Việc dậy thì sớm ở trẻ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác, bao gồm những thói quen sinh hoạt thường ngày mà cha mẹ không ngờ đến.
Trong những năm gần đây, tình trạng dậy thì sớm ở trẻ đã ngày càng gia tăng và trở nên đáng báo động. Theo thông tin của Bộ Y tế, nếu như những năm trước, mỗi tháng bệnh viện chỉ tiếp nhận khoảng 5 bệnh nhân mới có chỉ định điều trị, thì chỉ trong 10 tháng đầu năm 2019, số lượng trăm trẻ em dậy thì sớm tăng đột biến và đến nay, con số ấy vẫn không ngừng tăng. Và tình hình này cũng xảy ra tương tự ở khắp các nước trên thế giới.
Gần đây, trang Sohu đã đưa tin về câu chuyện của một vị bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Nhi đồng tỉnh Quảng Châu. Cô kể lại việc tiếp nhận một bệnh nhân dậy thì sớm gầy đây nhất của mình.
Theo đó, cô chia sẻ: “Hai ngày trước đây, tôi tiếp nhận một bệnh nhân là một bé gái học lớp 2. Thoạt nhìn cô bé khá cao ráo, cơ thể khá phát triển, phận ngực đã hơi lộ ra, ngay lập tức, tôi có thể dự đoán được ngay là cô bé đã dậy thì sớm”.
Như thường lệ, vị bác sĩ hỏi về chế độ ăn uống và sinh hoạt của các cô bé, nhưng theo thông tin mà người mẹ cung cấp, mọi thứ vẫn bình thường. Tuy nhiên, đến khi người mẹ cho biết vì muốn tăng cường sức đề kháng cho côn gái mình nên đã mua các sản phẩm chăm sóc sức khỏe trẻ em ở nước ngoài. Người mẹ cho biết vì thấy sản phẩm này tuyên bố bổ sung nhiều loại vitamin khác nhau cho trẻ, và khuyến cáo là bổ sung cho trẻ 2 tháng/ lần.
Tuy nhiên, điều này không chỉ không mang lại hiệu quả mà còn dễ khiến xảy ra tình trạng “tiền mất, tật mang”. Vị bác sĩ cũng mong rằng thông qua trường hợp của cô bé này, các bậc cha mẹ cần chú ý hơn đến vấn đề dậy thì sớm của con mình để hạn chế xảy ra những trường hợp không mong muốn.
Để có thể phòng tránh hiệu quả được tình trạng dậy thì sớm ở trẻ, trước hết cha mẹ cần hiểu rõ về dậy thì sớm ở trẻ, từ đó có những phương pháp hữu hiệu giúp con phát triển lành mạnh.
Vậy dậy thì sớm là gì?
Khi nói đến dậy thì sớm nhiều bậc cha mẹ thường sẽ nghĩ đơn giản dậy thì sớm là việc cơ thể trẻ phát triển sớm. Tuy nhiên, điều này không đơn giản đến thế.
Nói một cách đơn giản nhất, trẻ em dậy thì sớm có một số biểu hiện như sau: các bé gái thường phát triển ngực trước 8 tuổi, hoặc bắt đầu có kinh nguyệt trước 10 tuổi; với các bé trai, các bé bị to tinh hoàn và kèm theo sự phát triển thể chất nhanh trước 9 tuổi.
Bé gái dậy thì sớm thường phát triển ngực trước 8 tuổi, trong khi đó tinh hoàn của các bé trai sẽ to hơn và kèm theo sự phát triển thể chất nhanh trước 9 tuổi.
Các chuyên gia cũng chia dậy thì sớm thành ba loại chính, bao gồm:
- Dậy thì sớm giả (dậy thì sớm ngoại vi): tinh hoàn hoặc buồng trứng chưa phát triển nhưng đã xuất hiện trước một số đặc điểm sinh dục phụ. Với những trường hợp này, dù cơ thể bé cũng bị ảnh hưởng nhưng không quá nặng nề.
- Dậy thì sớm thực sự (dậy thì sớm trung tâm): các tuyến sinh dục của trẻ phát triển nhanh và xuất hiện các đặc điểm sinh dục phụ tương đối sớm. Khả năng xảy ra tình trạng này đối với các bé gái sẽ có nguy cơ cao hơn nhiều so với các bé trai.
- Dậy thì sớm không hoàn toàn (dậy thì sớm một phần): các đặc điểm giới tính phát triển đi kèm với sự thay đổi nội tiết. Với những bé có tình trạng này nói chung không cần điều trị đặc biệt.
Các chuyên gia cũng chia dậy thì sớm ở trẻ thành ba loại chính.
Tác hại của dậy thì sớm
Các bậc cha mẹ vẫn cần hiểu rõ tác hại của việc dậy thì sớm vì mọi thứ cần xuất hiện đúng lúc, quá muộn hay quá sớm đều không tốt và sự phát triển cơ thể cũng vậy.
Đối với những bé dậy thì sớm, các hoóc môn gây dậy thì sớm kích hoạt sự phát triển xương khiến trẻ cao lên rất nhanh. Tuy nhiên, các đầu xương sau đó nhanh chóng đóng lại khiến trẻ không tiếp tục cao thêm. Do đó, những trẻ bị dậy thì sớm thường thấp hơn bạn cùng lứa và không đạt đến chiều cao mong muốn.
Nói cách khác, cha mẹ đừng thấy những bé dậy thì sớm có chiều cao vượt trội so với bạn bè mà vội mừng. Đây chỉ thật sự là sự phát triển “tức thời”.
