Bé 1 tháng tuổi bị xuất huyết não, mẹ hối hận khi biết do thói quen ăn uống của mình

Hạ Mây - Ngày 16/09/2021 09:59 AM (GMT+7)

Theo chuyên gia nhiều bà mẹ dễ những sai lầm về việc bổ sung dinh dưỡng cho bản thân trong thời kỳ trẻ bú sữa mẹ.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho sự phát triển của trẻ nhỏ, nhất là trong giai đoạn 6 tháng đầu tiên của cuộc đời. Việc cho con bú đúng cách, khoa học và đầy đủ chính là chìa khóa vàng để bé luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Thế nhưng theo thống kê, chưa đến 20% các bà mẹ tuân thủ việc cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và hầu hết đều kế thúc việc cho con bú trước khi bé tròn 24 tháng tuổi. 

Bên cạnh đó, rất nhiều những sai lầm khi cho con bú, đặc biệt là hiểu lầm về chế độ dinh dưỡng mà các mẹ hay mắc cũng chính là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé, khiến bé dễ mắc phải bệnh tật hơn.

Trường hợp một cậu bé ở Phúc Kiến, Trung Quốc bị xuất huyết nội sọ khi chỉ mới 1 tháng tuổi mà không tìm thấy nguyên nhân, đồng thời không bị tác động lực gây vết thương hở. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã đưa ra kết luận cuối cùng về nguyên nhân thực sự liên quan đến thói quen ăn uống của người mẹ đang cho con bú. 

Cách đây không lâu, Khoa phẫu thuật thần kinh tại Bệnh viện 900 thuộc Lực lượng hỗ trợ hậu cần liên hợp Phúc Châu (Trung Quốc) đã tiếp nhận một bệnh nhi chỉ vừa 1 tháng tuổi, bị xuất huyết nội sọ. Theo như tình trạng của cậu bé được miêu tả lại, gia đình phát hiện em bé đột nhiên phản ứng kém, chân tay cứng đờ, co giật, mắt không thể mở hết và nhìn thẳng. Ngay lập tức, em bé được đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. 

Rất may mắn, cậu bé đã được đưa tới bệnh viện kịp thời để tiếp nhận điều trị. (Ảnh minh họa)

Rất may mắn, cậu bé đã được đưa tới bệnh viện kịp thời để tiếp nhận điều trị. (Ảnh minh họa)

Rất may mắn, em bé được cứu chữa kịp thời, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật khẩn cấp. Do não của trẻ chưa hoàn thiện, các dây thần kinh phức tạp nên ca mổ rất khó khăn vì rất dễ chạm vào các dây thần kinh gây bại liệt ở trẻ. Sau khi phẫu thuật, em bé được chuyển về phòng chăm sóc đặc biệt, sức khỏe ổn định, không có biến chứng nào nghiêm trọng.

Sau khi nhận được kết quả chẩn đoán con trai bị xuất huyết nội sọ, cha mẹ của cậu bé không khỏi hoảng hốt. Con không bị ngã, bị thương hay có bất kỳ va chạm nào vào phần đầu, tại sao lại có thể đột ngột bị xuất huyết não.

Bác sĩ cũng đã kiểm tra hình ảnh chụp X-Quang toàn cơ thể và khám sức khỏe chi tiết, không có bất thường nào khác trên người cháu bé. Các bác sĩ phỏng đoán nguyên nhân chính xuất phát từ chế độ ăn uống không cân bằng của người mẹ trong quá trình cho con bú, lâu dần ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Bé 1 tháng tuổi bị xuất huyết não, mẹ hối hận khi biết do thói quen ăn uống của mình - 3

Chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ

Bác sĩ đã tiến hành hỏi chi tiết về cách cha mẹ của bệnh nhi này chăm con kể từ sau khi em bé được sinh ra, cuối cùng cũng hiểu được mấu chốt của vấn đề: Do chế độ dinh dưỡng của người mẹ đang cho con bú không cung cấp được cho trẻ vitamin K thông qua đường sữa mẹ. Bác sĩ cho biết, việc cơ thể thiếu các vitamin cần thiết để tổng hợp các yếu tố đông máu sẽ gây ra tình trạng rối loạn đông máu ở trẻ.

