Vì sao trẻ sơ sinh thích bám mẹ mà không phải bố? Sự thật hóa ra là thế này

Thi Thi - Ngày 16/02/2024 09:19 AM (GMT+7)

Hầu hết trẻ sơ sinh thường thích bám mẹ, điều này ẩn chứa nguyên nhân phía sau.

Chắc hẳn chúng ta sẽ nhận ra những trường hợp sau đây ở nhiều gia đình.

Trẻ muốn ăn phải được mẹ cho ăn.

Hay muốn uống nước phải nhờ mẹ rót.

Khi đọc một cuốn sách và nhờ mẹ kể cho nghe.

Đôi khi, những điều này khiến mẹ gần như kiệt sức vì trẻ luôn luôn thích bám mẹ thay vì bố. 

Vì sao trẻ sơ sinh thích bám mẹ mà không phải bố? Sự thật hóa ra là thế này - 1

Tại sao bé thường thích bám mẹ mà không bám bố?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ thường thích bám mẹ, được các chuyên gia lý giải như sau:

Nhu cầu về cảm giác an toàn

Khi trẻ còn trong bụng mẹ, mẹ thường xuyên giao tiếp với con, từ những cử chỉ nhẹ nhàng, giọng nói êm đềm đến những nhịp đập trái tim. Những trải nghiệm này không chỉ tạo ra một môi trường âm thanh hòa quyện mà còn truyền đạt những cảm xúc, tình cảm từ mẹ đến con. Do đó, sau khi sinh ra, trẻ có cảm giác quen thuộc tự nhiên với giọng nói và sự hiện diện của mẹ.

Sau khi sinh ra, trẻ có cảm giác quen thuộc tự nhiên với giọng nói và sự hiện diện của mẹ.

Sau khi sinh ra, trẻ có cảm giác quen thuộc tự nhiên với giọng nói và sự hiện diện của mẹ.

Ngoài ra, trong những tháng đầu đời, người mẹ thường ở bên cạnh và chăm sóc con. Mẹ là nguồn an ủi, nuôi dưỡng và yêu thương vô điều kiện. Mối quan hệ mẹ con trong giai đoạn này không thể tách rời và trẻ cảm nhận mẹ là một chỗ dựa an toàn và gần gũi nhất. Mẹ mang trong mình một năng lượng yêu thương đặc biệt và đó là nguồn sự an tâm cho trẻ.

Vì vậy, khi người mẹ tạm thời rời đi hoặc không hiện diện trong thời gian, trẻ có thể trở nên khó chịu, sợ hãi và bất an. Hành vi đeo bám, như khóc thét hoặc cố gắng tiếp cận mẹ, là một cách mà trẻ thể hiện nhu cầu của mình để được gần gũi. Chỉ khi trẻ cảm nhận được sự hiện diện của mẹ, tiếng nói yêu thương và sự an ủi từ mẹ, trẻ mới có thể cảm thấy an toàn và thư thái.

Thói quen và sự phụ thuộc

Trong vài năm sau khi sinh, trẻ về cơ bản được mẹ chăm sóc, ăn, ngủ, vui chơi và trải qua những trải nghiệm hàng ngày cùng mẹ. Qua quá trình này, trẻ dần hình thành thói quen dựa vào mẹ cho sự hỗ trợ và an ủi.

Đặc biệt khi trẻ gặp phải môi trường hoặc người lạ, trẻ sẽ tỏ ra bất an và không tự tin. Trong những tình huống như vậy, trẻ sẽ tìm kiếm sự an toàn và sự hỗ trợ từ mẹ. Hành vi bám mẹ, như nắm chặt tay, ôm hoặc tìm cách tiếp cận mẹ, thực chất là cách trẻ thích nghi và ứng phó với môi trường bên ngoài. Sự bám mẹ của trẻ sơ sinh là một phản ứng tự nhiên và bản năng để bảo vệ bản thân. 

Gắn kết tình cảm mẹ con

Có một mối liên kết tình cảm bền chặt giữa trẻ và mẹ, đó là kết quả của quá trình tiến hóa của con người. Sự gắn kết này khiến trẻ phát triển tình cảm đặc biệt phụ thuộc vào mẹ, từ đó thể hiện hành vi đeo bám.

Mối liên kết tình cảm này được hình thành một cách tự nhiên, bẩm sinh và phần lớn bị ảnh hưởng bởi hormone và chất dẫn truyền thần kinh.

Có một mối liên kết tình cảm bền chặt giữa trẻ và mẹ.

Có một mối liên kết tình cảm bền chặt giữa trẻ và mẹ.

Vì sao trẻ sơ sinh thích bám mẹ mà không phải bố? Sự thật hóa ra là thế này - 4

Làm thế nào để cân bằng việc trẻ thích bám mẹ?

Hành vi bám víu của trẻ là bình thường, như cách để thể hiện cảm xúc và nhu cầu của mình. Để cân bằng điều này, các chuyên gia gợi ý như sau. 

