9 mẹo hiệu quả giúp trẻ lười ăn trở thành ăn thun thút, nhanh tăng cân

Hạ Mây - Ngày 06/08/2021 09:59 AM (GMT+7)

Cha mẹ có thể áp dụng những giải pháp nhỏ cho việc thay đổi thói quen ăn uống ở trẻ, giúp con ăn ngon miệng hơn.

Nhiều bậc cha mẹ lo lắng rằng con mình có thói quen ăn uống kém, ăn không đủ hoặc ăn không đúng cách. Có tới 50% các bà mẹ có con trong độ tuổi từ 1 đến 10 tin rằng con có thói quen ăn uống kém, lười và biếng ăn. 

Tuy nhiên, làm thế nào để nhận biết trẻ thực sự có thói quen ăn uống kém? Dưới đây là những dấu hiệu, nguyên nhân giúp cha mẹ hiểu hơn vấn đề này cũng như những giải pháp nhỏ cho việc thay đổi thói quen ăn uống ở trẻ, giúp con ăn ngon miệng hơn.

9 mẹo hiệu quả giúp trẻ lười ăn trở thành ăn thun thút, nhanh tăng cân - 2

Dấu hiệu của thói quen ăn uống kém

- Trẻ mất hơn 30 phút để hoàn thành bữa ăn của mình.

- Trẻ thiếu cân so với chiều cao và tuổi của cháu.

- Tránh bữa ăn, che miệng, đôi khi giả vờ nôn mửa và thường quấy khóc trong bữa ăn.

- Kén ăn và chỉ chọn ăn những thức ăn quen thuộc.

- Ăn ít hơn các bạn cùng tuổi.

Tình trạng trẻ biếng ăn, lười ăn thường thấy ở trẻ từ 1-10 tuổi.

Tình trạng trẻ biếng ăn, lười ăn thường thấy ở trẻ từ 1-10 tuổi.

9 mẹo hiệu quả giúp trẻ lười ăn trở thành ăn thun thút, nhanh tăng cân - 4

Nguyên nhân của thói quen ăn uống kém

Cha mẹ có thể cảm thấy bối rối khi con mình đột nhiên bắt đầu tránh thức ăn, đặc biệt những trẻ từng có thói quen ăn uống lành mạnh. Nếu trẻ đột ngột thay đổi thói quen ăn uống, 3 yếu tố chính được các chuyên gia xác định là do thức ăn, bản thân đứa trẻ hoặc do thói quen của người chăm sóc trẻ.

Thức ăn có thể là nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ thay đổi thói quen ăn uống, nếu thức ăn không hợp khẩu vị của trẻ, hoặc không phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ, trẻ sẽ từ chối nó.

Nguyên nhân thứ 2 có thể là do trẻ mắc chứng rối loạn ăn uống, rối loạn vị giác vậy nên rất nhạy cảm với các mùi vị.

Người chăm sóc (người chăm sóc có thể là ông bà, cha mẹ, bảo mẫu), hay người chế biến món ăn cho trẻ cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ thay đổi thói quen ăn uống, lười và biếng ăn, ví dụ trẻ được người chăm sóc đáp ứng mọi yêu cầu trong lúc ăn uống như được xem TV, được quyền không ăn hết thức ăn, thiếu hiểu biết về dinh dưỡng, chọn thức ăn không phù hợp cho trẻ. 

Trẻ ăn uống kém có thể xuất phát từ thức ăn không ngon, không hợp khẩu vị hoặc chính nhu cầu dinh dưỡng của bản thân trẻ.

Trẻ ăn uống kém có thể xuất phát từ thức ăn không ngon, không hợp khẩu vị hoặc chính nhu cầu dinh dưỡng của bản thân trẻ.

9 mẹo hiệu quả giúp trẻ lười ăn trở thành ăn thun thút, nhanh tăng cân - 6

Giải pháp cho thói quen ăn uống kém

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra thói quen ăn uống kém của trẻ cha mẹ có thể thử các giải pháp khác nhau để cải thiện những thói quen này.

Dù nguyên nhân là gì, hãy cố gắng phá vỡ những hành vi ăn uống không tốt của con, để trẻ hình thành thói quen ăn uống tốt hơn, khuyến khích trẻ ăn uống lành mạnh để tăng trưởng và phát triển đúng cách.

