Trẻ ngủ tư thế này có thể "đánh cắp" trí tuệ và sức đề kháng, sửa nhanh kịp thời

Hạ Mây - Ngày 20/01/2022 18:25 PM (GMT+7)

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường mắc phải những tư thế ngủ sai sau đây, cha mẹ nên lưu ý và điều chỉnh cho con. 

Trẻ ngủ tư thế này có thể amp;#34;đánh cắpamp;#34; trí tuệ và sức đề kháng, sửa nhanh kịp thời - 1

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc ăn uống, ngủ nghỉ là ưu tiên hàng đầu. Trong năm đầu đời, trẻ có thể thường xuyên đối mặt nhiều rắc rối về giấc ngủ như: rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, dễ bị tỉnh giấc, quấy khóc đêm,… 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển trí tuệ của con người, đặc biệt là với trẻ nhỏ trong những năm đầu đời. 

Một giấc ngủ sâu là điều rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Ngược lại nếu ngủ không ngon giấc hoặc thiếu ngủ, sẽ khiến trẻ cáu gắt, quấy khóc, không tập trung, mệt mỏi.

Nếu thường xuyên ở trong tình trạng trẻ này sẽ phát triển chậm hơn so với các trẻ khác, về lâu dài ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Trẻ ngủ tư thế này có thể amp;#34;đánh cắpamp;#34; trí tuệ và sức đề kháng, sửa nhanh kịp thời - 2

Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ

Một số trẻ ngủ không ngon nên cha mẹ cảm thấy chỉ cần con có thể ngủ say, không quấy khóc là được, còn về việc con ngủ như thế nào thì cha mẹ chưa thực sự lưu tâm. Nhưng trên thực tế, đây là một quan niệm sai lầm. 

Nếu chất lượng giấc ngủ của trẻ không thể đảm bảo, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể. Quan trọng nhất là nó có thể khiến trẻ ngày càng chậm phát triển. Vì giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ của bé.

Nghiên cứu sinh học đã phát hiện ra rằng sau khi trẻ ngủ, lưu lượng máu lên não tăng lên đáng kể, có thể thúc đẩy quá trình tổng hợp protein của não. Trẻ ngủ ngon có lợi thế rõ rệt về phát triển trí tuệ so với trẻ ngủ không ngon giấc.

Nếu chất lượng giấc ngủ của trẻ không thể đảm bảo, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể. (Ảnh minh họa)

Nếu chất lượng giấc ngủ của trẻ không thể đảm bảo, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể. (Ảnh minh họa)

Nghiên cứu này cũng chứng minh rằng nếu bé ngủ ngon vào ban đêm, trạng thái tinh thần sẽ rất tốt khi bé thức dậy vào ngày hôm sau, có thể học hỏi và tiếp nhận nhiều thông tin hơn vào ban ngày thì trạng thái tinh thần sẽ giảm đi rất nhiều.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường mắc phải những tư thế ngủ sai sau đây, nếu duy trì thường xuyên có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển về sau, cha mẹ nên lưu ý và điều chỉnh cho con. 

Trẻ ngủ tư thế này có thể amp;#34;đánh cắpamp;#34; trí tuệ và sức đề kháng, sửa nhanh kịp thời - 4

Tư thế ngủ không đúng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và ẩn chứa những nguy hiểm

Nếu tư thế ngủ không tốt, sẽ có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Ngoài nằm sấp khi ngủ, 5 tư thế ngủ dưới đây cũng rất phổ biến đối với trẻ và mẹ cần sửa chữa kịp thời.

Người lớn ôm ấp hoặc ngủ đối mặt với bé

Các bà mẹ thích cho trẻ ngủ trong vòng tay của mình, như vậy không chỉ tạo cho trẻ cảm giác an toàn mà nếu có cử động gì, trẻ cũng có thể phát hiện ra ngay từ lần đầu tiên. 

Điều này có vẻ là một điều tốt, nhưng đây là điều chúng ta chưa biết, hơi thở của người lớn có thể tìm ẩn một số nguy cơ gây bệnh, khi ngủ đối mặt trẻ có thể hít phải.