Vậy thói quen ăn uống của người mẹ này như thế nào mà lại có ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ như vậy? Theo như chia sẻ, bà mẹ trẻ trong giai đoạn ở cữ chỉ ăn thịt gà, thịt lợn, cá, sữa, trứng... Chế độ ăn rất giàu đạm nhưng hầu như không có rau xanh, hoa quả do kiêng cữ. Trong khi đó, vitamin K (bao gồm K1, K2) có vitamin K1 chủ yếu đến từ thực phẩm, phần lớn là rau xanh, trong khi vitamin K2 được tổng hợp bởi vi khuẩn đường ruột.

Chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của trẻ. (Ảnh minh họa)

Chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của trẻ. (Ảnh minh họa)

Được biết, bệnh viện 900 tại Trung Quốc tiếp nhận hàng năm từ 20 đến 30 trẻ bị xuất huyết não do thiếu vitamin, hầu hết các trẻ đều được bú sữa mẹ. Dù các bác sĩ đã không ngừng nhắc nhở mẹ nuôi con bằng sữa mẹ tốt hơn bú sữa công thức nhưng dinh dưỡng của trẻ bú mẹ hoàn toàn phụ thuộc vào mẹ, nên chế độ ăn của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ qua sữa.

Các bà mẹ đang cho con bú cần chú trọng cân bằng dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin, không nên tin vào quan niệm cũ “rau xanh có tính lạnh, không nên ăn sẽ làm trẻ bị lạnh”. Ngoài ra, nếu mẹ mắc bệnh phải uống các loại kháng sinh cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường ruột, lúc này cũng nên dùng sữa công thức để thay thế tạm thời hoặc bổ sung trực tiếp vitamin K1 cho trẻ.

Em bé khi mới chào đời cho đến khi 3 tháng tuổi chưa hình thành hệ vi khuẩn đường ruột nên không thể tự tổng hợp được vitamin K2, do đó phải tăng cường bổ sung vitamin K1 ngoại sinh để bù đắp lượng thiếu hụt. Lượng vitamin K1 của trẻ bú mẹ hoàn toàn phụ thuộc hoàn toàn vào tình trạng dinh dưỡng của người mẹ.  

Bé 1 tháng tuổi bị xuất huyết não, mẹ hối hận khi biết do thói quen ăn uống của mình - 5

Những sai lầm thường có về chế độ ăn uống của mẹ đang cho con bú

Các bậc cha mẹ hiện đại đều chủ trương nuôi con khoa học, rất chú trọng đến chế độ ăn uống để đảm bảo dinh dưỡng cân đối và lành mạnh, đặc biệt là người mẹ đang cho con bú. Tuy nhiên, một số quan niệm bảo thủ từ quá khứ về việc kiêng cữ vẫn đang tồn tại, nếu áp dụng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ. 

Theo chuyên gia nhiều bà mẹ dễ những sai lầm về việc bổ sung dinh dưỡng cho bản thân trong thời kỳ trẻ bú sữa mẹ, mẹ có thể tham khảo điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu và sức khỏe của con, đặc biệt là đối với ai lần đầu làm mẹ.

Bé 1 tháng tuổi bị xuất huyết não, mẹ hối hận khi biết do thói quen ăn uống của mình - 6

Uống các món canh kích sữa nấu từ cá diếc, chim bồ câu, chân giò...

Ông bà ta quan niệm sẽ cho bà mẹ uống tất cả các loại súp cho con bú trong thời gian ở cữ sẽ tiết ra nhiều sữa mẹ. Thành phần chính của các món súp này bao gồm cá diếc, chân giò heo, chim bồ câu… đun nấu trong vài tiếng đồng hồ.

Thực tế, lượng chất béo bão hòa, purin và cholesterol cao trong các món súp này không có lợi cho sức khỏe của mẹ, nếu ăn quá nhiều sẽ khiến mẹ dễ tăng cân và tắc tia sữa, khó giảm cân hơn sau khi sinh con.

Uống rượu gạo và ăn cơm rượu trong thời gian ở cữ

Nhiều vùng tại Trung Quốc có phong tục cho bà mẹ đang ở cữ uống rượu gạo, ăn cơm rượu vì tin rằng đây là những thực phẩm tốt cho sữa mẹ.

