Trẻ có 3 giai đoạn vàng phát triển IQ rất nhanh, biết nắm bắt con dễ trở thành người xuất sắc

Hạ Mây - Ngày 07/05/2022 18:26 PM (GMT+7)

Nghiên cứu Đại học Harvard cho thấy có 3 giai đoạn vàng trong quá trình phát triển trí não của một đứa trẻ.

Việc cha mẹ nuôi dạy một đứa trẻ lớn lên khỏe mạnh, thông minh cũng cần phải chú ý đến sự phát triển đặc biệt của trẻ theo từng thời kỳ, từ đó áp dụng phương pháp đúng thời điểm để trẻ phát huy hết thế mạnh của mình.

Đại học Harvard danh tiếng đã từng tiến hành điều tra và nghiên cứu chuyên sâu về sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Theo kết quả nghiên cứu thì hầu hết tất cả trẻ em đều có 3 giai đoạn trong cuộc đời để trở nên thông minh, nếu cha mẹ nắm chắc cơ hội này, con cái nhất định sẽ rất xuất sắc khi trưởng thành.

Chính vì thế, giai đoạn thời thơ ấu cực kỳ quan trọng để hoàn thiện trí thông minh của một người. Để tránh bỏ lỡ thời điểm vàng đồng thời cải thiện IQ của con, cha mẹ nên tập trung vào 3 giai đoạn vàng sau đây.

Trẻ có 3 giai đoạn vàng phát triển IQ rất nhanh, biết nắm bắt con dễ trở thành người xuất sắc - 2

3 giai đoạn vàng phát triển trí thông minh nhanh nhất ở trẻ

Giai đoạn quan trọng đầu tiên, từ giai đoạn sơ sinh đến khi trẻ được 3 tuổi

Trẻ sơ sinh trước 3 tuổi là giai đoạn vàng nhất của sự phát triển trí não, trẻ sẽ bắt đầu nhận biết thế giới, bắt chước, bắt đầu học bò, học nói và thành thạo các kỹ năng cơ bản.

Trọng lượng não của trẻ sơ sinh sẽ vào khoảng 390 gam, và sự phát triển trí não của trẻ cũng sẽ phát triển nhanh chóng trước 3 tuổi, từ chỉ 25% trọng lượng toàn bộ não khi mới sinh lên 75%.

Trẻ nhỏ đặc biệt thích bắt chước hành vi của cha mẹ, chúng luôn rất tập trung vào những việc cha mẹ làm, chăm chú quan sát và ghi nhớ vào bộ não, sau đó sẽ lặp lại hành vi đó.

Ngoài ra trẻ em trong giai đoạn này cũng có ý thức cạnh tranh mạnh mẽ. Chẳng hạn khi hai đứa trẻ cùng ăn với nhau, trẻ sẽ ăn nhanh hơn nhiều khi ăn một mình. Hoặc khi cùng chơi đồ chơi với nhau, trẻ có xu hướng muốn tranh giành món đồ chơi mà đứa trẻ còn lại đang cầm.

Trẻ từ 0-3 tuổi sẽ bắt đầu nhận biết thế giới, bắt chước, bắt đầu học bò, học nói và thành thạo các kỹ năng cơ bản.

Trẻ từ 0-3 tuổi sẽ bắt đầu nhận biết thế giới, bắt chước, bắt đầu học bò, học nói và thành thạo các kỹ năng cơ bản.

Lúc này, não trẻ có 3 chức năng hoạt động chính: tiếp thu sự mới lạ, lặp lại và cuối cùng là ghi nhớ. Thời gian các bé ghi nhớ vô cùng nhanh, cao gấp 4 lần so với thời gian ghi nhớ của người ở tuổi trưởng thành.

Cha mẹ cần nắm bắt giai đoạn then chốt đầu tiên này và trau dồi đầy đủ khả năng ngôn ngữ, khả năng nhận thức, khả năng khám phá của trẻ một cách tự nhiên.