Khả năng xảy ra tình trạng dậy thì sớm đối với các bé gái sẽ có nguy cơ cao hơn nhiều so với các bé trai.
Bên cạnh ảnh hưởng lớn đến chiều cao, việc dậy thì sớm còn làm tăng nguy cơ xuất hiện các khối u trong tương lai. Nhất là các bé gái, các bé gái dậy thì sớm sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư tử cung trong tương lai.
Ngoài ra, việc dậy thì sớm còn gây ra một số vấn đề về tâm lý ở trẻ. Các bé dậy thì sớm sẽ có thêm gánh nặng về tâm lý, dễ bị mặc cảm, không hòa hợp, thậm chí còn gây ra các vấn đề xã hội như quan hệ tình dục ở độ tuổi quá sớm hoặc phạm pháp tình dục ở tuổi vị thành niên.
Dậy thì sớm dễ gây ra tình trạng loãng xương ở trẻ.
Nguyên nhân tại sao trẻ dậy thì sớm?
Việc dậy thì sớm ở trẻ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác, bao gồm những thói quen sinh hoạt thường ngày mà cha mẹ không ngờ đến.
Thức ăn nhanh, nước ngọt
Hiện nay, việc sử dụng thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ và các loại nước ngày càng phổ biến. Nhiều cha mẹ sẵn sàng đáp ứng, cho con ăn gà rán, uống nước có gas. Tuy nhiên, thói quen ăn uống này lâu dần ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Đồ chiên rán, hay đồ ngọt sẽ khiến bé bị thừa dinh dưỡng, năng lượng dư thừa này sẽ chuyển hóa thành mỡ thừa trong cơ thể bé. Chất béo dư thừa sẽ không có tác dụng gì trong cơ thể mà chỉ tiết ra nhiều leptin hơn. Đây là chất điều hòa quá trình phát triển giới tính của con người, Leptin có thể tiết ra và giải phóng các gonadotropin, gây rối loạn nội tiết và dậy thì sớm. Vì vậy, các bé trai mũm mĩm cũng là nhóm có nguy cơ cao dậy thì sớm.
Các bé gái dậy thì sớm sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư tử cung trong tương lai.
Mỹ phẩm
Nhiều bà mẹ khi có con gái thường rất thích làm điệu cho con. Không chỉ mua cho con thật nhiều trang phục xinh xắn, nhiều mẹ bỉm đôi khi còn cho con dùng một số loại mỹ phẩm như: son, kem dưỡng...
Tuy nhiên, cha mẹ nên hiểu rằng mỹ phẩm của mình dù đắt tiền hay chất lượng đến đâu cũng không nên cho trẻ sử dụng quá sớm. Bởi vì các sản phẩm chăm sóc da hoặc đồ vệ sinh cá nhân dành cho người lớn có thể chứa hormone sinh dục. Sau khi được hấp thụ qua da, trẻ nhỏ rất dễ bị dậy thì sớm.
Vì vậy, cha mệ nên cho bé dùng sữa dưỡng thể chuyên biệt dành cho trẻ em, còn những loại mỹ phẩm khác thì hoàn toàn không nên dùng cho con.
Khi bé xem những cảnh quay này trong thời gian dài, nhận thức về giới tính và phản xạ thần kinh tuyến yên vùng dưới đồi sẽ bị kích thích nhiều lần, và trẻ sẽ dễ bị dậy thì sớm.
Ảnh hưởng từ phim, ảnh tình cảm
Phim truyền hình là một loại hình giải trí hữu ích của nhiều gia đình. Những tưởng chúng khá vô hại nhưng thật ra lại là một trong những nguyên nhân gây dậy thì sớm ở trẻ.
Nhiều bộ phim truyền hình thường có những phân đoạn lãng mạn hay thậm chí là khêu gợi. Khi bé xem những cảnh quay này trong thời gian dài, nhận thức về giới tính và phản xạ thần kinh tuyến yên vùng dưới đồi sẽ bị kích thích nhiều lần, và trẻ sẽ dễ bị dậy thì sớm. Vì vậy, cha mẹ chỉ nên cho các con xem phim hoạt hình thiếu nhi thông thường.
Bên cạnh đó, những thông tin trên sách, báo, cha mẹ cũng nên cẩn thận, chỉ nên cho con đọc những tài liệu phù hợp với lứa tuổi.
Bật đèn sáng khi ngủ
Nguyên nhân cuối cùng sẽ khiến nhiều cha mẹ bất ngờ. Nhiều cha mẹ vì sợ con không ngủ được trong bóng tối nên có thói quen bật đèn ngủ khi con ngủ. Với ánh đèn ngủ, đêm khuya cha mẹ có cần chăm con cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, ánh sáng sẽ làm giảm tiết melatonin ở tuyến tùng của trẻ. Điều này khiến gonadotropin (hoocmon điều hòa tuyến sinh dục) ở tuyến yên thường bị ức chế, nên việc điều hòa các chức năng sinh dục của thể trẻ bị rối loạn.
Đối với ánh đèn từ điện thoại, máy tính cũng gây ra ảnh hưởng tương tự, vì vậy cha mẹ nên cho con hạn chế tiếp xúc với các loại ánh sáng này vào ban đêm.
Ánh sáng sẽ làm giảm tiết melatonin ở tuyến tùng của trẻ. Điều này khiến gonadotropin (hoocmon điều hòa tuyến sinh dục) ở tuyến yên thường bị ức chế, nên việc điều hòa các chức năng sinh dục của thể trẻ bị rối loạn.