Nếu hiểu hết tác hại, mẹ chắc chắn không làm điều này khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Hạ Mây - Ngày 30/04/2022 14:15 PM (GMT+7)

Dưới đây là một số sai lầm mà cha mẹ nên tránh trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh.

Thời gian vừa qua, mạng xã hội Trung Quốc xôn xao đoạn video ghi lại phản ứng của bé 8 tháng tuổi khi được người lớn cho ăn chanh, nhanh chóng thu hút sự chú ý và chia sẻ của nhiều dân mạng.

Trong clip, cha mẹ đưa miếng chanh cắt mỏng vào miệng bé, lúc đầu bé không hề sợ sệt mà còn há miệng ra đón lấy. Tuy nhiên, sau đó vì miếng chanh quá chua nên cậu bé nhăn mặt, rùng mình, hai mắt nhắm tịt, hai tay quờ quạng, nhưng điều này lại khiến cha mẹ cậu bé vui vẻ, liên tục cười lớn.

Cậu bé nhăn mặt khi mẹ cho ăn chanh. Ảnh minh họa.

Cậu bé nhăn mặt khi mẹ cho ăn chanh. Ảnh minh họa.

Sau khi xem đoạn video trên, một chuyên gia chăm sóc trẻ khuyến cáo rằng, cha mẹ không nên xem hành động này là một trò đùa vui, bởi tính axit của chanh đặc biệt mạnh, sự phát triển vị giác của trẻ 8 tháng tuổi chưa hoàn thiện, việc ăn chanh có tính axit mạnh sẽ khiến trẻ chảy nước dãi một cách vô thức.

Nếu bị kích thích thường xuyên, điều này có thể làm tổn thương dạ dày của trẻ, lâu dần dễ gây viêm loét miệng, hoặc khiến trẻ sợ hãi một số loại thức ăn, một số bé có thể sợ ăn đồ chua trong thời gian dài.

Chuyên gia cũng cho biết thêm, ngoài việc cho bé ăn chanh, còn một số sai lầm cha mẹ dễ mắc trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, cha mẹ nên hạn chế áp dụng nhằm giúp trẻ phát triển khỏe mạnh hơn. 

Nếu hiểu hết tác hại, mẹ chắc chắn không làm điều này khi chăm sóc trẻ sơ sinh - 3

Nếu hiểu hết tác hại, mẹ chắc chắn không làm điều này khi chăm sóc trẻ sơ sinh - 4

Véo má trẻ

Trẻ sơ sinh nào cũng đều đáng yêu với đôi mắt tròn to đen láy, da mềm mịn thơm tho, hai má bầu bầu bụ bẫm, ai nhìn cũng muốn âu yếm và véo má một cái.

Tuy nhiên, việc véo má tưởng chừng vô hại này lại mang tiềm ẩn những nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Da trẻ sơ sinh rất mỏng và nhạy cảm, vì vậy, việc bẹo má bé nhiều lần có thể làm tổn thương da và khiến trẻ dễ mắc các chứng bệnh ngoài da hoặc dị ứng. Vi khuân bám vào tay là nguyên nhân khiến cho trẻ có nguy cơ bị dị ứng hoặc nhiễm trùng da cao khi được cưng nựng một cách quá đà.

Thông thường, người lớn bẹo mặt sẽ sẽ dẫn đến sự bất cân xứng của hàm trái và phải. Về lâu về lâu dài, có thể khiến mặt trẻ bị méo, gây biến dạng khuôn mặt bởi xương mặt của bé đến 5 tuổi về cơ bản mới phát triển đầy đủ.

Thêm vào đó, sự phát dục của tuyến nước bọt trẻ chưa hoàn toàn, tính đàn hồi của thành ống tuyến nước bọt kém sẽ làm cho sức co rụt của tuyến nước bọt và ống tuyến nước bọt hạ thấp, khiến nước dãi chảy ra ngoài hoặc vi khuẩn ở trong khoang miệng qua ống tuyến nước bọt đi ngược trở lại mà gây nên cảm nhiễm tuyến nước bọt...

Khi trẻ con bị bẹo má, do tuyến mang tai của bé rất non nớt và chưa trưởng thành nên sẽ không thể chịu được lực của tay người lớn, thậm chí một số người bẹo mạnh còn làm hỏng mô parotid, gây thủng màng nhĩ, viêm tai giữa,... Những điều này nếu chẳng may xảy ra sẽ làm ảnh hưởng đến thính lực sau này của bé bởi tuyến mang tai nối liền với má.

