Truyện cổ tích: Sự tích Lễ Vu Lan báo hiếu

Thi Thi - Ngày 30/08/2023 09:30 AM (GMT+7)

Câu chuyện sự tích về ngày Vu Lan báo hiếu giúp cho mọi người có dịp đền ơn đáp nghĩa, báo hiếu với cha mẹ

Truyện cổ tích: Sự tích Lễ Vu Lan báo hiếu - 1

Ở Việt Nam, ngày lễ Vu Lan báo hiếu thường được tổ chức vào ngày 15 tháng Bảy Âm lịch. Đây là một ngày lễ quan trọng trong Phật giáo để bày tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ. 

Truyện cổ tích: Sự tích Lễ Vu Lan báo hiếu - 2

Nội dung sự tích Vu Lan báo hiếu

Ông Ma Ha Một Đặc Già La (thường được gọi là Mục Kiền Liên, gọi tắt là Mục Liên). Vốn là một trong các tu sĩ khác đạo, về sau Mục Liên đã "quy y" cửa Phật và trở thành một đệ tử lớn của cửa Phật, đạt được sáu phép thần thông. Mục Liên được xếp vào hạng thần thông đệ nhất trong hàng đệ tử của Phật. 

Sau khi đã tu thành chính quả A La Hán, Mục Liên không nguôi nhớ về mẫu thân (xưa kia "mẫu thân" là Mẹ) và muốn biết mẹ mình bây giờ ra sao, Mục Liên đã dùng huệ nhãn của mình để tìm kiếm mẹ.

Trước kia, do gây phải nhiều nghiệp ác nên mẹ Mục Liên phải sanh làm quỷ đói (ngạ quỷ) ở nơi địa ngục A Tỳ, bị đói khát và hành hạ vô cùng khổ sở. Thân hình chỉ còn da bọc xương, bụng ỏng đầu to, cổ như cọng cỏ, vô cùng tiều tụy, khát cũng không có nước uống. 

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Quá xót xa và thương cảm, Mục Liên mang cơm xuống tận cõi quỷ để dâng cho mẹ. Tuy nhiên, do ở xung quanh lâu ngày đều là quỷ đói không được ăn nên mẹ của Mục Liên đã dùng một tay che cơm của mình đi để khiến các cô hồn khác không đến tranh cướp. Vì thế, khi đưa cơm lên miệng thì đều hóa thành than đỏ rực, không sao có thể nuốt nổi. 

Mục Liên buồn bã quay về tìm Phật, bạch chuyện cùng Đức Phật và xin được chỉ dạy cách để cứu mẹ. Phật đã dạy rằng: Vì những nghiệp chướng mà các kiếp trước mẹ của Mục Liên mà bà phải sinh vào nơi ác đạo và trở thành ngạ quỷ.

Dù Mục Liên có phép thần thông quảng đại hay tận hiếu với mẹ tới đâu cũng đều không thể đủ sức cứu mẹ. Cần phải nhờ đến uy đức của chúng tăng khắp nẻo và đồng tâm hiệp ý "cầu xin cứu rỗi" mới có thể thành được. 

Bởi thế, Phật đã dạy Mục Liên phải cúi mình thành kính đi rước các chư tăng khắp mười phương bốn hướng về, đặc biệt là những vị chư tăng đã được bốn quả thánh hoặc đạt đủ 6 phép thần thông.

Nhờ những công đức của các vị này, vong linh mẹ của Mục Liên mới mong thoát được khỏi khổ đạo. Ngày Rằm Tháng Bảy là ngày thích hợp nhất để đến "cung thỉnh" chư tăng hay đi sắm sửa lễ cúng vào ngày đó. 

Mục Liên làm đúng theo những lời Phật dạy. Quả nhiên, vong linh mẫu thân của ông đã thoát khỏi kiếp ngạ quỷ mà sanh về cảnh giới lành. Ở Việt Nam, lễ Vu Lan được thực hiện vào Rằm Tháng Bảy âm lịch. Tuy nhiên, do ở ngày này, nhiều gia đình đã tổ chức làm lễ cúng "Xá tội vong nhân" nên nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa hai lễ cúng này. Mặc dù vậy, cả hai lễ này đều mang đến ý nghĩa chung là làm phúc và báo hiếu. 

Không chỉ ngày lễ Vu Lan mà tất cả mọi ngày trôi qua, chúng ta đều cầu mong rằng cha mẹ luôn khỏe mạnh, cũng như câu: “Đêm đêm con thắp đèn trời, cầu cho cha mẹ sống đời với con”.

Trong ngày lễ Vu Lan, người Việt có một quy ước đặc biệt: Nếu ai đang có mẹ, họ sẽ cài một bông hoa màu hồng lên áo, trong khi những người đã mất mẹ sẽ cài hoa trắng. Hành động này như một sự nhắc nhở và chia sẻ, không bao giờ quên ơn cha mẹ.

Người được cài hoa hồng sẽ cảm thấy vui mừng vì biết đến Ngày lễ Vu Lan, bởi nó không chỉ mang ý nghĩa của việc tưởng nhớ tổ tiên và cúng lễ cho những linh hồn cô quạnh, mà còn gợi nhớ người ta biết trân trọng những điều mình đang có: Cha mẹ, gia đình và người thân.

Ngoài ra, tại các chùa thường tổ chức lễ thả đèn hoa đăng, mang ý nghĩa cầu siêu cho người đã khuất, đây là một nghi thức truyền thống có nguồn cội từ Phật giáo. 

Truyện cổ tích: Sự tích Lễ Vu Lan báo hiếu - 4

Thử tài trí nhớ qua những câu đố vui

Truyện cổ tích: Sự tích Lễ Vu Lan báo hiếu - 5

1

Người dân thường thả loại đèn gì vào ngày lễ Vu Lan báo hiếu.

Đèn hoa giấy.

Đèn hoa đăng

2

Ở Việt Nam, ngày lễ Vu Lan báo hiếu thường được tổ chức vào ngày nào?

Ngày 14/07 Âm lịch.

Ngày 15/07 Âm lịch.

3

Ông Ma Ha Một Đặc Già La xuông địa ngục cứu mẹ, tên thường gọi của ông là gì?

Mục Kiền Liên.

Mộc Kiền Liên.

Nếu bạn trả lời đầy đủ các câu hỏi trên, hãy nhấn "Xem thêm kết quả"

Truyện cổ tích: Người anh tham lam
Câu chuyện cho thấy, anh em trong gia đình nên biết yêu thương, san sẻ với nhau.

Dạy con 3-5 tuổi

Theo Thi Thi Sưu tầm
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Câu chuyện cho thấy, thái độ sống phải được rèn luyện thường xuyên nhờ sự định hướng đúng đắn, bởi tác động của gia đình người thân, nhà...

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con