Trẻ nhỏ thường xuyên thức giấc giữa đêm và quấy khóc, cha mẹ có thể thử áp dụng những phương pháp sau.
Trẻ hay quấy khóc đêm là tình trạng khá phổ biến đối với trẻ nhỏ trong giai đoạn sơ sinh. Tuy nhiên, tình trạng này trở thành cơn "ác mộng" của nhiều ông bố bà mẹ.
Cũng tương tự như thế, mẹ của bé Dabao cũng trải qua giai đoạn khó khăn này. Cậu bé Dabao hiện được hơn 8 tháng, người mẹ vừa cai sữa mẹ và chuyển sang cho bé uống sữa công thức. Tuy nhiên, từ khi thay đổi sang chế độ bú này, bé Dabao thường thức giấc 1-2 lần vào một giờ nhất định mỗi đêm, quấy khóc và đòi uống sữa. Dù vậy, người mẹ nhất quyết không cho con bú, chỉ ôm và dỗ dành con ngủ.
Sau nửa tháng thì tình hình đã được cải thiện, đêm nào bé cũng dậy đúng 1 lần vào đúng 1 khung giờ nhất định để uống sữa đêm, và việc đó kéo dài đến hiện tại. Vì vậy, người mẹ không bị “làm phiền” mỗi đêm nữa.
Thực tế, trẻ sơ sinh thường hay “ọ ẹ”, thức giấc nhiều lần giữa đêm. Để con có thể nhanh chóng chìm vào giấc ngủ trở lại, nhiều bậc cha mẹ áp dụng ngay lập tức cho con uống sữa ngay. Các chuyên gia khuyến cáo phương pháp này mang đến hiệu quả tức thời nhưng nếu cứ tiếp diễn mỗi ngày, bé sẽ thành thói quen và sẽ thức dậy mỗi khi đói. Điều này sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
Vậy cha mẹ nên làm gì nếu trẻ thường xuyên khóc đêm? Những thông tin hữu ích dưới đây sẽ giúp cha mẹ có cái nhìn tổng quát hơn về tình trạng này ở trẻ nhỏ, cũng như giải pháp giúp trẻ hạn chế thức dậy và khóc giữa đêm.
Vì sao trẻ hay thức giấc vào ban đêm?
Với sự phát triển nhanh chóng của não bộ và tay chân, trẻ lớn tháng cũng sẽ gặp nhiều vấn đề về giấc ngủ khác nhau. Nếu không tính đến các triệu chứng và bệnh tình liên quan đến giấc ngủ, thì đa số trẻ thường có xu hướng thức dậy khoảng 1-2 lần vào ban đêm. Điều này có thể giải thích bởi 4 lý do sau:
Nhu cầu sinh lý
So với trẻ nhỏ tháng tuổi, trẻ lớn tháng hơn (từ 4 -11 tháng và lớn hơn nữa) đã phát triển các kỹ năng vận động, các bé sẽ vận động nhiều hơn thông qua các hình thức vận động thô như lẫy, bò, ngồi,....
Tiến sĩ Dina Cohen, thành viên Khoa Tư vấn và Phát triển con người thuộc Đại học Haifa (Israel) đã phát hiện ra rằng trong thời gian bé phát triển kỹ năng bò thì số lần bé thức giấc ban đêm tăng từ 1.55 lần lên thành 1.98 lần. Thời gian bé thức đêm cũng kéo dài hơn, trung bình sau 10 phút bé mới ngủ lại được.
Bên cạnh đó, khi các bé lớn hơn, dung tích dạ dày cũng lớn hơn. Nhu cầu uống sữa của các bé cũng nhiều hơn nhưng cha mẹ lại không để ý nên con vẫn chưa đủ no. Vì vậy, đến đêm bé sẽ hay cảm thấy đói.
Trẻ hay quấy khóc đêm là tình trạng khá phổ biến đối với trẻ nhỏ trong giai đoạn sơ sinh. Tuy nhiên, tình trạng này trở thành cơn "ác mộng" của nhiều ông bố bà mẹ.
Nhu cầu tâm lý
Không loại trừ việc nhiều cha mẹ chưa hiểu quy tắc ăn uống của bé, hầu hết các bé lớn tháng hơn quấy khóc giữa đêm là do tâm lý “muốn mẹ bế, mẹ dỗ dành”. Nếu là nhu cầu tâm lý như vậy thì biểu hiện cụ thể là ngay khi cha mẹ bế và dỗ dành vài phút, bé lại lăn ra ngủ.
Trẻ gặp các vấn đề về giấc ngủ
Những trẻ lớn tháng cũng có những vấn đề về giấc ngủ như không thể tiếp nhận giấc ngủ, khả năng tiếp nhận kém, không thích được ôm khi ngủ và cha mẹ không xây dựng được thói quen ngủ ngon cho bé.
Khó chịu về thể chất
Khi bé có biểu hiện khó chịu về thể chất, bé sẽ thức giấc và quấy khóc giữa đêm. Nếu do nguyên nhân này, trẻ sẽ không chỉ thức dậy 1-2 lần mà sẽ thức giấc rất nhiều lần trong đêm.
Đồng thời, nếu trẻ có những khó chịu về thể chất cũng có những biểu hiện vào ban ngày như không thích bú sữa, tinh thần không vui vẻ, hay cáu gắt,... Vì vậy, cha mẹ cần theo dõi các biểu hiện của con thường xuyên hơn hoặc đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám nếu tình trạng ngày càng nghiêm trọng.
Một số trẻ có thể gặp các vấn đề về thể chất, chất lượng giấc ngủ kém nên thường xuyên thức giấc và khóc đêm.