Dưới đây là những cách để quản lý thói quen ăn uống kém của trẻ, cha mẹ có thể áp dụng.

- Hãy đến gặp bác sĩ nhi khoa để được tư vấn về sự phát triển và dinh dưỡng của trẻ.

Đối với những trẻ ăn uống kém, cha mẹ nên có những phương pháp hữu hiệu để thay đổi thói quen và cải thiện dinh dưỡng cho con.

Đối với những trẻ ăn uống kém, cha mẹ nên có những phương pháp hữu hiệu để thay đổi thói quen và cải thiện dinh dưỡng cho con. 

- Trẻ hiếu động đôi khi quên ăn. Vì vậy, hãy đến gặp bác sĩ để đảm bảo rằng thói quen ăn uống kém của trẻ không phải là do chứng tự kỷ hay rối loạn tăng động giảm chú ý.

- Cho trẻ ăn thức ăn có hàm lượng calo cao (1Kcal / 1ml) để hỗ trợ sự phát triển của trẻ.

- Nếu trẻ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh tiểu đường có thể khiến trẻ kém ăn, hãy tìm cách điều trị kịp thời cho trẻ.

- Cung cấp hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ, theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Cho trẻ xem hình ảnh về thức ăn để trẻ làm quen với các loại thức ăn khác nhau. Ngoài ra, hãy nhờ trẻ giúp bạn chuẩn bị các món ăn .

- Cân nhắc việc cung cấp các chất bổ sung dinh dưỡng nếu trẻ không chịu ăn một số loại thực phẩm nhất định.

9 mẹo hiệu quả giúp trẻ lười ăn trở thành ăn thun thút, nhanh tăng cân - 8

9 mẹo nhỏ mẹ giúp con ăn ngon miệng hơn

Nếu thói quen ăn uống kém, lười và biếng ăn của trẻ không được cải thiện sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu về sức khỏe, trẻ có thể thiếu cân hoặc suy dinh dưỡng.

Do đó, để cải thiện thói quen ăn uống kém của trẻ, giúp con ăn ngon miệng hơn, cha mẹ có thể áp dụng những mẹo nhỏ sau: 

9 mẹo hiệu quả giúp trẻ lười ăn trở thành ăn thun thút, nhanh tăng cân - 9

 Không nên cho trẻ xem TV, ipad khi ăn

Trong các bữa ăn kể cả chính hoặc phụ, cha mẹ cần đảm bảo rằng trẻ tập trung vào việc ăn uống mà không bị phân tâm, chẳng hạn như đồ chơi hoặc TV.

Cho trẻ ăn thức ăn phù hợp với lứa tuổi

Trẻ ở mỗi giai đoạn phát triển, chế độ dinh dưỡng có sự khác biệt đáng kể. Để trẻ phát triển tốt, cha mẹ không chỉ cho con ăn những loại thực phẩm bổ dưỡng mà còn cần nắm rõ chế độ dinh dưỡng đối với từng lứa tuổi. 

Ví dụ: trẻ sơ sinh có hệ thống tiêu hóa chưa hoàn thiện nên không thể dup nạp các loại thức ăn cứng như người lớn, do đó ở giai đoạn này cháu ăn dặm, hay thức ăn dạng lỏng là phù hợp với trẻ.

Cho trẻ tự xúc ăn là một giai đoạn quan trọng trong việc dạy cho bé tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ.

Cho trẻ tự xúc ăn là một giai đoạn quan trọng trong việc dạy cho bé tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ. 

Khuyến khích trẻ khi trẻ ăn ngon miệng

Các bậc cha mẹ nên duy trì không khí tốt trong các bữa ăn gia đình, trò chuyện và khuyến khích trẻ ăn, điều này giúp trẻ tập dần các kỹ năng ăn uống như tập cho trẻ cầm muỗng đũa, tập cho trẻ biết tự đút ăn, tập cho trẻ kỹ năng giao tiếp trên bàn ăn cùng với người lớn… khi trẻ ăn chung với gia đình trong không khí đầm ấm trẻ thường ăn được nhiều hơn, phát triển các giác quan và trí não một cách hoàn thiện nhất.