Ngoài ra, trẻ thở nông, nếu nồng độ oxy quá thấp sẽ dễ dẫn đến tình trạng cung cấp oxy lên não không đủ, dễ dẫn đến tình trạng trẻ mất ngủ, hay mơ, chóng mặt, mệt mỏi, thiếu năng lượng sau khi ngủ dậy.

Hơi thở của người lớn có thể tìm ẩn một số nguy cơ gây bệnh, khi ngủ đối mặt trẻ có thể hít phải. (Ảnh minh họa)

Hơi thở của người lớn có thể tìm ẩn một số nguy cơ gây bệnh, khi ngủ đối mặt trẻ có thể hít phải. (Ảnh minh họa)

Trẻ trùm chăn qua đầu khi ngủ

Một số bà mẹ tin rằng cho trẻ ngủ trùm chăn qua đầu có thể tăng thêm sự ấm áp, hạn chế việc nghe phải âm thanh bên ngoài, điều này giúp trẻ yên tâm hơn khi ngủ.

Tuy nhiên, việc trẻ  ngủ dưới chăn bông sẽ khiến em bé ở trong một không gian gần như khép kín. Với sự tăng lên của khí cacbonic, hàm lượng oxy cũng không đủ nên sau khi ngủ dậy bé cũng sẽ chóng mặt, suy nhược và tinh thần kém, thiếu oxy lâu dài cũng sẽ cản trở sự phát triển của não bộ.

Thở bằng miệng thường xuyên

Nhiều bậc cha mẹ không mấy để ý đến nhịp thở bằng miệng của trẻ nhưng thực tế, đây có thể là tín hiệu “cầu cứu” cho cơ thể trẻ. Trẻ thở há miệng có thể trẻ nằm ngửa khi ngủ, tưa lưỡi khiến trẻ thở kém, hoặc trẻ bị lạnh và ngạt mũi.

Việc thở bằng miệng trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của da mặt, răng miệng,… và còn có thể kèm theo các triệu chứng như ngưng thở, thiếu oxy, ảnh hưởng đến sự phát triển trí não. Vì vậy, các bậc cha mẹ phải chú ý tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ thường xuyên thở bằng miệng khi ngủ.

Nếu cho trẻ ngủ trên gối tay quá lâu, không những cảm thấy mệt mỏi sau khi ngủ dậy mà còn có thể làm tăng áp lực ổ bụng, gây trào ngược dạ dày. (Ảnh minh họa)

Nếu cho trẻ ngủ trên gối tay quá lâu, không những cảm thấy mệt mỏi sau khi ngủ dậy mà còn có thể làm tăng áp lực ổ bụng, gây trào ngược dạ dày. (Ảnh minh họa)

Ngủ trên tay của mẹ

Trẻ gối đầu lên tay mẹ, thở đều và ngủ ngon lành chắc hẳn nhiều bà mẹ sẽ thấy ấm lòng trước hình ảnh này. Nhưng thực tế tư thế này sẽ ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu ở tay của bé.

Ngoài ra, nếu cho trẻ ngủ trên gối tay quá lâu, không những cảm thấy mệt mỏi sau khi ngủ dậy mà còn có thể làm tăng áp lực ổ bụng, gây trào ngược dạ dày, bỏng thực quản. Khi bé có hành động như vậy, hãy cho bé một chiếc gối nhỏ thay vì thường xuyên gối lên tay mẹ.

Ăn quá nhiều trước khi đi ngủ

Một số bà mẹ cố gắng cho trẻ ăn thêm trước khi đi ngủ để trẻ ít thức dậy đòi bú đêm hơn. Quá trình trao đổi chất trong cơ thể con người bị chậm lại trong khi ngủ, nhu động tiêu hóa cũng chậm lại, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều thức ăn sẽ khiến dạ dày của trẻ không được nghỉ ngơi, không những không ngủ ngon mà còn dễ bị nôn trớ, đầy bụng, khó tiêu và tích tụ thức ăn.