Da trẻ sơ sinh rất mỏng và nhạy cảm, vì vậy, việc bẹo má bé nhiều lần có thể làm tổn thương da và khiến trẻ dễ mắc các chứng bệnh ngoài da hoặc dị ứng.

Da trẻ sơ sinh rất mỏng và nhạy cảm, vì vậy, việc bẹo má bé nhiều lần có thể làm tổn thương da và khiến trẻ dễ mắc các chứng bệnh ngoài da hoặc dị ứng.

Nếu hiểu hết tác hại, mẹ chắc chắn không làm điều này khi chăm sóc trẻ sơ sinh - 6

Véo sống mũi trẻ

Nhiều người tin rằng véo mũi có thể giúp sống mũi cao lên, tuy nhiên các nghiên cứu từng chỉ ra độ cao của sống mũi chủ yếu bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền,

Hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh sự can thiệp thô bạo bằng cách véo sống mũi có thể giúp mũi trẻ cao hơn. Ngược lại, thường xuyên dùng tay tác động còn gây tổn hại đến sức khỏe của bé.

Véo sống mũi là mẹo làm đẹp thô bạo, ảnh hưởng trực tiếp nhất là tổn thương khoang mũi của trẻ. Bình thường, niêm mạc mũi của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất mỏng, nhiều mạch máu song lại rất ít lông bảo vệ. Dùng tay bóp sống mũi dễ gây tổn thương mạch máu, làm giảm sức đề kháng của bộ phận này. Từ đó, vi khuẩn và virus gây hại có cơ hội tấn công.

Đồng thời, mũi trẻ sơ sinh dày, ở vị trí thấp và thẳng hơn so với người lớn. Véo mũi có thể khiến chất tiết trong khoang mũi qua vòi Eustachian chảy vào tai giữa. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc viêm tai giữa.

Thực tế, khi mới sinh, sống mũi trẻ thường mỏng và xẹp. Tuy nhiên, xương mặt và xương mũi phát triển mạnh trong thời gian từ 1-1,5 tuổi. Điều này lý giải nhiều trẻ ban đầu sống mũi xẹp song có sự thay đổi theo thời gian, vậy nên cha mẹ không nên quá lo lắng.

Nếu hiểu hết tác hại, mẹ chắc chắn không làm điều này khi chăm sóc trẻ sơ sinh - 7

Cù lát cho bé cười

Nhiều người lớn vẫn cù nách (thọc lét) trẻ em khi chơi đùa với con. Hành động này tưởng chừng như vô hại, khiến các bé cảm thấy vui vẻ, nhưng thực chất là không hề. Bởi lẽ theo các nhà khoa học, cù lét có thể gây hậu quả xấu cho trẻ em.

Hầu như ai cũng sẽ cười khi bị cù, và trẻ em cũng vậy nhưng vấn đề là trẻ vẫn sẽ cười ngay cả khi chúng ghét điều đó. Trẻ em, đặc biệt là những đứa trẻ tăng động, không thể ngừng cười khi bị cù. Tiếng cười phản xạ này mang đến cho bố mẹ ảo tưởng rằng đứa trẻ thích thú, trong khi thực sự thì không.

Trong một nghiên cứu thực hiện tại Đại học California năm 1997, các nhà khoa học phát hiện ra rằng cù lét không tạo ra cảm giác hạnh phúc giống như khi ai đó cười trước một trò đùa vui nhộn. Cù lét chỉ tạo ra một ảo giác với người ngoài rằng họ đang cười.

Có một sự khác biệt hoàn toàn giữa cù lét, nựng nịu yêu thương và hành động giữ đứa trẻ, đè ngửa chúng ra cù lét để xem chúng cười. Tiếng cười lúc này của đứa trẻ là hoàn toàn không được kiểm soát và chưa chắc xuất phát từ sự thích thú.

Hành động này có thể gây tổn thương tới con, đặc biệt dễ khiến trẻ quơ quào va đập hoặc rớt xuống giường gây chấn thương. Trong một số trường hợp, cù lát có thể bị ngạt, khó thở, khóc lóc và nhiều trường hợp nguy hiểm hơn. Việc cười quá nhiều trong điều kiện yếm khí rất dễ khiến trẻ bị ngạt thở, sặc.

Hành động cù lát có thể gây tổn thương tới con, đặc biệt dễ khiến trẻ quơ quào va đập hoặc rớt xuống giường gây chấn thương.

Hành động cù lát có thể gây tổn thương tới con, đặc biệt dễ khiến trẻ quơ quào va đập hoặc rớt xuống giường gây chấn thương.

