Nếu cha mẹ quan sát kỹ thấy trẻ có những hành vi dưới đây khi bước vào giấc ngủ sâu, chứng tỏ sau này trẻ có thể sẽ thông minh hơn.
Ngày nay, áp lực bởi sự cạnh tranh, xã hội ngày càng có nhiều tiêu chí khắc khe, nhiều cha mẹ cũng vì thế mà mong muốn con mình tài giỏi và tốt hơn người khác. Chính vì xu hướng này mà các bậc cha mẹ ngày càng lo lắng cho tương lai của con cái, và đều mong có một đứa con thông minh.
Trên thực tế, trẻ em có IQ cao hay không có thể quan sát thông qua trạng thái giấc ngủ, trước thời điểm trẻ bắt đầu đến trường.
Con gái chị Xiao Min (hiện đang sinh sống tại Trung Quốc) năm nay lên 3 tuổi và bắt đầu đi học mẫu giáo, cô bé rất nhanh nhạy, thông minh và thường xuyên được cô giáo khen ngợi. Tuy nhiên, Xiao Min không nhìn ra đặc điểm tài năng từ con mình và coi lời nói của giáo viên là lời khen lịch sự.
Sau đó, một người bạn Xiao Min đến nhà chơi, nhìn thấy cô bé, người bạn này cũng có những lời khen tương tự. Nhưng cách đây không lâu, một người bạn tốt đến sống tại nhà vài ngày và nói điều tương tự.
Theo như lời của người bạn, trong lúc con gái Xiao Min đang ngủ, chị vô tình nhìn thấy khóe miệng cô bé hơi nhếch lên như đang cười. Vì thế, người bạn này đã nói: “Đứa trẻ này trong tương lai chắc chắn phải rất thông minh.”
Người bạn nói tiếp: "Cô bé cười trong lúc ngủ và mơ. Đứa trẻ như thế này chứng tỏ não bộ phát triển tốt và thần kinh não hoạt động".
Nếu cha mẹ quan sát kỹ trạng thái giấc ngủ của trẻ, nhất là khi trẻ bước vào giấc ngủ sâu, có những hành vi dưới đây thì sau này trẻ có thể sẽ thông minh hơn.
Nhạy cảm với mới thay đổi của môi trường
Một số cha mẹ lo lắng rằng con mình ngủ không sâu giấc, hễ có tiếng động nhỏ, trẻ sẽ giật mình tỉnh giấc. Hay những thay đổi khác từ môi trường ngủ như mở cửa sổ, một âm thanh lạ phát ra từ bên ngoài, dù đang ngủ say sưa, trẻ cũng lập tức phản ứng ngay bằng tiếng khóc, sự thức giấc.
Tuy nhiên, trong khi ngủ các hành động vô thức của trẻ sẽ bộc lộ, đó là phản ứng trực tiếp và chân thực nhất. Nếu trẻ đã bước vào giấc ngủ sâu mà vẫn nhạy cảm hơn với những thay đổi của thế giới bên ngoài thì chứng tỏ trẻ rất thông minh.
Ví dụ, mặc dù đã chìm vào giấc ngủ sâu trẻ có thể cảm nhận được những thay đổi như bật và tắt đèn, hay cảm nhận được ai đó đang đến gần. Những đặc điểm như vậy có thể bị nghi ngờ là suy nhược thần kinh và chất lượng giấc ngủ kém ở người lớn, nhưng đó là điều tốt ở trẻ em.
Nếu trẻ đã bước vào giấc ngủ sâu mà vẫn nhạy cảm hơn với những thay đổi của thế giới bên ngoài thì chứng tỏ trẻ rất thông minh.
Cười khi ngủ
Hầu hết trẻ nhỏ sẽ chưa thể hiện cảm xúc và hệ thống thần kinh cũng chưa được kiểm soát tốt. Nhưng những đứa trẻ thông minh thì ngay từ bé, mạng lưới thần kinh đã điều phối ý thức, não bộ phát triển tốt, trẻ hay cười trong giấc mơ.