Giai đoạn then chốt thứ hai là giai đoạn mẫu giáo, tức là giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi

Trẻ ở giai đoạn này đã bắt đầu có những sáng kiến ​​riêng, những ý tưởng nhỏ nhặt và bắt đầu trở nên “hư”. Đồng thời, có khả năng học tập nhanh, nhưng chưa biết phân biệt tất cả những cái đúng, cái sai.

Trẻ có thể nhanh chóng học theo những cái tốt và cả cái xấu. Vì thế, trong giai đoạn quan trọng này, cha mẹ nên chú ý quan sát con một cách cẩn thận để xem bé có thói quen xấu nào không, kịp thời sửa chữa.

Việc đánh mắng trẻ khi trẻ hành động sai ở giai đoạn này không được các chuyên gia khuyến cáo bởi nó chỉ làm trẻ càng dễ nổi loạn.

Ở lứa tuổi này, cha mẹ nên kịp thời nắm bắt cơ hội rèn luyện cho con những thói quen sống tốt. Tùy tính cách của trẻ mà tìm ra cách hướng dẫn phù hợp, miễn là không bỏ lỡ giai đoạn này thì trí não trẻ sẽ phát triển thông minh hơn.

Trẻ từ 3-6 tuổi có thể nhanh chóng học theo những cái tốt và cả cái xấu.

Trẻ từ 3-6 tuổi có thể nhanh chóng học theo những cái tốt và cả cái xấu.

Giai đoạn quan trọng thứ ba là tiểu học, tức là từ 6 đến 12 tuổi

Nhiều nghiên cứu đã so sánh sự phát triển của não bộ ở các độ tuổi khác nhau, theo kết luận của nghiên cứu nhận thấy sau khi trẻ 12 tuổi thì sự phát triển của não bộ về cơ bản đã ổn định. Trước 12 tuổi là giai đoạn vàng phát triển trí não rõ rệt nhất.

Trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 12 về cơ bản đang trong giai đoạn học hỏi, và các bậc cha mẹ cần có ý thức trau dồi khả năng tập trung cho trẻ. 

Bởi chỉ khi trẻ tập trung cao độ thì trạng thái học tập mới được duy trì ở trạng thái tốt, việc tiếp thu kiến ​​thức một cách dồi dào nhất.

Đây cũng là giai đoạn mà các cảm xúc cạnh tranh, tư duy chiến thắng của trẻ phát triển mạnh mẽ. Trong mọi cuộc chơi của con, kể cả đối với bố mẹ hay bạn bè, con luôn cố gắng hết mình để tự giành chiến thắng.

Yếu tố này tác động mạnh vào trí óc của con, kích thích chúng tư duy theo nhiều chiều hướng, sáng tạo cách chơi và tạo ra những lối chơi mới để giành được chiến thắng.

Trong giai đoạn này, cha mẹ càng phải sát sao hơn trong việc nuôi dưỡng con cái bởi nó có tác động lớn đến việc hình thành tính cách hoàn chỉnh của trẻ trong tương lai.

Trẻ có 3 giai đoạn vàng phát triển IQ rất nhanh, biết nắm bắt con dễ trở thành người xuất sắc - 5

Cha mẹ nên làm gì để cải thiện sự phát triển trí não cho con mình?

Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cơ thể trẻ cần

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển trí tuệ của một người. Vì thế, muốn con cái thông minh, việc ăn uống đúng cách rất quan trọng.

Một số chất dinh dưỡng quan trọng giúp trẻ phát triển trí thông minh, cha mẹ nên tăng cường trong bữa ăn hàng ngày cho trẻ:

Chất đạm (protein): Hoạt chất xây dựng nên các tế bào mô, cơ quan, giúp thúc đẩy sự phát triển của cơ thể trẻ nói chung và não bộ trẻ nói riêng.

I-ốt: Thiếu iốt sẽ dẫn đến sự suy giảm sự phát triển não bộ, không tốt cho trí thông minh của trẻ.