Có nên “phũ phàng” bỏ mặc trẻ khi khóc?
Nhìn chung, trẻ nhỏ tầm 10 tháng đến 1 tuổi thường thức giấc giữa đêm vì muốn uống sữa. Khi đó, cha mẹ cần thực hiện một số hành động thiết thực để thay đổi thói quen này. Nếu an ủi nhẹ nhàng không hiệu quả, cha mẹ có thể thử cách tiếp cận "phũ phàng" hơn.
Đáp ứng nhu cầu uống sữa của con
Khi trẻ thức giấc vì quấy khóc lúc nửa đêm, nếu chỉ vỗ về không thể giúp bé ngủ lại, cha mẹ có thể cho trẻ uống sữa trước để xem trẻ có tỉnh giấc vì đói không, vì có thể do trẻ thật sự đói.
Sau khi trẻ uống xong, không nên bế trẻ dỗ dành để ngủ thiếp đi, mà hãy đặt trẻ xuống giường. Cha mẹ có thể đặt một vật dụng quen thuộc (như quần áo, đồ chơi yêu thích của bé) bên cạnh để trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Khi trẻ thức giấc vì quấy khóc lúc nửa đêm, nếu chỉ vỗ về không thể giúp bé ngủ lại, cha mẹ có thể cho trẻ uống sữa trước để xem trẻ có tỉnh giấc vì đói không, vì có thể do trẻ thật sự đói.
Nếu trẻ quấy khóc, hãy để trẻ khóc một lúc trước
Với những bé đã quen với việc được bế và dỗ dành trước khi ngủ, cha mẹ sẽ hơi khó khăn khi đặt bé lên giường và cần vỗ về để bé đi vào giấc ngủ. Vì vậy thao tác tiếp theo là rất quan trọng:
Nếu trẻ chỉ khóc nhỏ, mẹ có thể quan sát trước và cứ để trẻ khóc một lúc. Nếu trẻ vẫn khóc, hãy bế trẻ lên để dỗ dành, sau đó đặt xuống sau khi trẻ đã ngừng khóc.
Nếu bé nín khóc ngay khi cha mẹ bế và khóc lớn lại ngay khi cha mẹ đặt xuống giường, đây là hiện tượng trẻ đang thay đổi giấc ngủ, mẹ đừng lo lắng mà hãy kiên nhẫn. Nói chung, trẻ có thể ngủ suốt đêm và có thể thích nghi với thói quen ngủ mới trong khoảng nửa tháng đến 1 tháng.
Nên làm gì khi trẻ luôn thức giấc giữa đêm và quấy khóc?
Nếu một số trẻ trên 1 tuổi vẫn thường xuyên thức giấc giữa đêm và quấy khóc, cha mẹ cũng có thể thử áp dụng 3 phương pháp sau:
Đồng hành cùng trẻ
Mẹ nên cho trẻ ngủ trước khi trẻ bắt đầu buồn ngủ để tránh trẻ mệt mỏi quá độ. Nếu con không thể ngủ ngon, cha mẹ cần đồng hành cùng con vào giấc ngủ.
Sự đồng hành của mẹ, phản ứng kịp thời, môi trường ngủ thoải mái và đúng giờ sẽ giúp trẻ không quấy khóc và chìm vào giấc ngủ yên bình. Để trẻ ngủ ngon, không quấy khóc đêm thì cha mẹ nên ôm ấp và vỗ về con. Việc tiếp xúc với da của mẹ sẽ giúp con cảm thấy được yêu thương và ổn định nhiệt độ cơ thể trẻ. Đồng thời, việc này cũng góp phần gắn kết tình yêu thương, tạo sợi dây liên kết giữa bạn và con yêu.
Sự đồng hành của mẹ, phản ứng kịp thời, môi trường ngủ thoải mái và đúng giờ sẽ giúp trẻ không quấy khóc và chìm vào giấc ngủ yên bình.
Tập cho trẻ làm quen với không gian ngủ
Khi giấc ngủ của trẻ bị thay đổi, mọi thứ sẽ luôn diễn ra không như ý muốn. Trẻ thức giấc giữa đêm để khóc, cha mẹ có thể chọn cách để trẻ khóc, nếu xác định được là trẻ khóc vì đang đói hãy cho con bú và đợi đến khi con ngừng khóc, sau đó tập cho trẻ trở lại giấc ngủ.
Để trẻ ngủ ngon giấc, cha mẹ cần tạo một không gian ngủ tốt nhất cho con. Phòng ngủ của trẻ cần có không gian yên tĩnh và được vệ sinh sạch sẽ. Về ánh sáng, cha mẹ cần lưu ý không nên để phòng quá sáng khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ. Tránh ánh sáng chiếu thẳng vào giường trẻ, nên lựa chọn ánh sáng dịu nhẹ để bé dễ ngủ.
Hãy để con khóc nếu con muốn
Đôi khi, cha mẹ cần để mặc cho con khóc để con biết rằng đây là giờ đi ngủ thay vì được mẹ ôm hay chơi đùa.
Đây là cách giải quyết cực kỳ khó, khi cải thiện tình trạng khó ngủ. Phương pháp này phù hợp hơn với những em bé lớn, nhưng đối với những em bé còn nhỏ, thường xuyên cảm thấy không an toàn cha mẹ nên cân nhắc sử dụng phương pháp này một cách thận trọng.
Cha mẹ nên xây dựng cho trẻ giờ giấc ngủ nghỉ điều độ để giúp trẻ hình thành những thói quen tốt ngay từ nhỏ.