Do đó, một số trẻ bộc lộ sự thông minh bằng hình thức khác, tuy đang ngủ nhưng nét mặt như đang cười, có vẻ như trẻ đang mơ thấy một điều gì đó rất đẹp. Điều này cho thấy trí tưởng tượng và kỹ năng tư duy của trẻ được phát triển tốt, có thể xây dựng nên một thế giới cổ tích trong mơ.
Những đứa trẻ như vậy sẽ nhanh nhẹn hơn trong tư duy khi học, và đặc biệt giỏi các bài toán số học, hình học và ngôn ngữ.
Ngủ và thức dậy đúng giờ
Nếu trẻ ngủ đều đặn và lành mạnh hơn, chẳng hạn như đi ngủ sớm hơn và dậy đúng giờ mỗi ngày, đây đều là những dấu hiệu tốt. Vì trong trạng thái ngủ, mặc dù cơ thể của trẻ đang nghỉ ngơi nhưng não bộ cũng đang phát triển, đồng thời trau dồi sức khỏe và cơ chế nghỉ ngơi hợp lý.
Trẻ vô thức cười khi ngủ cho thấy trí tưởng tượng và kỹ năng tư duy của trẻ được phát triển tốt, có thể xây dựng nên một thế giới cổ tích trong mơ.
Trẻ ngủ không ngon có ảnh hưởng gì không?
Ảnh hưởng đầu tiên nếu trẻ ngủ không ngon giấc đó là tác động đến thể chất và quá trình phát triển cơ, xương, sự tăng trưởng chiều cao của trẻ về sau.
Bởi khi trẻ bước vào trạng thái ngủ sâu, não bộ bắt đầu tiết ra hormone tăng trưởng để kích thích sự phát triển của xương và cơ. Thời gian từ 11 giờ đêm đến 2 giờ sáng hôm sau là thời gian giúp trẻ dễ dàng đạt được giấc ngủ sâu, nếu trẻ ngủ muộn hoặc ngủ không ngon giấc, chưa vào giấc ngủ sâu ở thời điểm này, thì chiều cao có thể bị ảnh hưởng.
Não bộ là cơ quan cần được nghỉ ngơi nhiều, nếu não bộ không được nghỉ ngơi đầy đủ thì trí thông minh của trẻ rất có thể bị ảnh hưởng tiếp theo. Và nếu hôm trước ngủ không ngon giấc thì ngày hôm sau trẻ chắc chắn sẽ bị mất tập trung, kém năng lượng, chất lượng học tập trong giờ học sẽ thấp hơn so với các bạn cùng lứa tuổi. Theo thời gian, trẻ bị tụt hậu về điểm số, khiến trẻ cảm thấy mình không thông minh hay lanh lợi như bạn bè.
Trẻ ngủ không ngon giấc lâu dần có thể ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần và sự phát triển về sau.
Nếu trẻ ngủ không ngon giấc, không được nghỉ ngơi tốt vào ngày hôm trước, ngày hôm sau sẽ gặp các vấn đề về cảm xúc như thiếu kiên nhẫn và hay cáu kỉnh. Những vấn đề như vậy ảnh hưởng đến cả việc học và giao tiếp giữa trẻ với những mối quan hệ khác , và theo thời gian, tính cách của trẻ cũng sẽ thay đổi, trở nên nhạy cảm và hay cáu gắt.
Tuy nhiên, trong trường hợp này cha mẹ vẫn có thể làm rất nhiều điều để cải thiện chất lượng giấc ngủ của trẻ, chẳng hạn như giúp trẻ đi ngủ sớm và luôn ở trạng thái ngủ sâu trong thời kỳ tiết hormone tăng trưởng để đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc.
Đồng thời, cha mẹ cũng có thể điều chỉnh trước ánh sáng trong nhà, tắt nhạc nếu ồn ào,… giúp trẻ dễ chìm vào giấc ngủ ngon. Nếu trẻ hình thành thói quen ngủ ngon khi còn nhỏ, điều này không chỉ có lợi cho cơ thể mà còn giúp trẻ ít gặp các vấn đề về giấc ngủ hơn trong tương lai.
Cha mẹ nên giúp trẻ hình thành thói quen ngủ ngon khi còn nhỏ, điều này không chỉ có lợi cho cơ thể mà còn giúp trẻ ít gặp các vấn đề về giấc ngủ hơn trong tương lai.