Nhiều chuyên gia khuyến cáo, việc trẻ duy trì thói quen ăn cơm chan canh quá nhiều không có lợi, thậm chí còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Về vấn đề con ăn không ngon miệng, hầu hết các bậc phụ huynh đều tỏ ra bất lực và mong muốn dùng hết tâm sức để dỗ con, nhiều bé không thích ăn cơm trắng nên các bậc phụ huynh đã dùng canh chan cơm để con dễ ăn hơn.
So với cơm khô và không có vị thì cơm canh có vị ngon hơn và có thể khơi dậy cảm giác thèm ăn của trẻ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khuyến cáo, việc trẻ duy trì thói quen ăn cơm chan canh quá nhiều không có lợi, thậm chí còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe, có thể tạo ra những hệ lụy sau:
Dễ bị suy dinh dưỡng
Trẻ ăn cơm chan canh tưởng chừng có thể ăn nhiều nhưng thực chất ăn vào bụng không có bao nhiêu, cơm nở ra mềm nhũn ra khi ngấm nước canh, trẻ sẽ dễ cảm thấy no sau khi ăn. Ngoài ra, trẻ nhở hoạt động nhiều, chuyển hóa nhanh, tiêu hóa thức ăn nhanh, nên nhanh đói, trước giờ ăn thường ăn vặt, lâu ngày không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ.
Khi ăn chan cơm cùng canh, dịch tiêu hóa bị nước pha loãng khiến quá trình hấp thu dinh dưỡng giảm, tạo cảm giác nhanh no nhưng thực chất lượng dinh dưỡng rất ít, lâu ngày trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thấp còi.
Đối với trẻ nhỏ, chan nước canh khiến trẻ ăn nhanh, no ảo, dẫn tới thiếu chất. Về lâu dài, thói quen này sẽ tạo thành phản xạ lười nhai, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển cơ hàm ở trẻ.
Những bát cơm chan canh tưởng chừng chứa nhiều dinh dưỡng nhưng tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe của trẻ.
Không có lợi cho sự phát triển của răng
Cơm chan canh quả thực rất dễ tiêu và dễ nhai, thậm chí có thể nuốt trực tiếp, tưởng chừng như dễ dàng nhưng thực chất lại không có lợi cho sự phát triển của răng.
Cho trẻ ăn cơm nát sẽ ảnh hưởng đến răng của trẻ và sự phát triển của các cơ tạo khối và tốc độ mọc răng chậm hơn đáng kể so với những người cùng tuổi. Điều này là do tần suất nhai giảm và ma sát giữa răng rụng và thức ăn không đủ chất, trong thời gian thay răng, những chiếc răng bị rụng giữ lại lâu ngày làm ảnh hưởng đến sự mọc của răng vĩnh viễn và dẫn đến việc sắp xếp các răng không đều nhau ảnh hưởng rất nhiều đến khuôn mặt của trẻ về sau.
Ngoài ra, khả năng nhai không được luyện tập và củng cố, không đảm bảo được sự phát triển và phối hợp của cơ miệng và cơ mặt của bé, dễ ảnh hưởng đến vẻ đẹp của khuôn mặt, việc mọc răng kém sẽ ảnh hưởng đến khả năng nói của trẻ về sau, gặp vấn đề trong cách phát âm. Nó ẩn chứa những nguy cơ tiềm ẩn đối với giao tiếp giữa các cá nhân.
Trẻ ăn cơm chan canh lâu ngày có thể ảnh hưởng đến dạ dày, sinh ra cảm giác biếng ăn.
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Trong trường hợp bình thường, răng sẽ nhai thức ăn thành các phần nhỏ mịn. Dưới sự xâm nhập của nước bọt miệng, các enzym tiêu hóa chứa trong đó giúp thức ăn được tiêu hóa và phân hủy sơ bộ, sau đó đi vào dạ dày thông qua hành động nuốt. Dưới tác dụng của axit dịch vị, thức ăn sẽ tiêu hóa và phân hủy, trong khi trực tiếp nuốt cơm, nước bọt do miệng tiết ra và dịch tiêu hóa do dạ dày tiết ra ít hơn, không có lợi cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.
Nói một cách tổng quát, cơm trong canh bị canh dẫn đi vào dạ dày một cách vội vàng mà không kịp nhai, lúc này, dạ dày khó tiêu hóa cơm hơn là sau khi nhai kỹ bằng răng, từ đó sẽ làm tăng gánh nặng cho đường ruột, dạ dày và gây ra nguy cơ mắc bệnh dạ dày.
Đối với trẻ em chức năng tiêu hóa còn yếu chắc chắn sẽ kém hơn, nếu thường xuyên ăn cơm canh không chỉ làm loãng dịch tiêu hóa mà còn tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa.