Sắt: Nhiều nghiên cứu chứng minh, sắt liên quan trực tiếp đến sự phát triển não bộ, giúp duy trì ổn định chỉ số phát triển tâm thần, trí nhớ và vận động của trẻ.

Các axit béo không no chuỗi dài: Thành phần của não bộ có đến 60% là chất béo. Trong đó DHA và ARA là các thành phần lipid chính của não, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí thông minh của trẻ.

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển trí tuệ của một người. Vì thế, muốn con cái thông minh, việc ăn uống đúng cách rất quan trọng.

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển trí tuệ của một người. Vì thế, muốn con cái thông minh, việc ăn uống đúng cách rất quan trọng.

Xây dựng thói quen đọc sách

Sách chứa đựng tri thức của nhân loại, việc đọc sách sẽ giúp thế giới nội tâm của trẻ trở nên phong phú, cải thiện được trí thông minh. Bố mẹ nên rèn luyện cho trẻ niềm yêu thích ngay từ nhỏ. Nếu thói quen đọc sách được duy trì từ sớm sẽ giúp ích rất nhiều cho trẻ khi lớn lên.

Đồng thời, việc đọc sách cũng là cách tốt để cả gia đình cùng ngồi lại với nhau vừa là một cách để tăng cường khả năng não bộ của bé.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng đọc sách giúp bé con của bạn nâng cao khả năng văn học, sử dụng ngôn ngữ và từ vựng linh hoạt hơn, tăng khả năng hiểu vấn đề trong việc thể hiện ý kiến cá nhân của mình đối với cha mẹ.

Không chỉ vậy, một số loại sách là người dạy cho trẻ những yếu tố căn bản như đọc bảng chữ cái, cách đếm số, cách làm phép tính và những bài học đạo đức.

Không nên ép trẻ làm những thứ bản thân không thích

Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng, trẻ còn nhỏ chưa biết đúng sai nên cần phải nghe theo lời của bố mẹ. Trong nhiều trường hợp, trẻ không muốn làm theo nhưng vẫn miễn cưỡng nghe lời, điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển tâm lý của trẻ.

Nếu trẻ lúc nào cũng chỉ biết nghe theo sự sắp xếp của bố mẹ, chúng dần dần không biết suy nghĩ, không có ý kiến cá nhân, lúc nào cũng ỷ lại vào người khác.

Việc đọc sách sẽ giúp thế giới nội tâm của trẻ trở nên phong phú, cải thiện được trí thông minh.

Việc đọc sách sẽ giúp thế giới nội tâm của trẻ trở nên phong phú, cải thiện được trí thông minh.

Dành thời gian riêng với con

Khi tiếp xúc nhiều với con, cha mẹ sẽ hiểu được tính cách, cũng như những tật xấu của con để có thể uốn nắn kịp thời.

Ngoài ra, cha mẹ còn biết được trẻ sẽ thiên về mặt nào, những điều này cũng sẽ giúp mẹ định hướng cho trẻ nên theo đuổi mục đích như thế nào, giúp con phát huy được thế mạnh của mình.

Cho trẻ học một ngôn ngữ khác

Nghiên cứu chỉ ra rằng bé còn nhỏ tuổi có thể học một ngôn ngữ khác nhanh hơn là khi bé lớn lên. Học ngôn ngữ thứ 2 ngay từ nhỏ cũng giúp bé kích thích vùng não bộ chịu trách nhiệm lưu trữ, tạo kết nối và tạo từ vựng.

Trẻ ở độ tuổi mầm non thường có khả năng cảm thụ cao sự đa dạng văn hóa hơn người lớn rất nhiều.Ngôn ngữ thứ hai cũng giúp bé phát triển những loại trí thông minh như thông minh ngôn ngữ, thông minh không gian, kích thích kỹ năng đọc và mở rộng vốn từ vựng của bé đấy.

Bác sĩ Nhi: Khác biệt lớn giữa những em bé hay được bế ẵm và đặt nằm
Việc thường xuyên bế trẻ hay đặt trẻ nằm có tác động khác biệt đến sự phát triển của bé về sau.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con