Lý do đặc biệt trẻ thích ném đồ, nhất là số 4 cần uốn nắn ngay kẻo muộn

Hạ Mây - Ngày 25/02/2022 09:59 AM (GMT+7)

Nếu trẻ tức giận, không vừa ý chuyện gì đó, ngoài việc khóc lóc, ăn vạ, trẻ sẽ đồ đạc tứ tung. Lúc này cha mẹ cần có phương pháp điều chỉnh hành vi trẻ phù hợp. 

Lý do đặc biệt trẻ thích ném đồ, nhất là số 4 cần uốn nắn ngay kẻo muộn - 1

Trẻ ném đồ đạc có lý do và hầu hết các bậc cha mẹ đều cho rằng, đây là một thói quen xấu của trẻ, cần phải sửa chữa sớm. Tuy nhiên, các chuyên gia giáo dục cho rằng, việc trẻ hay ném đồ đạc có nguyên nhân đằng sau, cha mẹ cần phải hiểu đúng. 

Nếu trẻ tức giận, không vừa ý chuyện gì đó, ngoài việc khóc lóc, ăn vạ, trẻ sẽ đồ đạc tứ tung. Lúc này cha mẹ cần có phương pháp điều chỉnh hành vi trẻ phù hợp. 

Lý do đặc biệt trẻ thích ném đồ, nhất là số 4 cần uốn nắn ngay kẻo muộn - 2

Tại sao trẻ sơ sinh thích ném đồ đạc?

Lý do đặc biệt trẻ thích ném đồ, nhất là số 4 cần uốn nắn ngay kẻo muộn - 3

Trẻ bắt đầu có nhận thức về bản thân

Nhiều bậc cha mẹ sẽ thấy rằng khi trẻ 8-12 tháng tuổi học cách sử dụng các ngón tay một cách thoải mái, trẻ thích chạm vào bất cứ thứ gì trong tầm mắt mình. Một số trẻ có thể vứt bỏ những gì trẻ có thể nhìn thấy hay những gì bản thân có thể cảm nhận được.

Trong quá trình thực hiện hành vi mà người lớn có vẻ khó chịu này, đó là một điều rất thú vị đối với trẻ sơ sinh, trẻ bắt đầu có ý thức về bản thân có thể làm cho đối tượng thay đổi về hình dạng hoặc vị trí, hay cũng sẽ kích hoạt một loạt phản ứng của các bậc cha mẹ.

Tính tò mò mạnh mẽ

Trẻ luôn tò mò về thế giới xung quanh bao gồm cả việc thử cảm giác mới. Ví dụ trẻ ném đồ chơi đi vì nghĩ đây là một cách để chơi đùa.

Một số trẻ có thể vứt bỏ những gì trẻ có thể nhìn thấy hay những gì bản thân có thể cảm nhận được.

Một số trẻ có thể vứt bỏ những gì trẻ có thể nhìn thấy hay những gì bản thân có thể cảm nhận được.

Hoặc trẻ sẽ thử vứt đồ lung tung để xem thử phản ứng của cha mẹ. Lúc này cha mẹ cần nghiêm túc dạy dỗ để trẻ biết mình không nên làm như thế.

Đang phát triển kỹ năng mới và tiếp tục khám phá thế giới

Trẻ đang phát triển kỹ năng mới bằng cách thực hiện lặp đi lặp lại cùng một động tác.

Ở giai đoạn này, trẻ có thể liên tục thay đổi chuyển động ném đồ vật theo hướng tinh tế hơn, quan sát quỹ đạo rơi và cách thức của các đồ vật, chú ý đến âm thanh của các đồ vật khác nhau khi chúng rơi, suy nghĩ về bản chất của các sự vật khác nhau, và tăng cường hiểu biết về thế giới quan, đây cũng là lúc trẻ bắt đầu có chủ đích kám phá hoạt động của thế giới.

Ngoài ra, việc ném đồ ở khía cạnh nào đó cho thấy kỹ năng vận động tinh của trẻ đang phát triển tốt.

Gặp khó khăn trong bộc lộ cảm xúc

Trường hợp cuối cùng cha mẹ nên hết sức lưu ý, nếu trẻ thường xuyên ném đồ đạc với trạng thái tâm lý không ổn định, điều này cho thấy trước đó trẻ đã trải qua những cảm giác như cáu gắt, nhạy cảm, buồn, khó chịu, bị đau đều có nhu cầu bộc lộ.

