Các nghiên cứu chỉ ra một số thói quen thường ngày cũng ảnh hưởng đến khả năng phát triển trí tuệ của trẻ.
Đối với các bậc cha mẹ, điều quan tâm nhất đến con cái là sức khỏe thể chất, sau đó là sự phát triển trí tuệ của trẻ. Thực tế, điều kiện môi trường sống, cách nuôi dạy của cha mẹ, những thói quen và trải nghiệm trong cuộc đời cũng sẽ ảnh hưởng nhất định đến trí thông minh của trẻ.
Các nghiên cứu chỉ ra một số thói quen thường ngày cũng ảnh hưởng đến khả năng trí tuệ của con người, theo đó trẻ duy trì thói quen tốt sẽ kích thích khả năng ghi nhớ của não bộ, tăng tư duy và cải thiện IQ hiệu quả.
Sử dụng tay trái
Bộ não của con người được chia thành bán cầu trái và phải. Bán cầu trái là "bán cầu lý trí" chịu trách nhiệm tư duy logic như từ ngữ và số học, trong khi đó bán cầu phải là "bán cầu nghệ thuật" chịu trách nhiệm tư duy hình ảnh như trí tưởng tượng và âm nhạc.
Do hiện tượng chỉ huy chéo của hệ thần kinh, hầu hết những người giỏi sử dụng tay phải có bán cầu não trái phát triển, và những người giỏi sử dụng tay trái có bán cầu não phải phát triển hơn.
Tuy nhiên, việc sử dụng tay phải lâu dài dù trẻ có thể tiếp thu nhanh các kỹ năng nhưng sẽ dẫn đến sự phát triển mất cân đối của hai bán cầu trái và phải, không có lợi cho sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Trẻ sử dụng tay trái sẽ khiến các dây thần kinh não bộ nhận được kích thích mới, các tế bào sẽ phát triển nhanh chóng, từ đó mở rộng dung lượng não bộ và cải thiện trí nhớ.
Vì vậy, cha mẹ có thể tập cho con sử dụng tay trái khi đánh răng, cầm thìa hay vật dụng gì đó, nhưng chú ý sử dụng tay trái là một trải nghiệm mới cho những hành động mà tay phải đã quen.
Trải nghiệm này sẽ khiến các dây thần kinh não bộ của trẻ nhận được kích thích mới, các tế bào sẽ phát triển nhanh chóng, từ đó mở rộng dung lượng não bộ và cải thiện trí nhớ.
Tuy nhiên, đối với một số trẻ việc tập sử dụng tay trái không phải là điều dễ dàng, nếu nhận thấy điều này khó khăn với con, cha mẹ cũng không nên ép buộc trẻ.
Nhắm mắt đúng cách
Khi con người đã quen với môi trường xung quanh, não bộ sẽ ở trạng thái thư giãn do không có sự kích thích tươi mới, vì vậy cha mẹ có thể cùng con chơi một số trò chơi nhỏ ở nhà như đi bộ nhắm mắt, hoặc nhắm mắt để chạm và đoán xem vật gì đó...
Khi thị giác của con người bị che khuất, thính giác và xúc giác sẽ trở nên nhạy bén, trẻ sẽ hình thành kích thích mới đối với tế bào thần kinh não, bằng cách huy động thính giác và xúc giác để nhận thức thế giới, điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển của tế bào não và giúp tăng cường trí nhớ.
Một hoạt động được chuyên gia khuyến khích để thanh lọc và cải thiện trí nhớ cho trẻ đó là thiền, thiền có tác dụng làm tăng khả năng tập trung, sáng tạo và cân bằng cảm xúc cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Thêm vào đó, thực hành thiền cũng mang lại cho trẻ những lợi ích về mặt thể chất vì nó giúp hệ thần kinh bình tĩnh và giảm các hormone gây căng thẳng.
Rất nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thực hành thiền giúp cải thiện sự tập trung và hành vi của trẻ.
Trẻ học cách quan sát cẩn thận
Đối với trẻ em, những gì được ghi nhớ kỹ lưỡng và rõ ràng thường là ấn tượng nhất. Trí nhớ giống như một con dao, càng mài càng sắc, để lâu ngày không sử dụng sẽ bị rỉ sét, vì vậy đối với trẻ em, càng quan sát kỹ mọi vật, não bộ càng được kích thích, bộ nhớ sẽ mạnh mẽ hơn.
Để nâng cao khả năng quan sát của trẻ, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ đúng cách khi trẻ đi dạo hoặc đi thăm vườn bách thú, đồng thời để trẻ chú ý đến những điểm giống và khác nhau của sự vật xung quanh, hoặc so sánh con vật này với con vật khác. Hãy khuyến khích trẻ nói ra sự khác biệt, và theo thời gian, đứa trẻ sẽ ngày càng ghi nhớ nhiều điều hơn.
Cha mẹ cũng có thể hướng dẫn trẻ nhìn chăm chú vào một bức tranh, sau đó nhắm mắt nhớ lại những gì trong tranh như bầu trời, cảnh vật, các nhân vật liên quan. Việc luyện tập nhiều lần như vậy không chỉ cải thiện sự chú ý của trẻ mà còn giúp nâng cao trí nhớ.
Ngoài ra, muốn biến trí nhớ ngắn hạn thành dài hạn, trẻ cần phải thường xuyên ôn tập lại mỗi ngày. Nếu không lặp lại mỗi ngày, trẻ sẽ sớm quên tất cả sau một khoảng thời gian không đụng tới những thứ đó.
Để nâng cao khả năng quan sát của trẻ, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ tập quan sát và miêu tả một vật nào đó.
Trẻ thường xuyên trò chuyện với cha mẹ
Trí nhớ ngắn hạn được phản ánh qua tốc độ trẻ ghi nhớ mọi thứ, trong khi trí nhớ dài hạn được phản ánh ở mức độ trẻ nhớ lại các sự kiện trong quá khứ.
Để rèn luyện khả năng ghi nhớ cho con, khi đón trẻ đi học về hoặc đi dạo sau bữa tối, cha mẹ có thể trò chuyện với trẻ và hỏi trẻ đã trải qua những gì trong ngày, lúc này trẻ sẽ bắt đầu nhớ lại, trẻ càng miêu tả chi tiết thì càng nhớ lâu hơn.
Việc nhớ lại và trí nhớ là bổ sung cho nhau, vì vậy để cải thiện trí nhớ, cha mẹ có thể thường xuyên trò chuyện và hướng dẫn con nhớ lại một cách có ý thức.
Đồng thời, việc trò chuyện hàng ngày của cha mẹ luôn giúp con thông minh hơn, và giúp khả năng giao tiếp cũng như làm tăng vốn từ của trẻ.
Ngoài ra, tập cho trẻ chơi các môn thể thao ngoài trời nhiều hơn, ngủ đủ giấc và tâm trạng tốt cũng có thể thúc đẩy và cải thiện trí nhớ của trẻ.
Việc trò chuyện hàng ngày của cha mẹ luôn giúp con thông minh hơn, và giúp khả năng giao tiếp cũng như làm tăng vốn từ của trẻ.