Trẻ biếng ăn, cơ thể không dung nạp đủ chất dinh dưỡng dẫn đến thấp còi.
Vậy cha mẹ nên làm gì để giúp trẻ ăn ngon hơn?
Thay đổi hình dáng đồ ăn đáng yêu
Sáng tạo món ăn với hình dáng đáng yêu, ngộ nghĩnh là cách mẹ nên áp dụng. Những món ăn lặp lại thường xuyên khiến bé cảm thấy nhàm chán và đơn điệu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn.
Thay vào đó, mẹ có thể thử sáng tạo hơn trong việc trang trí món ăn cho bé. Tuy có thể hơi tốn thời gian hơn cách làm thông thường nhưng chúng mang lại hiệu quả bất ngờ.
Bé sẽ đặc biệt thích những món ăn được trang trí dễ thương với những hình động vật, hoa lá ngộ nghĩnh, mẹ có thể biến cơm thành các họa tiết hoạt hình hoặc nhào thành những viên cơm nhỏ sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý của trẻ và tăng thêm niềm vui khi ăn.
Tuy nhiên, mỗi đĩa thức ăn như vậy mẹ nên căn lượng thức ăn vừa phải. Không quá ít cũng không quá nhiều.
Mẹ có thể biến cơm thành các họa tiết hoạt hình hoặc nhào thành những viên cơm nhỏ sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý của trẻ và tăng thêm niềm vui khi ăn.
Chuẩn bị bộ đồ ăn dễ thương cho bé
Những bộ đồ ăn xinh xắn, nhỏ nhắn có thể thúc đẩy hứng thú ăn uống của trẻ. Trong khi đó bộ đồ ăn của người lớn to và nặng, nĩa sắt rất nguy hiểm, trẻ không thể cầm chắc đũa, ăn khó sẽ khiến trẻ cảm thấy ức chế và giảm cảm giác thèm ăn.
Mẹ có thể hỏi ý kiến trẻ sau đó chọn bộ đồ ăn theo sở thích của con.
Cho trẻ tham gia nấu ăn
Với những bé lớn hơn, mẹ có thể cho bé xuống bếp cùng mẹ, giúp mẹ rửa rau, vo gạo, hoặc sắp xếp đồ ăn, sắp xếp bộ đồ ăn. Với cách này, mẹ sẽ gợi được sự thích thú của bé với bữa ăn.
Mẹ cũng có thể mua những vật dụng làm bếp với kích thước nhỏ cho bé chơi làm bếp. Sau đó cho trẻ phụ mẹ nhặt rau, vo gạo thậm chí đựng thức ăn đã nấu chín ra dụng cụ làm bếp đồ chơi.
Với những bé lớn hơn, mẹ có thể cho bé xuống bếp cùng mẹ, giúp mẹ rửa rau, vo gạo, hoặc sắp xếp đồ ăn, sắp xếp bộ đồ ăn. Với cách này, mẹ sẽ gợi được sự thích thú của bé với bữa ăn.
Tăng cảm giác đói vừa phải cho bé
Thực tế, khi chúng ta cảm thấy đói sẽ muốn ăn và cảm thấy ăn rất ngon miệng, trẻ nhỏ cũng vậy. Lúc đói dạ dày sẽ tiết ra nhiều enzym để kích thích cảm giác thèm ăn bé ăn sẽ ngon miệng hơn, tiêu thụ lượng thức ăn nhiều hơn.
Vì vậy, thay vì việc ép buộc con ăn khi con chưa đói khiến tâm lý trẻ không tốt dẫn đến tình trạng trẻ em biếng ăn, khó hấp thụ chất dinh dưỡng thì các mẹ hãy chịu khó theo dõi và biết khi nào bé thực sự đói và muốn ăn để có thể cho bé ăn.
Đặc biệt khi bé đói và đòi ăn thì các mẹ nên cho bé ăn những thức ăn mà trẻ thích nhưng cũng không nên cho bé ăn quá nhiều mà chỉ cho bé ăn một lượng dinh dưỡng vừa đủ để bé có thể ăn ngon vào bữa sau. Nếu trẻ đói và muốn ăn vặt trước bữa ăn, cha mẹ nên kiểm soát số lượng.
Khuyến khích trẻ
Khi trẻ ăn không ngon, cha mẹ không nên la mắng, ép trẻ ăn, điều này chỉ làm tâm trạng trẻ chán nản, tăng ác cảm với việc ăn uống, ngược lại, khuyến khích vừa phải sẽ khiến trẻ tràn đầy tự tin rằng bản thân sẽ làm được trước mặt mẹ.
Cha mẹ nên khuyến khích trẻ trong bữa ăn, để tạo thêm động lực cho con.