Cách đúng là không nên cho trẻ ăn trong vòng một giờ trước khi đi ngủ. Mẹ có thể cho trẻ bú sữa, hoặc ăn nhẹ trước khi đi ngủ 1 tiếng, chơi với bé một lúc sau khi ăn xong rồi dỗ bé ngủ.

Trẻ ngủ tư thế này có thể amp;#34;đánh cắpamp;#34; trí tuệ và sức đề kháng, sửa nhanh kịp thời - 7

Vậy làm thế nào để trẻ ngủ ngon hơn?

Dưới đây là 7 mẹo giúp khai mở giấc ngủ chất lượng cho trẻ, cha mẹ có thể tham khảo.

Cho trẻ bú sữa: Đối với trẻ nhỏ, bú là tác dụng xoa dịu tốt nhất. Mẹ có thể để trẻ ngậm vú, núm vú giả hoặc thậm chí là dùng ngón tay của chính mình, chỉ cần nhẹ nhàng kéo ra khi trẻ đã ngủ.

Xoa bóp: Trước khi đi ngủ, hãy vỗ lưng cho trẻ, xoa bóp tay chân và bụng, xoa đầu… để trẻ cảm thấy dễ chịu, ấm áp và từ từ chìm vào giấc ngủ.

Cho trẻ nghe nhạc: Nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc tiếng ồn trắng có thể khiến bé như được trở lại môi trường quen thuộc khi còn trong bụng mẹ, để tâm trạng bé nhanh chóng bình tĩnh trở lại và dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc tiếng ồn trắng có thể khiến bé như được trở lại môi trường quen thuộc khi còn trong bụng mẹ. (Ảnh minh họa)

Nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc tiếng ồn trắng có thể khiến bé như được trở lại môi trường quen thuộc khi còn trong bụng mẹ. (Ảnh minh họa)

Vận động nhiều hơn: Cho bé tập các bài tập phù hợp với lứa tuổi như ngóc đầu, lật người, bò và ngồi, đi bộ… để giải phóng năng lượng quá nhiều giúp bé dễ ngủ hơn vào ban đêm.

Hoạt động ngoài trời: Trong ngày, hãy đưa bé đi dạo ngoài trời, ngắm nhìn thế giới bên ngoài, hít thở không khí trong lành hơn, có thể khiến bé bớt lo lắng, đầu óc cởi mở và tự nhiên sẽ ngủ ngon hơn.

Giảm đầy hơi: Trẻ sơ sinh nên được ợ hơi kịp thời sau mỗi lần bú, ngoài ra mẹ cũng có thể thử các bài tập ôm máy bay, massage bụng, xả hơi,… để giảm đầy hơi và đau bụng cho bé, bé không khó chịu và ngủ ngon tự nhiên.

Tắm nước nóng:Tắm nước ấm, nóng có thể đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu của cơ thể trẻ và tiêu hao một lượng năng lượng nhất định. Bé rất dễ buồn ngủ sau khi tắm rửa, nhưng đừng cho bé ngủ ngay sau khi tắm, hãy chơi với bé một lúc, đợi bé thư giãn hoàn toàn rồi mới dỗ bé ngủ.

Trước khi đi ngủ, hãy vỗ lưng cho trẻ, xoa bóp tay chân và bụng, xoa đầu… để trẻ cảm thấy dễ chịu, ấm áp và từ từ chìm vào giấc ngủ. (Ảnh minh họa)

Trước khi đi ngủ, hãy vỗ lưng cho trẻ, xoa bóp tay chân và bụng, xoa đầu… để trẻ cảm thấy dễ chịu, ấm áp và từ từ chìm vào giấc ngủ. (Ảnh minh họa)

Trẻ tăng chiều cao không chỉ có canxi, bổ sung thêm chất này con cao lớn nhanh hơn
Muốn trẻ tăng chiều cao hiệu quả, cha mẹ cần bắt đầu từ việc vận động, ngủ nghỉ hợp lý, bổ sung dinh dưỡng, duy trì thói quen tốt hàng ngày.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