Cha mẹ có thể sớm dự đoán tính cách của trẻ qua nhiều dấu hiệu từ khi còn nhỏ, trong số đó có thể kể đến tư thế ngủ con.
Bên cạnh sự phát triển trí não, yếu tố trí tuệ cảm xúc nói chung và tính cách nói riêng là một trong những điều mà nhiều cha mẹ quan tâm. Các bậc phụ huynh ai cũng mong rằng còn mình luôn lạc quan, tự tin và vui vẻ trong cuộc sống, và không ngại đương đầu với khó khăn.
Nếu con cái có nhân cách tốt, hòa đồng tốt, sống tích cực thì cha mẹ có thể yên tâm. Chỉ là trong nhiều trường hợp, khi trẻ còn nhỏ chưa thể hiện được bản thân nên cha mẹ khó có thể nắm bắt được tính cách của con cái, mà đôi khi không biết cách giao tiếp sao cho hiệu quả với con.
Để có thể có được những phương pháp nuôi dạy thích hợp với tính cách của trẻ. Cha mẹ có thể sớm dự đoán tính cách của con qua nhiều dấu hiệu từ khi còn nhỏ, trong số đó có thể kể đến tư thế ngủ con con.
Khoa học đã chứng minh tính cách của trẻ có liên quan mật thiết đến tư thế ngủ. Một số kiểu tư thế ngủ của trẻ như nằm ngửa, nằm sấp, ngủ nghiêng hoặc ngủ cuộn tròn là biểu hiện của các trạng thái tâm lý, tính cách của các bé.
Tư thế cuộn tròn
Những trẻ thường xuyên ngủ như vậy sẽ hay phản ứng với mọi thứ xung quanh và thường phản ứng đầu tiên là sợ hãi, nhạy cảm với tất cả. So với trẻ ngủ kiểu tự do phóng khoáng, trẻ ngủ hay cuộn tròn lại sẽ có ý thức tự lập yếu hơn một chút. Các bé luôn nghĩ rằng chúng cần được che chở, bảo vệ và có ý phụ thuộc mạnh mẽ vào người khác.
Bên cạnh đó, tư thế ngủ cuộn tròn cũng có thể là biểu hiện của việc thường xuyên bị cha mẹ la mắng, ép buộc con.
Nếu trẻ nằm trong tư thế ngủ này, cha mẹ nên lưu ý quan tâm và trò chuyện cùng con nhiều hơn. Bởi vì khi đó tâm lý của trẻ đang ở trạng thái khép kín và tự vệ, nếu cha mẹ không quan tâm đến con, trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và sự phát triển tính cách của bé.
Tư thế ngủ này phản ánh sự bất an và trạng thái cảm thấy thiếu an toàn ở trẻ.
Tư thế ngủ "anh hùng"
Tư thế ngủ "anh hùng" là dáng ngủ tự do, phóng khoáng, trẻ có thể lăn ra ngủ ở bất cứ nơi đây và trong bất cứ hoàn cảnh, không gian nào. Các bé tự do dang tay dang chân không theo một quy tắc nào, chỉ cần thoải mái là được. Đây là trạng thái tốt cho thấy môi trường gia đình hòa thuận, cha mẹ tạo cho con cái cảm giác an toàn rất lớn, trẻ có thể tự do lớn lên trong môi trường này.
Một đứa trẻ như vậy lớn lên sẽ luôn vui vẻ, tự do và sống đơn giản. Các bé sẽ dễ dàng hòa nhập với đám đông, bày tỏ quan điểm thẳng thắn và có thái độ rất tích cực.
Nếu con có tích cách này thì thật tuyệt vời bởi cha mẹ sẽ không cần phải lo lắng quá nhiều về mọi chuyện. Miễn là trẻ có thái độ lạc quan và tích cực, trẻ có thể làm tốt được mọi việc.
Tư thế ngủ "anh hùng" là biểu hiện của một tính cách tự do và hòa đồng.
Nằm sấp
Trong tâm lý học, nằm sấp là một tư thế ngủ rất dễ chịu, các nhà tâm lý học cho rằng những trẻ nằm sấp khi ngủ thường là khi lớn lên sẽ là người rất tự tin, có năng lực cá nhân mạnh mẽ. Dù là trong cuộc sống hay công việc, đều sẽ có một lợi thế nhất định. Tuy nhiên, những em bé thường nằm sấp khi ngủ sẽ có phần hơi bảo thủ, thích làm theo ý mình và không mấy khi lắng nghe, một phần hiếu thắng khiến cho bé can đảm đương đầu với thử thách và tìm tòi cái mới.
Với các bé này, cha mẹ chỉ cần để ý một chút, hãy chú ý quan sát xem tính cách của bé bộc lộ thế nào, nếu đối diện với các bé có tính cách này cha mẹ nên khéo léo, nhẹ nhàng chỉ dạy để con thay đổi phù hợp với hoàn cảnh.
Những người nằm sấp hiểu rõ bản thân, hiểu cảm xúc và nhu cầu của họ, và biết họ muốn gì.
Những yếu tố nào liên quan đến sự phát triển tính cách của trẻ?