Tuy nhiên vì ngôn ngữ còn hạn chế nên con chỉ có thể chọn cách thể hiện bằng hành động. Ném đồ đạc là một trong những cách dễ dàng được nhiều trẻ sử dụng khi tức giận, cáu kỉnh, thể hiện sự không thích, không đồng ý.

Trẻ đang phát triển kỹ năng mới bằng cách thực hiện lặp đi lặp lại cùng một động tác, bằng cách ném đồ đạc.

Trẻ đang phát triển kỹ năng mới bằng cách thực hiện lặp đi lặp lại cùng một động tác, bằng cách ném đồ đạc.

Lý do đặc biệt trẻ thích ném đồ, nhất là số 4 cần uốn nắn ngay kẻo muộn - 6

Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ như thế nào cho đúng?

Đừng phản ứng thái quá

Trên thực tế, tốt nhất mẹ nên giữ bình tĩnh, giữ thái độ tích cực và khoan dung, hiểu rõ hành vi ném đồ của bé.

Và các biện pháp đối phó cần được phân tích dựa độ tuổi của trẻ và nguyên nhân khiến trẻ ném đồ đạc.

Áp dụng như một trò chơi rèn luyện kỹ năng

Khi bé mới tập cầm và ném, nó thuộc về hành vi khám phá, và có thể thích nghi với trẻ trong phạm vi nguyên tắc và ranh giới.

Tức là giai đoạn này không cần ngăn con ném đồ, thậm chí có thể cùng con thử ném đồ đạc, giống như chơi một trò chơi. Quan trọng nhất là cha mẹ cần nói cho bé biết luật chơi trong quá trình chơi, để bé biết những gì được và không được ném.

Trên thực tế, tốt nhất mẹ nên giữ bình tĩnh, giữ thái độ tích cực và khoan dung, hiểu rõ hành vi ném đồ của bé.

Trên thực tế, tốt nhất mẹ nên giữ bình tĩnh, giữ thái độ tích cực và khoan dung, hiểu rõ hành vi ném đồ của bé.

Hướng dẫn bé thể hiện cảm xúc một cách chính xác

Nếu bé ném đồ đạc vì tâm trạng không tốt, cha mẹ nên trao đổi với bé để hiểu rõ nguyên nhân cụ thể.

Nếu là do trẻ không biết cách quản lý cảm xúc của bản thân, trước tiên cha mẹ nên học cách chấp nhận cảm xúc của trẻ, hiểu hành vi này và tạo sự thoải mái cho trẻ, đợi cảm xúc lắng dịu rồi xem xét lại tình hình.

Hãy nói với trẻ rằng hành vi ném mọi thứ không phải là một cách tốt để thể hiện cảm xúc. Đối với những trẻ lớn hơn, hãy hướng dẫn trẻ thể hiện cảm xúc bằng lời nói .

Nhìn chung, hành vi ném đồ vật tưởng như vô mục đích, thậm chí gây khó chịu của trẻ thực chất là phản ứng tự nhiên trong quá trình phát triển thể chất và tâm lý.

Đồng thời cũng là giai đoạn cần thiết để phát triển các năng lực và hành vi. Cha mẹ nên có những phương pháp hướng dẫn con thể hiện phù hợp hơn nếu hành vi của trẻ đang lệch hướng. 

Trong giai đoạn trẻ đang phát triển nhiều kỹ năng, cha mẹ không cần ngăn con ném đồ, thậm chí có thể cùng con thử ném đồ đạc, giống như chơi một trò chơi.

Trong giai đoạn trẻ đang phát triển nhiều kỹ năng, cha mẹ không cần ngăn con ném đồ, thậm chí có thể cùng con thử ném đồ đạc, giống như chơi một trò chơi.

Giáo sư Harvard: Trẻ có 3 cơ hội trở nên thông minh trong đời, đừng bỏ lỡ
Một báo cáo nghiên cứu của Đại học Harvard chỉ ra rằng, trong cuộc đời của một đứa trẻ có 3 cơ hội để cải thiện chỉ số IQ và trở nên thông minh hơn.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức nuôi con