Thực tế, dù là loại rượu nào thì cũng không có tác dụng lợi sữa, nồng độ cồn chứa trong nó cũng sẽ ức chế sản xuất sữa. Vì rượu bia có tác dụng lợi tiểu nên sẽ khiến cơ thể mất nước nhanh chóng, mặt khác có thể ức chế quá trình tiết hormone tạo sữa khiến lượng sữa giảm xuống.

Hơn nữa, các bà mẹ đang cho con bú không nên tiếp xúc với rượu bia vì mùi cồn bám trên người mẹ sau khi uống có thể khiến trẻ dễ bị kích động, cáu gắt, buồn ngủ thậm chí không chịu bú… 

Lượng chất béo bão hòa, purin và cholesterol cao trong các món canh chân giò, chim bồ câu...  không có lợi cho sức khỏe của mẹ, nếu ăn quá nhiều sẽ khiến mẹ dễ tăng cân và tắc tia sữa, khó giảm cân hơn sau khi sinh con.. (Ảnh minh họa)

Lượng chất béo bão hòa, purin và cholesterol cao trong các món canh chân giò, chim bồ câu...  không có lợi cho sức khỏe của mẹ, nếu ăn quá nhiều sẽ khiến mẹ dễ tăng cân và tắc tia sữa, khó giảm cân hơn sau khi sinh con.. (Ảnh minh họa)

Chế độ ăn sau sinh càng nhạt càng tốt

Nhiều bà mẹ nghe nói trong thời gian cho con bú phải ăn nhạt, không nên cho muối hay gia vị vào các món ăn khi ở cữ. Đồng thời việc ăn nhạt được cho rằng có tác dụng để giảm cân sau khi sinh, sẽ tốt cho sức khỏe hơn.

Tuy nhiên, sau khi sinh các bà mẹ thường tiết ra nhiều mồ hôi, đồng thời phải cho con bú nên cơ thể dễ bị thiếu nước. Vậy nên cần bổ sung muối ở dạng vừa đủ, không nên hoàn toàn cắt muối ra khỏi các món ăn.

Ăn trứng mỗi ngày để bồi bổ cơ thể

Nhiều người thuộc thế hệ lớn tuổi cho rằng trứng rất bổ dưỡng cho mẹ khi cho con bú nên sẽ chế biến các món theo nhiều cách khác nhau để người mẹ bồi bổ cơ thể và phục hồi sau khi sinh. Tuy nhiên, mặc dù trứng thực sự là thực phẩm giàu protein và có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, nhưng nếu ăn quá nhiều trứng sẽ gây ra các phản ứng về đường tiêu hóa và tăng cholesterol, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Mặc dù trứng thực sự là thực phẩm giàu protein và có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, nhưng nếu ăn quá nhiều trứng sẽ gây ra các phản ứng về đường tiêu hóa và tăng cholesterol, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. (Ảnh minh họa)

Mặc dù trứng thực sự là thực phẩm giàu protein và có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, nhưng nếu ăn quá nhiều trứng sẽ gây ra các phản ứng về đường tiêu hóa và tăng cholesterol, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. (Ảnh minh họa)

Ăn nhiều gừng và đường nâu 

Ai cũng tin rằng gừng rất tốt cho quá trình ở cữ của các bà mẹ như "Uống nước gừng", "gội đầu bằng nước gừng"... đều được cho là giúp giữ ấm cơ thể dễ bị nhiễm lạnh sau sinh của các mẹ bỉm sữa.

Mặc dù gừng có thể thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu nhưng nếu quá lạm dụng sẽ làm tăng lochia (dịch tiết âm đạo sau khi sinh), khiến nội mạc tử cung khó phục hồi, gây thiếu máu, gầy yếu sau sinh.

Tương tự với đường nâu, được cho là có tính bổ máu nhưng nếu ăn nhiều đường nâu sau khi sinh con sẽ dễ gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo tăng lên, không tốt cho bà mẹ đang ở cữ và cho con bú.

3 biểu hiện lạ thường ở bàn tay nhưng trộm vía bé thông minh từ trong trứng nước
Ngoài khả năng cầm nắm tuyệt vời, bàn tay của trẻ còn có thể phản ánh tốt sự phát triển của não bộ.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn