Không chỉ có canxi, trẻ thiếu chất này cũng bị "đánh cắp" chiều cao và trí tuệ

Hạ Mây - Ngày 28/01/2022 11:12 AM (GMT+7)

Nếu nhận thấy cơ thể trẻ có 4 tín hiệu này, chứng tỏ bé đang thiếu kẽm trầm trọng, cha mẹ nên chú ý điều chỉnh phù hợp.

Không chỉ có canxi, trẻ thiếu chất này cũng bị amp;#34;đánh cắpamp;#34; chiều cao và trí tuệ - 1

Như chúng ta đã biết, kẽm là một trong những nguyên tố vi lượng quan trọng đối với cơ thể người. Kẽm tham gia vào quá trình hình thành enzyme, chuyển hóa protein. Nó thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Nếu thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn do rối loạn vị giác. Cơ thể cũng sẽ chậm và ngừng phát triển, sự phân chia tế bào sẽ khó xảy ra nên ảnh hưởng trầm trọng đến sự tăng trưởng. Thiếu kẽm còn là nguyên nhân dẫn đến rối loạn phát triển xương và chậm dậy thì ở trẻ em.

Nếu nhận thấy cơ thể trẻ có 4 tín hiệu này, chứng tỏ bé đang thiếu kẽm trầm trọng, cha mẹ nên chú ý điều chỉnh phù hợp để không ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.

Không chỉ có canxi, trẻ thiếu chất này cũng bị amp;#34;đánh cắpamp;#34; chiều cao và trí tuệ - 2

4 tín hiệu cho biết trẻ đang thiếu kẽm, cha mẹ cần chú ý

Biểu hiện trẻ thiếu kẽm thường thấy đó chính là chậm tăng cân, chậm tăng trưởng chiều cao, thường xuyên ốm vặt...

Không chỉ có canxi, trẻ thiếu chất này cũng bị amp;#34;đánh cắpamp;#34; chiều cao và trí tuệ - 3

Phát triển trí tuệ bất thường

Nếu thiếu kẽm nghiêm trọng, sự phát triển trí tuệ của trẻ sẽ bị ảnh hưởng ở một mức độ nhất định, vì cơ thể thiếu kẽm sẽ gây ra sự tổng hợp bất thường của DHA và protein trong tế bào não, dẫn đến các vấn đề về phát triển trí não của trẻ, chẳng hạn như chứng hiếu động thái quá, phản ứng chậm, không chú ý, học kém,...

Giảm khả năng miễn dịch

Kẽm là nguyên tố rất quan trọng đối với cơ thể, nhưng khi cơ thể trẻ vẫn thiếu kẽm thì khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ bị suy yếu, nhất là vào một số thời điểm chuyển mùa.

Lúc này trẻ rất dễ suy giảm khả năng miễn dịch do thiếu kẽm, dẫn đến cảm lạnh hoặc nhiễm siêu vi, vì vậy nếu cha mẹ thấy trẻ thường xuyên cảm lạnh hoặc có hệ miễn dịch kém thì nên chú ý.

Nếu thiếu kẽm, dễ dẫn đến tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng ở trẻ em.

Nếu thiếu kẽm, dễ dẫn đến tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng ở trẻ em.

Dễ ốm vặt

Biểu hiện cơ thể bé thiếu kẽm rõ ràng nhất là dễ ốm vặt. Nếu cha mẹ nhận thấy bé luôn dễ bị cảm lạnh, đồng thời thể lực của bé cực kỳ kém thì cần xem xét khả năng bé bị thiếu kẽm là do đâu. 

Còi cọc, chậm tăng cân

Biểu hiện rõ nhất là sự tăng trưởng và phát triển của trẻ về mọi mặt không đạt tiêu chuẩn trung bình, chẳng hạn như chiều cao và cân nặng. 

