Không phải IQ cao, trẻ được dạy thói quen này lớn lên mới dễ thành người giỏi

Hạ Mây - Ngày 26/03/2022 17:09 PM (GMT+7)

Việc xây dựng cho trẻ những thói quen tích cực ngay từ nhỏ, sẽ giúp trẻ biết cách tự tạo ra cơ hội thành công cho chính mình trong tương lai.

Không phải IQ cao, trẻ được dạy thói quen này lớn lên mới dễ thành người giỏi - 1

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, những đứa trẻ phát triển những thói quen tốt khi còn nhỏ có cơ hội thành công lớn trong tương lai.

Tỷ phú Bill Gates từng cho biết rằng, thành công của ông không thể tách rời việc đọc sách, khi mới 7 tuổi ông thích ngồi trên ghế sô pha ở nhà và đọc "World Book Encyclopedia". Ông cũng đã từng nói với các bạn rằng "Thà làm cây sồi cao chót vót còn hơn là cỏ không tên".  

Trên thực tế, khoảng cách về khả năng cạnh tranh và sự thành công giữa những đứa trẻ không chỉ có sự tác động từ chỉ số IQ, mà là được rèn luyện những thói quen tốt từ nhỏ.

Không phải IQ cao, trẻ được dạy thói quen này lớn lên mới dễ thành người giỏi - 2

Thói quen chủ động học tập, không trì hoãn làm bài tập

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, việc sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại cũng chiếm phần lớn thời gian của con người. Trẻ em lại càng có nhiều phương tiện để giao lưu, kết nối và giải trí. Từ đó, việc học tập trở nên không còn thú vị và thu hút nữa. Tuy nhiên, cũng vẫn còn một số những đứa trẻ ham học hỏi, có tinh thần cầu tiến. 

Những đứa trẻ có thói quen chủ động sẽ tự biết khả năng, sức học đến đâu và luôn tự hỏi sức học ấy có đạt được mục đích mà mình đặt ra hay không, để từ đó cố gắng vươn lên. Không chỉ thế còn luôn có mục tiêu và xác định rõ cho mình kiến thức cần phải đạt được đồng thời nỗ lực học tập rèn luyện và nghiêm túc thực hiện nó.

Tinh thần tự học cũng giúp trẻ nắm bắt kiến thức sâu rộng hơn, từ đó khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề là vô cùng nhạy bén.

Để rèn luyện thói quen chủ động học tập cho trẻ, cha mẹ quy nên định việc trẻ về nhà ưu tiên trước hết là phải hoàn thành bài tập về nhà, đây là thời điểm tốt nhất để củng cố kiến ​​thức và giáo dục cho trẻ tính ưu tiên, sau này trẻ sẽ biết cách phân biệt thứ tự công việc mà mình cần làm.

Để rèn luyện thói quen chủ động học tập cho trẻ, cha mẹ quy nên định việc trẻ về nhà ưu tiên trước hết là phải hoàn thành bài tập về nhà.

Để rèn luyện thói quen chủ động học tập cho trẻ, cha mẹ quy nên định việc trẻ về nhà ưu tiên trước hết là phải hoàn thành bài tập về nhà.

Không phải IQ cao, trẻ được dạy thói quen này lớn lên mới dễ thành người giỏi - 4

Tuân thủ thói quen tập thể dục từ nhỏ

Dạy trẻ tập thể dục từ nhỏ là một trong những phương pháp giúp trẻ phát huy trí lực và thể lực một cách tối đa. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ em thường xuyên rèn luyện thể chất và tập thể dục sẽ học tốt hơn so với những đứa trẻ thiếu vận động.

Đặc biệt, việc tập thể dục từ nhỏ sẽ giúp làm tăng lượng máu, oxy lên não, tăng vận động, thúc đẩy sự phát triển của những tế bào thần kinh ở trung tâm trong não. Từ đó giúp nâng cao khả năng học tập và ghi nhớ của trẻ. Bên cạnh đó, tập thể dục còn giúp trẻ trau dồi kỹ năng vận động và sự nỗ lực, kiên trì.

