4 loại thực phẩm là "khắc tinh" của não bộ, trẻ ăn nhiều trí nhớ kém, điểm số sa sút

Hạ Mây - Ngày 01/05/2022 11:59 AM (GMT+7)

Dưới đây là 4 loại thực phẩm phổ biến, nhưng không tốt cho cả thể chất và trí thông minh của trẻ, cha mẹ nên hạn chế cho con ăn.

4 loại thực phẩm là amp;#34;khắc tinhamp;#34; của não bộ, trẻ ăn nhiều trí nhớ kém, điểm số sa sút - 1

Ngày nay đời sống vật chất ngày càng được cải thiện nên nhiều bậc phụ huynh có yêu cầu cao về an toàn vệ sinh thực phẩm và dinh dưỡng của trẻ, cùng với sự phát triển này trẻ em có nhiều sự lựa chọn hơn. Tuy nhiên, không phải loại thực phẩm nào trẻ thích cũng đều lành mạnh và bổ dưỡng.

Các chuyên gia khuyến cáo, có một số loại thực phẩm chứa những chất không tốt cho bộ não của trẻ, nếu ăn nhiều có thể tăng nguy cơ sụt giảm trí nhớ, điều này ảnh hưởng đến chất lượng học tập của trẻ ở trường. 

Dưới đây là 4 loại thực phẩm phổ biến, nhưng không tốt cho cả thể chất và trí thông minh của trẻ, cha mẹ nên hạn chế cho con ăn.

4 loại thực phẩm là amp;#34;khắc tinhamp;#34; của não bộ, trẻ ăn nhiều trí nhớ kém, điểm số sa sút - 2

Những loại thực phẩm có thể gây hại sức khỏe và trí tuệ của trẻ, mẹ nên hạn chế cho con ăn

Thức ăn nhanh

Hiện nay, các loại thức ăn nhanh như bánh mì sandwich, bánh hamburger, nước ngọt, khoai tây chiên, pate, xúc xích, lạp xường... chiếm lĩnh toàn bộ các bữa tiệc sinh nhật, liên hoan, hội hè của trẻ, từ lứa tuổi mầm non đến tận khối phổ thông trung học.

Hoặc sau mỗi buổi chiều tan trường đều được cha mẹ cho ăn một phần thức ăn nhanh, sau đó về nhà ăn cơm tối tiếp. Có trẻ được thay thế bữa ăn tối bằng thức ăn nhanh với lý do trẻ thích ăn hoặc cha mẹ bận rộn không thể nấu bữa cơm cho con.

Các loại thức ăn kể trên không có nhiều dinh dưỡng, thậm chí nếu ăn quá nhiều sẽ tạo ra những tác động xấu đối với sức khỏe.

Các loại thức ăn kể trên không có nhiều dinh dưỡng, thậm chí nếu ăn quá nhiều sẽ tạo ra những tác động xấu đối với sức khỏe. 

Mặc dù mang tính tiện lợi, nhưng các loại thức ăn kể trên không có nhiều dinh dưỡng, thậm chí nếu ăn quá nhiều sẽ tạo ra những tác động xấu đối với sức khỏe. 

Bởi thức ăn nhanh có năng lượng cao, nhiều chất béo, nhiều muối nhưng lại ít rau, do vậy không cân đối được các chất dinh dưỡng, đặc biệt không tốt cho tim mạch do hàm lượng muối cao.

Đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ

Trong phát triển quan trọng của trẻ, việc tích tụ quá nhiều chất béo từ các loại thức ăn nhiều dầu mỡ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ.

Một nghiên cứu của Đại học Cambridge được tiến hành trên 18.080 người đã phát hiện ra rằng, chế độ ăn nhiều thực phẩm chiên rán và thịt chế biến sẵn khiến sinh viên có điểm số thấp trong học tập và trí nhớ kém.

Ngoài ra, một nghiên cứu tương tự trên 5.038 cũng người cho thấy, chế độ ăn nhiều thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, đồ chiên rán có liên quan đến tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể và làm suy giảm khả năng suy luận của một người.

Bánh, kẹo ngọt

Một trong những tác hại của bánh kẹo ngọt khi trẻ ăn nhiều chính là có thể khiến trẻ mắc chứng bệnh đau đầu dữ dội.

Bởi khi trẻ dung nạp quá nhiều lượng đường cùng một lúc bộ não phản ứng từ chối dung nạp, khiến trẻ bị đau đầu dữ dội trong một khoảng thời gian. 

Ăn bánh, kẹo ngọt thường xuyên cũng không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, đặc biệt là dạ dày. 

Trẻ dung nạp quá nhiều đường từ các loại bánh, kẹo ngọt không chỉ gây béo phì mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và tác động tiêu cực tới não về sau.

Trẻ dung nạp quá nhiều đường từ các loại bánh, kẹo ngọt không chỉ gây béo phì mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và tác động tiêu cực tới não về sau.

