Nhiều người tin rằng, tư thế ngủ cũng tiết lộ phần nào về tính cách của trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh thường dành cả thời gian để ngủ, đôi khi nhìn vào tư thế ngủ đáng yêu của con cũng mang lại niềm vui cho bố mẹ.
Tuy nhiên, trẻ sơ sinh có tư thế ngủ yêu thích khác nhau, nhiều người tin rằng điều này cũng tiết lộ phần nào về tính cách của trẻ. Dưới đây là 4 tư thế ngủ phổ biến, bố mẹ có thể nhìn vào đó để khám phá tính cách của con.
Đoán tính cách của trẻ qua 4 tư thế ngủ
Tư thế ngủ nằm ngửa
Tư thế ngủ nằm ngửa giơ hay tay có thể được mô tả như một trạng thái khi trẻ chìm sâu vào giường và cảm thấy vô cùng thoải mái về cả thể chất lẫn tinh thần.
Đối với một đứa trẻ, tư thế này đại diện cho sự thư giãn và hài lòng, bởi bộ cơ thể của trẻ được thả lỏng, tạo cảm giác thoải mái. Đứa trẻ thường ngủ ở tư thế này được dự đoán có tính cách vui vẻ và bao dung. Với thái độ sống tích cực như vậy, trẻ sẽ không còn lo lắng điều gì và dễ dàng đi vào giấc ngủ ngon lành.
Đứa trẻ thường ngủ ở tư thế nằm ngửa được dự đoán có tính cách vui vẻ và bao dung.
Trẻ ngủ nghiêng
Tư thế ngủ nghiêng bên trái hoặc bên phải không chỉ phổ biến ở trẻ em mà còn là kiểu ngủ yêu thích ở người lớn. Những em bé ngủ trong tư thế này thường có tính cách nhút nhát và dè dặt.
Nhưng trẻ cũng được dự đoán có khả năng tự đánh giá tốt và khám phá thế giới xung quanh. Từ đó, ta có thể nói rằng đây là tính cách của những đứa trẻ ngủ nghiêng, nơi sự khám phá được thể hiện một cách lý trí.
Nằm sấp hoặc cuộn tròn
Khi trẻ cuộn tròn ngủ, mẹ có thể quan sát kỹ hơn và thấy rằng rất giống với trạng thái an toàn trong bụng mẹ. Đối với tư thế ngủ sấp, cũng mang lại cảm giác tương tự.
Thực tế, trẻ ngủ tư thế này là dấu hiệu cho thấy trạng thái tinh thần bất an, thiếu cảm giác an toàn và đang tìm nơi trú ẩn.
Mẹ có thể quan sát hành vi của con trong ngày xem trẻ có bị bắt nạt hoặc bị đối xử bất công không. Đứa trẻ cần được bố mẹ quan tâm và chăm sóc nhiều hơn.
Trẻ ngủ chổng mông lên trời
Trẻ sơ sinh thường có bản năng tự nhiên để nằm chổng mông lên trời. Tư thế này có thể tạo ra một không gian như trong bụng mẹ, cảm giác ôm ấp và an toàn làm trẻ cảm thấy yên tâm và dễ dàng chìm vào giấc ngủ.
Trẻ ngủ ở tư thế này thường thể hiện tinh thần hoạt bát và rất năng động. Đây là tư thế giúp bé nhanh chóng chìm vào giấc ngủ sau khi trải qua một khoảng thời gian hoạt động mệt mỏi.
Tuy nhiên, tư thế này có thể gây hạn chế lưu thông không khí vào phổi và gây khó khăn trong việc hô hấp. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ hô hấp trẻ, tăng nguy cơ mắc hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, bố mẹ nên chú ý khi nhận thấy trẻ thường xuyên ngủ ở tư thế này.
Trẻ ngủ ở tư thế chổng mông lên trời thường thể hiện tinh thần hoạt bát và rất năng động.
Những cách giúp trẻ có giấc ngủ ngon
Hầu hết bố mẹ đều hiểu rằng sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ không thể thiếu một giấc ngủ tốt. Tuy nhiên, nhiều trẻ không muốn đi ngủ khi đến giờ, sau khi được dỗ đi ngủ, trẻ thường quấy khóc hoặc đòi bú. Vậy bố mẹ có thể làm gì để giúp trẻ yên?
- Để trẻ ngủ ngon hơn vào ban đêm, trước tiên bố mẹ nên điều chỉnh thói quen ngủ và giảm thời gian nghỉ ngơi, có thể cho con chơi nhiều hơn trong ngày. Khi trẻ cảm thấy mệt mỏi vì hoạt động vào ban ngày, thì tự nhiên ban đêm sẽ ngủ ngon.
- Việc cho trẻ quá nhiều vào bữa tối dễ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa, gây bất lợi cho quá trình tiêu hóa, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Vì vậy, bố mẹ nên đảm bảo cho trẻ ăn tối đầy đủ và không nên ăn quá nhiều vào bữa tối.
Để trẻ ngủ ngon hơn vào ban đêm, trước tiên bố mẹ nên điều chỉnh thói quen ngủ và giảm thời gian nghỉ ngơi.
- Đối với trẻ nhỏ, bố mẹ nên hạn chế việc thay tã thường xuyên vào ban đêm, bởi có thể gây gián đoạn giấc ngủ và làm trẻ tỉnh giấc. Đối với trẻ lớn hơn, bố mẹ nên tập cho trẻ hình thành thói quen đi vệ sinh trước khi đi ngủ. Nhằm đảm bảo rằng bàng quang của trẻ trống rỗng trước khi đi ngủ, giảm khả năng trẻ tỉnh giấc giữa đêm do nhu cầu đi tiểu.
- Trẻ nhỏ có quá trình trao đổi chất nhanh, dễ đổ mồ hôi vào ban đêm, vì vậy tốt nhất nên cho con nằm trong chăn ga, mặc quần áo mềm, thoải mái để tránh đổ mồ hôi quá nhiều, khiến trẻ khó chịu và ngủ không ngon giấc;
- Nếu trẻ có những trải nghiệm cảm xúc không tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, sự phát triển thể chất và tinh thần. Vì vậy, bố mẹ cần hạn chế việc kể những câu chuyện kinh dị, hay tạo ra những tình huống đáng sợ trước khi trẻ đi ngủ.
Đồng thời, việc quát mắng trẻ khi đi ngủ cũng không được khuyến khích. Thay vào đó, hãy tạo ra một môi trường yên bình, đồng hành, bày tỏ yêu thương trước khi trẻ vào giấc ngủ.
Thực tế cho thấy, chất lượng và thời gian ngủ của trẻ có thể đánh giá bằng cách quan sát tình trạng hàng ngày. Nếu trẻ ban ngày tràn đầy năng lượng, không quấy khóc, có chế độ ăn uống tốt, không có dấu hiệu mệt mỏi, thì cho thấy con sẽ có giấc ngủ tốt vào ban đêm.
Ngược lại, nếu trẻ thiếu tập trung, mệt mỏi, buồn ngủ, hay cáu gắt và dễ khóc, không ngủ đủ vào ban đêm hoặc thức giấc nhiều lần, điều này ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của con.
Hãy tạo ra một môi trường yên bình, đồng hành, bày tỏ yêu thương trước khi trẻ vào giấc ngủ.