Ngược lại, trẻ thể lực kém, khả năng miễn dịch yếu thường hay ốm vặt, không tập trung trong học tập, không theo kịp các bạn về tư duy, tuy nhiên để trẻ vừa chơi thể thao giỏi, vừa phát triển tay chân thì không phải đơn giản. 

Cha mẹ có thể tập cho con vui chơi và vận động thể chất tối thiểu 1 giờ mỗi ngày. Thay vì vận động liên tục 60 phút mỗi ngày, có chia thành các đợt vận động ngắn giúp trẻ đỡ mệt hơn, tăng sức bền.

Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động giúp tăng cường tính linh hoạt, sức mạnh và sức bền ít nhất 2-3 lần/tuần, ví dụ như bài tập kéo dãn, xà đơn.

Đồng thời, giảm thời gian cho những hoạt động tĩnh xuống tối đa là 2 giờ/ngày. Hạn chế cho trẻ xem TV, chơi game và lướt web.

Việc tập thể dục từ nhỏ sẽ giúp làm tăng lượng máu, oxy lên não, tăng vận động, thúc đẩy sự phát triển của những tế bào thần kinh ở trung tâm trong não.

Việc tập thể dục từ nhỏ sẽ giúp làm tăng lượng máu, oxy lên não, tăng vận động, thúc đẩy sự phát triển của những tế bào thần kinh ở trung tâm trong não.

Không phải IQ cao, trẻ được dạy thói quen này lớn lên mới dễ thành người giỏi - 6

Thói quen trò chuyện với cha mẹ sau giờ học ảnh hưởng đến cách trẻ nhìn thế giới

Việc trẻ thường xuyên trò chuyện với cha mẹ tuy đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích, tạo nền tảng tốt cho tương lai sau này. Điều đầu tiên, dễ nhận thấy đó là tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa con và cha mẹ cũng như những thành viên khác trong gia đình.

Thông qua cuộc trò chuyện cha mẹ có thể có được những thông tin khách quan những chuyện xảy ra với con mình. Đồng thời, cha mẹ cũng có thể học hoặc được nhắc lại những kiến thức mà trẻ đã đọc.

Thời điểm tốt để trò chuyện là sau khi trẻ hoàn thành xong bài tập về nhà hoặc trước khi đi ngủ, cha mẹ có thể hỏi con những điều thú vị hay không vui xảy ra ở trường hôm nay, lắng nghe tâm sự của con, rèn luyện khả năng khám phá những điều hay lẽ phải.

Đồng thời khuyến khích trẻ mạnh dạn nói ra những suy nghĩ của mình, cùng nhau chia sẻ, giúp trẻ giảm bớt lo lắng, trở nên tích cực và lạc quan, thế giới sống của trẻ cũng đầy màu sắc hơn.

Việc trẻ thường xuyên trò chuyện với cha mẹ tuy đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích, tạo nền tảng tốt cho tương lai sau này.

Việc trẻ thường xuyên trò chuyện với cha mẹ tuy đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích, tạo nền tảng tốt cho tương lai sau này.

Không phải IQ cao, trẻ được dạy thói quen này lớn lên mới dễ thành người giỏi - 8

Thói quen đọc sách từ nhỏ, cuộc sống sẽ rộng mở hơn

Trẻ được rèn luyện thói quen đọc sách sẽ tạo nền tảng phát triển khả năng học tập lâu dài của trẻ và hình thành thái độ tích cực đối với việc học. Theo một số nghiên cứu, trẻ em được làm quen với việc đọc sách từ sớm có thành tích học tập tốt hơn trong tất cả môn ở cấp tiểu học cho đến đại học.

