏi trên, hãy nhấn "Xem thêm kết quả"

Truyện cổ tích: Sự tích hoa Phong Lan - 5

Truyện cổ tích: Quả bầu mẹ
Người vợ lúc này sốt ruột quá, lấy cành cây to hơn, đập vỡ trái bầu, một loạt đứa bé nữa chui ra, lần này không ai bị dính bụi khói cả...

Dạy con 3-5 tuổi

Theo Thi Thi Sưu tầm
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Truyện cổ tích nhổ củ cải kể về một gia đình bao gồm vợ chồng già sống cùng cô cháu gái và một chú chó, chú mèo và chuột nhắt.

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con