Giới hạn giờ ăn trong 30 phút

Nguyên tắc không kéo dài bữa ăn chính quá 30 phút và bữa phụ quá 20 phút là nguyên tắc quan trọng mà cha mẹ cần tuân thủ, 30 phút là khoảng thời gian giới hạn cho mỗi bữa ăn của trẻ được các chuyên gia khuyến cáo, nếu quá 30 phút thì thức ăn của bé cũng nguội, nhiều khi còn bị vữa nên bé khó ăn hơn và không muốn ăn là điều tất yếu. 

Tránh ép con ăn, hoặc công khai thể hiện sự thất vọng

Phụ huynh nên để con trẻ ăn theo khả năng của mình, không nên thể hiện sự thất vọng, ép trẻ hay la mắng. hãy cho trẻ chọn những thức ăn mà trẻ thích, những trẻ khó ăn uống cha mẹ nên“chia nhỏ bữa ăn”giúp trẻ vẫn ăn đủ lượng thức ăn cần thiết mà hệ tiêu hóa của trẻ lại không bị quá tải.

Thay đổi thực đơn đa dạng

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ đóng vai trò quan trọng, giúp trẻ tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm cũng như rút ngắn thời gian điều trị. Mẹ nên thay đổi thực đơn đa dạng hàng ngày để trẻ ăn ngon miệng hơn, cũng như đảm bảo nhu cầu năng lượng và cân bằng dinh dưỡng, bữa ăn của trẻ.

Khuyến khích trẻ tự xúc ăn

Ở mỗi giai đoạn khác nhau, trẻ sẽ có các kỹ năng sử dụng các bộ phận cơ thể thích hợp, bản năng tự chăm sóc mình. Do đó, mẹ hoàn toàn có thể đưa ra nhiều phương pháp để trẻ tự học ăn mà bạn không cần phải xúc, mớm cho con mỗi ngày.

Đồng thời tập cho trẻ tự xúc ăn là một giai đoạn quan trọng trong việc dạy cho bé tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ. 

Cha mẹ hãy làm gương cho con

Cha mẹ làm gương cho con là cách dạy dỗ hiệu quả nhất. Đôi khi, chỉ nói con về những giá trị và trách nhiệm thôi là chưa đủ, phải cho con thấy được hành động. Và việc cha mẹ duy trì thói quen ăn uống lành mạnh cũng là phương pháp hiệu quả giúp trẻ học hỏi theo.

Các bậc cha mẹ nên duy trì không khí tốt trong các bữa ăn gia đình, trò chuyện và khuyến khích trẻ ăn, điều này giúp trẻ tập dần các kỹ năng ăn uống cho con.

Các bậc cha mẹ nên duy trì không khí tốt trong các bữa ăn gia đình, trò chuyện và khuyến khích trẻ ăn, điều này giúp trẻ tập dần các kỹ năng ăn uống cho con.

Tránh để trẻ ăn vặt quá nhiều giữa các bữa chính

Trẻ ăn vặt quá no sẽ không muốn dành thời gian cho các bữa chỉnh, nếu thường xuyên ăn vặt các đồ ngọt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Đường và dầu mỡ không chỉ làm thể trọng của bé vượt tiêu chuẩn, thành phần muối nhiều còn làm tăng áp lực cho tim và thận, gây ra các bệnh về huyết áp.

Cha mẹ nên thận trọng khi thay đổi thói quen ăn uống của con, tránh tình trạng ép trẻ ăn quá nhiều điều này có thể làm tăng căng thẳng từ nhẹ đến nặng cho cả người chăm sóc và trẻ. Nó thậm chí có thể gây căng thẳng trong mối quan hệ cha mẹ và con cái.

Những hậu quả nặng nề hơn bao gồm ảnh hưởng đến thể chất của trẻ như chậm tăng cân và giảm khả năng miễn dịch. Ngoài ra, các tác động tâm lý như thất vọng và lo lắng trong giờ ăn có thể dẫn đến trầm cảm hoặc các rối loạn khác. Thay vì cố ép trẻ ăn, hãy tập trung vào việc áp dụng các giải pháp khuyến khích trẻ cải thiện thói quen ăn uống của mình.

2 kiểu ăn sáng trẻ càng ăn càng thông minh, các bà mẹ có con học giỏi hay làm
Ăn sáng đúng cách giúp trẻ tăng cường hoạt động thể chất, tinh thần cũng như tăng khả năng học hỏi.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