Bên cạnh việc dự đoán tính cách của các bé thông qua tư thế ngủ, cha mẹ cũng có thể dự đoán của con mình thông qua việc hiểu rõ những yếu tố ảnh hưởng đến tính cách của con.
Yếu tố di truyền
Nói đến tính cách con người, dân gian có câu “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”. Đây là ý nói đến sự ảnh hưởng của yếu tố di truyền đối với tính cách của một đứa trẻ.
Thật vậy, các yếu tố bẩm sinh di truyền đóng vai trò tiền đề tự nhiên, là cơ sở vật chất cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Các yếu tố bẩm sinh di truyền như đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh, cấu tạo của não, cấu tạo và hoạt động của các giác quan… Những yếu tố này sinh ra đã có do bố mẹ truyền lại hoặc tự nảy sinh do biến dị (bẩm sinh).
Theo một nghiên cứu tại Đại học George Washington, tính cách của một đứa trẻ được hình thành dựa trên tính cách của cha mẹ. Nếu cha mẹ có tính khí nóng nảy thất thường, con cái sẽ bị ảnh hưởng khi dễ nổi cơn nóng giận. Ngược lại nếu cha mẹ khiêm tốn, lễ phép thì con lễ phép, sâu sắc.
Cha mẹ có cái nhìn tích cực về cuộc sống là nền tảng giúp trẻ hình thành tính cách tốt.
Phương thức giáo dục
Tính cách của trẻ được hình thành trong và sau tuổi vị thành niên, nhưng những gì trẻ trải qua trong suốt quá trình phát triển của trẻ đã đặt nền tảng cho tính cách của các con.
Ví dụ, một đứa trẻ khi còn nhỏ có một trải nghiệm không mấy tốt đẹp, thường bị cha mẹ la mắng hay thậm chí là đánh đập, trẻ sẽ có xu hướng cáu kỉnh, lo lắng hoặc nhạy cảm hay rụt rè.
Hành vi của cha mẹ
Bên cạnh 2 yếu tố trên, hành vi và ngôn ngữ của cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng đối với tính cánh của trẻ.
Đối với trẻ, mọi ngôn ngữ hay hành vi ứng xử của cha mẹ đều có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển tính cách của con. Do đó, nếu được nuôi dưỡng bởi những ông bố bà mẹ thường xuyên khen ngợi và động viên, đồng thời luôn yêu thương con, sẽ là nền tảng để trẻ hình thành nên tính cách tốt.
Ngược lại, nếu gia đình thiếu tình yêu thương, quan tâm, chăm sóc hay có những lời nói, ngôn ngữ tiêu cực sẽ khiến tính cách của trẻ có thể phát triển theo chiều hướng thiếu tích cực.
Hành vi và ngôn ngữ của cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng đối với tính cánh của trẻ.
Môi trường sống và học tập
Người xưa cũng có câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu một người được nuôi dưỡng trong môi trường sinh hoạt ô nhiễm, nhiều chất độc hại sẽ phát triển tư duy và tính cách chậm hơn những người sống trong môi trường lành mạnh, sạch sẽ.
Môi trường học tập là môi trường giúp con người hình thành tính cách và trí tuệ. Môi trường gia đình là nơi tính cách bắt đầu được hình thành. Nếu gia đình ngập tràn yêu thương, hạnh phúc sẽ tạo nên một con người có tính cách lành mạnh. Còn môi trường tâm lý được xem là nơi nuôi dưỡng tinh thần, hình thành cảm xúc. Nếu môi trường tâm lý tốt, sẽ hình thành nên những tính cách tốt.
Tuy nhiên, cha mẹ vẫn có thể đóng một vai trò tích cực đối với con cái của họ, hướng dẫn trẻ đối mặt chính xác với những tiếng nói khác nhau gặp phải trong cuộc sống, kết hợp khả năng chịu đựng của chính trẻ, và cuối cùng đạt được tính cách của trẻ.
Hoạt động cá nhân
Thông qua hoạt động của bản thân trẻ sẽ lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội và biến nó thành nhân cách của mình. Hoạt động giúp kích thích hứng thú, niềm say mê sáng tạo và làm nảy sinh những nhu cầu mới, những thuộc tính tâm lý mới… ở mỗi các nhân mà nhờ đó nhân cách được hình thành và phát triển.
Sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ phụ thuộc vào hoạt động ở mỗi thời kỳ, lứa tuổi nhất định. Muốn trẻ hình thành và phát triển nhân cách tốt thì cha mẹ cần phải cho con tham gia vào các dạng hoạt động khác nhau và kích thích yếu tố hoạt động cá nhân.
Sự trải nghiệm của bản thân thông qua các hoạt động cũng giúp trẻ hình thành nên tính cách về sau.
Có thể nói, tính cách của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cha mẹ dù không quyết định được tất cả nhưng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển tính cách của trẻ nhỏ. Điều cha mẹ cần làm không phải là kiểm soát con, mà hãy để trẻ tự do phát triển.
Trong quá trình đó, cha mẹ cần chú ý quan sát hành vi của con để có thể sớm phát hiện ra những vấn đề bất thường và tìm ra cách giải quyết thích hợp và hiệu quả cho con.