Dành cho con đủ sự quan tâm và yêu thương

Các bà mẹ có thể dành nhiều thời gian hơn cho con mình để đáp ứng nhu cầu tình cảm. Việc quan tâm và yêu thương đối với con không chỉ là một nhiệm vụ, mà còn là một cách để xây dựng mối quan tốt đẹp hơn.

Thường xuyên tương tác chặt chẽ với trẻ như ôm, hôn, chạm và những hình thức khác của sự tiếp xúc thể chất, đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường kết nối tình cảm giữa mẹ và con. Những cử chỉ nhẹ nhàng và âu yếm này không chỉ là cách thể hiện tình yêu thương từ mẹ mà còn là cách mẹ truyền đạt sự an ủi, sự quan tâm và sự chăm sóc đến con.

Khi trẻ cảm nhận được sự yêu thương và chăm sóc từ mẹ, sẽ thấy dễ chịu hơn và trạng thái tâm lý cũng  ổn định hơn. Từ đó, sẽ ít phụ thuộc vào mẹ và dần dần tự tin hơn trong việc khám phá thế giới xung quanh.

Các bà mẹ có thể dành nhiều thời gian hơn cho con mình để đáp ứng nhu cầu tình cảm.

Các bà mẹ có thể dành nhiều thời gian hơn cho con mình để đáp ứng nhu cầu tình cảm.

Nuôi dưỡng tính tự lập 

Các mẹ có thể từ từ nuôi dưỡng tính tự lập của trẻ trong cuộc sống hàng, hãy để con cố gắng hoàn thành một số công việc đơn giản một cách độc lập như tự mặc quần áo, rửa tay,...

Điều này có thể giúp trẻ xây dựng sự tự tin và hài lòng với bản thân, đồng thời giảm nhu cầu bám víu vào mẹ. Mẹ cũng có thể giúp trẻ thích nghi với môi trường mới, người lạ thông qua sự động viên, hướng dẫn phù hợp.

Tạo môi trường xã hội đa dạng

Khuyến khích trẻ nối với các thành viên khác trong gia đình hoặc bạn bè, để có thể tiếp xúc với những người và môi trường khác nhau, từ đó giảm dần hành vi bám mẹ.

Ví dụ, nếu mẹ đưa trẻ tham gia một số hoạt động gia đình, hãy để con tiếp xúc với nhiều người và nhiều thứ hơn. Đồng thời, mẹ có thể hướng dẫn trẻ xử lý đúng đắn các vấn đề cá nhân và cảm xúc thông qua việc tương tác với con, giúp con thích nghi tốt hơn với môi trường xã hội.

Kiên nhẫn và thấu hiểu

Khi trẻ bám lấy mẹ, cần phải kiên nhẫn và thông cảm. Đừng cố gắng đẩ ycon ra xa hoặc phớt lờ nhu cầu của bé. Ngược lại, mẹ có thể nhẹ nhàng nói cho bé biết mình đang làm gì và tạo cho con đủ sự an toàn.

Bằng thái độ và lời nói nhẹ nhàng, hãy cho con biết rằng mẹ yêu thường và luôn ở bên cạnh. Đồng thời, mẹ cũng phải hiểu rõ nhu cầu cảm xúc, trạng thái tâm lý để quan tâm, hỗ trợ đầy đủ cho con.

Khuyến khích trẻ kết nối bạn bè và tiếp xúc các môi trường khác nhau.

Khuyến khích trẻ kết nối bạn bè và tiếp xúc các môi trường khác nhau.

Tìm sự hỗ trợ và giúp đỡ

Nếu có vấn đề với cách nuôi dạy, hoặc nếu hành vi đeo bám của trẻ trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường, mẹ có thể cân nhắc tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia.

Các chuyên gia tâm lý có thể cung cấp thêm hướng dẫn và hỗ trợ để giúp các mẹ điều chỉnh tốt hơn với hành vi đeo bám của con mình.

Mặc dù thông thường trẻ sơ sinh chỉ bám vào mẹ chứ không bám vào bố, nhưng điều này không có nghĩa là người bố không quan trọng trong quá trình trưởng thành của con.

Người bố là trụ cột của gia đình và là tấm gương cho con cái noi theo khi lớn lên. Vì vậy, bố có thể thiết lập mối liên hệ tình cảm lành mạnh với con mình và thúc đẩy sự phát triển về thể chất và tinh thần, bằng cách tích cực tham gia vào cuộc sống và chăm sóc con hàng ngày. Đồng thời, bố mẹ nên hợp tác với nhau trong quá trình nuôi dạy, chăm sóc cho sự trưởng thành của con.

Vì sao trẻ sơ sinh thích bám mẹ mà không phải bố? Sự thật hóa ra là thế này - 7

Trẻ sở hữu đặc điểm này vô cùng thông minh, mẹ nắm được thể nào con cũng học giỏi nhất
Trẻ nhỏ có những đặc điểm này cho thấy não bộ của trẻ đã phát triển tốt và cha mẹ hướng dẫn nhằm giúp con phát huy thuận lợi.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức nuôi con