Nếu không phải là vấn đề di truyền thì các mẹ có thể coi là thiếu canxi và thiếu kẽm, đặc biệt thiếu kẽm sẽ khiến bé chán ăn, không ăn uống được, dinh dưỡng cơ thể không theo kịp sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất tự nhiên.

Trong trường hợp này, mẹ phải chú ý bổ sung kẽm kịp thời, tránh để bé chậm phát triển, tụt hậu so với vạch xuất phát.

Trẻ thiếu kẽm cũng dễ ốm vặt, đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa.

Trẻ thiếu kẽm cũng dễ ốm vặt, đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa.

Không chỉ có canxi, trẻ thiếu chất này cũng bị amp;#34;đánh cắpamp;#34; chiều cao và trí tuệ - 6

Vậy nên bổ sung kẽm cho trẻ bằng cách nào? 

Đối với việc bổ sung kẽm cho trẻ, mẹ nên chú ý vào 2 giai đoạn quan trọng sau.

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi

Ở độ tuổi này, việc bổ sung kẽm cho trẻ đơn giản ѵà tốt nhất chính Ɩà thông qua nguồn sữa mẹ. Sữa mẹ ở giai đoạn đầu đời chứa nhiều kẽm kháng thể ѵà các chất dinh dưỡng khác. Vì vậy, tối nhất với trẻ dưới 6 tháng tuổi, cha mẹ nên hạn chế cho bé dùng sữa ngoài mà nên tận dụng nguồn sữa mẹ vốn có để giúp bé có thể phát triển tốt hơn.

Điều chỉnh chế độ ăn uống là điều cha mẹ cần làm nhằm bổ sung đủ kẽm cho con.

Điều chỉnh chế độ ăn uống là điều cha mẹ cần làm nhằm bổ sung đủ kẽm cho con.

Người mẹ cần chú ý bổ sung đủ kẽm ѵà chất dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai ѵà sau sinh. Sau sinh cần chú ý bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm ѵào chế độ ăn hàng ngày.

Thực phẩm giàu kẽm: Tôm, cá, cua, trứng, thịt, các loại hạt đậu (đặc biệt Ɩà đậu nành).

Nhóm thức ăn giàu vitamin C: Như cam, quýt, chanh, bưởi... có tác dụng tăng khả năng hấp thu kẽm của cơ thể.Ngược lại, kẽm cũng có khả năng giúp cơ thể dễ dàng hấp thu vitamin C.

Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu có cảm nhận về thức ăn nên cha mẹ cần thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày của bé để tránh gây cảm giác nhàm chán nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Với trẻ suy dinh dưỡng: Cha mẹ nên chế biến các món ăn từ nhiều loại thực phẩm giàu dưỡng chất như cá, lươn, cua, tôm đồng, hàu, thịt hay các loại đậu các loại hạt, rau xanh (cải bó xôi, bông cải xanh...).

Những loại rau xanh như: Cải bó xôi, bông cải xanh cũng chứa kẽm và các dưỡng chất khác tốt cho sức khỏe của trẻ.

Những loại rau xanh như: Cải bó xôi, bông cải xanh cũng chứa kẽm và các dưỡng chất khác tốt cho sức khỏe của trẻ.

Với trẻ biếng ăn: Để giúp bé ăn ngon miệng hơn mà vẫn bổ sung đầy đủ kẽm ѵà các chất dinh dưỡng, cha mẹ cần đáp ứng nhu cầu ăn uống của trẻ.

Một số loại thực phẩm giàu kẽm mà hầu hết các bé đều thích gồm: Socola đen, hải sản, sữa chua, bơ sữa, ngũ cốc nguyên hạt... Đây Ɩà những thực phẩm có tác dụng kích thích vị giác, giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn.

Bé gái 11 tuổi cao 168cm, BS nói thực phẩm này là chất tăng trưởng, hãy cho con ăn nhiều
Những loại thực phẩm sau đây được gọi là chất tăng trưởng chiều cao, mẹ có thể thường xuyên chế biến thành các món ăn nhằm giúp con cao lớn hơn.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Infographic