Trên thực tế, trẻ nhỏ chưa biết phải đọc từ trái sang phải, hoặc phải tiếp nhận các từ ngữ khác biệt với hình ảnh minh họa. Đọc sách sớm sẽ giúp trẻ có được những kỹ năng cần thiết này. Cùng với việc đọc hiểu, trẻ rèn luyện được tính kỷ luật, độ tập trung và khả năng ghi nhớ. 

Đọc sách giúp trẻ có kỹ năng giao tiếp và tư duy tốt hơn. Việc chứng kiến cách giao tiếp của các nhân vật trong câu chuyện, cũng như qua tiếp xúc với bố mẹ trong thời gian đọc sách giúp bé học được các kỹ năng giao tiếp quý giá, cũng như sử dụng đúng từ ngữ trong từng hoàn cảnh cụ thể trước khi đến tuổi đi học.

Cha mẹ có thể bắt đầu cho trẻ đọc những cuốn sách giúp trẻ học hỏi có thể kể đến như sách về con vật và các âm thanh chúng tạo ra, về một chủ đề như ôtô, truyện cổ tích, những trải nghiệm của bé hàng ngày, hoặc những cuốn sách có hình nổi tự bung lên khi mở các trang sách. 

Theo một số nghiên cứu, trẻ em được làm quen với việc đọc sách từ sớm có thành tích học tập tốt hơn trong tất cả môn ở cấp tiểu học cho đến đại học.

Theo một số nghiên cứu, trẻ em được làm quen với việc đọc sách từ sớm có thành tích học tập tốt hơn trong tất cả môn ở cấp tiểu học cho đến đại học.

Không phải IQ cao, trẻ được dạy thói quen này lớn lên mới dễ thành người giỏi - 10

Xây dựng thói quen chăm chỉ làm việc nhà, đứa trẻ sẽ có lợi cả đời

Julie Lythcott-Haims, tác giả cuốn sách How to Raise an Adult, tin rằng những đứa trẻ làm việc nhà dễ trở thành người thành công, kỹ năng hợp tác tốt và biết cách đối phó những vấn đề trong cuộc sống.

Nói cách khác, những đứa trẻ biết làm việc nhà có tính cách hòa nhã và khả năng thích ứng với công việc mạnh mẽ hơn.

Lợi ích khi cho con làm việc nhà sớm là tính tự lập. Việc bạn dạy trẻ làm việc nhà giúp bé có sự độc lập, không dựa dẫm hay phụ thuộc trong cuộc sống.

Thông qua công việc nhà, bé sẽ bớt ỷ lại hơn vào bạn. Nếu bạn không tập cho con tự làm việc khi còn nhỏ thì sau này trẻ vẫn phụ thuộc, nhờ vả bạn dù chỉ là việc vặt. Bên cạnh đó, khi tự làm được việc nhà thì bé sẽ tự giác hơn mà không cần phụ huynh phải nhắc nhở.

Làm việc nhà cũng giúp trẻ sống có trách nhiệm, trẻ hiểu rõ hơn về sự quan trọng của công việc mình đang làm và cố gắng. Thêm vào đó, trẻ sẽ hiểu được việc nhà chỉ hoàn thành khi bé nghiêm túc thực hiện. Nhờ có lợi ích trên khi con làm việc nhà giúp trẻ hình thành tính trách nhiệm khi trưởng thành.

Cha mẹ nên bắt đầu cho trẻ làm từ những việc đơn giản như đổ rác, quét nhà, gấp quần áo. Khi đó, trẻ sẽ nhận ra lao động, làm việc là điều không thể thiếu trong cuộc sống.

Một trong những lợi ích khi cho con làm việc nhà sớm là tính tự lập.

Một trong những lợi ích khi cho con làm việc nhà sớm là tính tự lập.

Top 6 loại trái cây giúp trẻ nâng cao khả năng miễn dịch, tránh bị ho, bổ phổi
Các bác sĩ Nhi khuyến khích cha mẹ nên cho con ăn nhiều trái cây hơn, nhằm cung cấp vitamin, khoáng chất giúp trẻ tăng sức đề kháng.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con