Nếu hiểu hết tác hại, mẹ chắc chắn không làm điều này khi chăm sóc trẻ sơ sinh - 9

Lắc trẻ quá mạnh

Rất nhiều người lớn khi dỗ hoặc chơi với trẻ đã hồn nhiên tung các bé lên cao, đẩy mạnh võng, lắc bé qua lại trái – phải mà không hề biết rằng điều này có thể mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Vấn đề thường gặp với trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là giai đoạn từ sơ sinh đến 8 tháng. Lúc này, đầu trẻ chiếm tỷ trọng khoảng 1/4 cơ thể, não bộ chưa phát triển nhiều, lại nằm trôi nổi trong môi trường dịch não tủy bao bọc xung quanh.

Khi bị rung lắc mạnh, nhất là động tác tung hứng, quay vòng tròn quá mạnh, khối não sẽ di chuyển theo quán tính vật lý và có thể bị va đập vào hộp xương sọ làm não bị sưng phù, áp lực nội sọ tăng lên và tổn thương các mạch máu trong não.

Các tổn thương não sẽ để lại nhiều di chứng thần kinh lâu dài cho trẻ. Tổn thương nhẹ có thể làm cho trẻ chậm phát triển tinh thần, mất khả năng nói năng lưu loát, học tập không tiếp thu được bài vở. Nếu tổn thương nặng có thể gây xuất huyết võng mạc mắt, gây giảm thị lực hoặc mù, điếc, liệt thần kinh, co giật, thậm chí gây tử vong.

Trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi phần cổ khá mềm và dễ bị tổn thương. Bất kỳ di chuyển mạnh nào trong giai đoạn này cũng có thể làm bé bị tổn thương, đung đưa hay tung hứng vẫn có thể dẫn đến nguy cơ gãy gập cổ nếu mẹ không đỡ tay đúng vị trí.

Khi bị rung lắc mạnh, nhất là động tác tung hứng, quay vòng tròn khối não sẽ di chuyển theo quán tính vật lý và có thể bị va đập vào hộp xương sọ.

Khi bị rung lắc mạnh, nhất là động tác tung hứng, quay vòng tròn khối não sẽ di chuyển theo quán tính vật lý và có thể bị va đập vào hộp xương sọ.

Nếu hiểu hết tác hại, mẹ chắc chắn không làm điều này khi chăm sóc trẻ sơ sinh - 11

Để người lạ hôn trẻ

Nhiều người lớn vì trông trẻ sơ sinh quá đáng yêu nên thường nhìn ngắm, xuýt xoa khen dễ thương và có cả những người hôn má trẻ sơ sinh hết sức nhiệt tình.

Với trẻ nhỏ, việc bẹo, hôn má trẻ nhiều không chỉ làm trẻ đau, khó chịu mà điều này còn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Mỡ ở má của trẻ nhỏ rất đầy đặn, trương lực của cơ bắp thấp, nếu trẻ bị người lớn hôn và véo vào má nhiều lần, sẽ làm cho tổ chức phần mềm và huyết quản, thần kinh ở đó bị tổn thương.

Hơn nữa, ở hai má của trẻ có một đôi tuyến nước bọt tiết ra nước bọt, lại nối liền với ống tuyến nước bọt, mở to miệng ra là thấy ở viêm mạc má phía trong khoang miệng.

Trẻ nhỏ sức đề kháng yếu, nếu người lớn thường xuyên hôn miệng trẻ sơ sinh dễ truyền nhiễm bệnh, truyền nhiễm vi khuẩn sang cho trẻ, tăng cơ hội nhiễm bệnh của trẻ, nhất là các bệnh viêm gan A, bệnh kiết lỵ, bệnh lao phổi.

Đồng thời, việc hôn lên tai cũng có thể tạo ra sức hút mạnh đến màng nhĩ, gây chấn thương tai hoặc ảnh hưởng đến thính lực sau này.

Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, mẹ nên có những biện pháp bảo vệ như là từ chối khéo, để không ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

Trẻ nhỏ sức đề kháng yếu, nếu người lớn thường xuyên hôn miệng trẻ sơ sinh dễ truyền nhiễm bệnh, truyền nhiễm vi khuẩn sang cho trẻ.

Trẻ nhỏ sức đề kháng yếu, nếu người lớn thường xuyên hôn miệng trẻ sơ sinh dễ truyền nhiễm bệnh, truyền nhiễm vi khuẩn sang cho trẻ.

Trẻ từ 1-6 tuổi là giai đoạn vàng phát triển não phải, làm 5 điều này con sẽ thông minh
Cha mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ cải thiện chỉ số IQ cho trẻ, thông qua một số hoạt động trong cuộc sống hàng ngày.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Infographic