Đồ uống chứa nhiều đường

Những loại đồ uống như nước ngọt có ga, soda trái cây, nước tăng lực đều có chứa lượng đường lớn, khoảng 50g đường trong 1 chai nước giải khát. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, lượng đường bổ sung không được vượt quá 50g mỗi ngày.

Khi tiêu thụ quá nhiều những loại đồ uống này, nó không chỉ gây béo phì mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và tác động tiêu cực tới não về sau.

Ngoài ra, thành phần chính của đồ uống có đường là siro, chứa 55% fructose và 45% glucose. Tiêu thụ nhiều đồ uống chứa fructose có thể dẫn tới huyết áp cao, mỡ máu cao, rối loạn chức năng động mạch. Đây đều là những yếu tố có liên quan tới hội chứng chuyển hóa, dễ làm tăng nguy cơ sa sút trí nhớ.

4 loại thực phẩm là amp;#34;khắc tinhamp;#34; của não bộ, trẻ ăn nhiều trí nhớ kém, điểm số sa sút - 5

Những điều cha mẹ nê làm giúp trẻ phát triển khỏe mạnh

Theo các chuyên gia, muốn con phát triển khỏe mạnh cả thể chất và trí tuệ, có 4 điều cơ bản sau đây cha mẹ cần áp dụng đúng cách.

4 loại thực phẩm là amp;#34;khắc tinhamp;#34; của não bộ, trẻ ăn nhiều trí nhớ kém, điểm số sa sút - 6

Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trẻ

Trẻ em đang ở giai đoạn tăng trưởng và phát triển quan trọng nên cha mẹ cần cung cấp đủ dinh dưỡng để có thể đáp ứng đủ dinh dưỡng mà trẻ cần khi phát triển thể chất. 

Khoa học đã chứng minh, sự phát triển trí não của trẻ cần đủ dinh dưỡng, vì vậy cần bổ sung dinh dưỡng kịp thời để cải thiện trí nhớ cho trẻ.

Trong đó, vitamin, sắt và canxi được xem là 3 dưỡng chất cần thiết nhất giúp trẻ tăng trưởng chiều cao tối ưu, phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ và tránh được những tình trạng bệnh lý cho cơ thể.

Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ

Theo một số nghiên cứu, việc nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp bảo vệ não bộ của trẻ, cải thiện trí nhớ. Vì vậy, trẻ phải đảm bảo chất lượng giấc ngủ tốt, nếu giấc ngủ bị xáo trộn thì khả năng phản ứng của não bộ sẽ suy giảm, dẫn đến suy giảm trí nhớ.

Ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ nên giúp trẻ nghỉ ngơi khoa học, đảm bảo não bộ có thời gian nghỉ ngơi, để trẻ lớn lên khỏe mạnh hơn.

Sữa chứa nhiều canxi và dưỡng chất cần thiết giúp trẻ phát triển thể chất tối ưu.

Sữa chứa nhiều canxi và dưỡng chất cần thiết giúp trẻ phát triển thể chất tối ưu.

Giúp trẻ hình thành thói quen vận động

Khi trẻ còn nhỏ, tay chân của trẻ rất linh hoạt, đây là thời điểm tốt để trẻ luyện tập thói quen vận động. Vì tập thể dục không chỉ có thể tăng cường khả năng miễn dịch mà còn giúp thư giãn và rèn luyện trí não cho trẻ.

Do đó, cha mẹ nên chú ý tạo cho trẻ thói quen vận động tốt, vừa không gây hại cho cơ thể, vừa có thể giúp cải thiện trí nhớ của trẻ.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Cha mẹ nên thường xuyên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc trung tâm Y tế để kiểm tra sức khỏe định kỳ, điều này có thể giúp theo dõi các cột mốc trong quá trình tăng trưởng cũng như phát hiện những dấu hiệu bất bình thường ở trẻ.

Sự phòng ngừa không bao giờ là thừa, bởi nếu có những dấu hiệu bệnh trẻ thường gặp mà được phát hiện kịp thời sẽ được chữa trị ngay lập tức.

Thông qua một số kết quả sau khi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ sẽ thông báo cho phụ huynh những diễn biến bên trong cơ thể bé và tư vấn liệu pháp chữa trị nếu như có dấu hiệu mắc bệnh. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của trẻ, bác sĩ có thể tư vấn điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt...

Tập thể dục không chỉ có thể tăng cường khả năng miễn dịch mà còn giúp thư giãn và rèn luyện trí não cho trẻ.

Tập thể dục không chỉ có thể tăng cường khả năng miễn dịch mà còn giúp thư giãn và rèn luyện trí não cho trẻ.

3 tư thế ngủ làm giảm chiều cao của trẻ, không sửa ngay con dễ thấp lùn khi lớn
Trẻ có 3 kiểu tư thế ngủ này sẽ ảnh hưởng đến phát triển chiều cao, cha mẹ cần chú ý điều chỉnh kịp thời.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức nuôi con