Trẻ sơ sinh thích ném đồ không hẳn tính xấu, biểu hiện bé “âm thầm” thông minh dần lên

Hạ Mây - Ngày 19/06/2021 11:00 AM (GMT+7)

Nhiều cha mẹ lầm tưởng trẻ ném đồ đạc nhằm trút bỏ cơn giận, nhưng thực tế, chỉ là trẻ đang lớn lên từng ngày.

Trẻ sơ sinh vẫn còn quá nhỏ để hiểu được những lời chỉ dạy của cha mẹ, vậy nên việc khuyên trẻ không nên ném đồ đạc là điều khó khăn, đối mặt với tình huống này, cha mẹ thường bất lực không biết nên giáo dục trẻ ra sao, lo sợ cho tính khí thất thường của trẻ và chưa biết làm gì để giúp trẻ bỏ những thói quen xấu này.

Tuy nhiên, ông bà ta thường nói, “Trong cái rủi có cái may”, thực tế có điểm tích cực trong hành động này của trẻ, không hẳn trẻ thích ném đồ đạc là xấu, mà là biểu hiện của quá trình phát triển cả về vận động tinh và trí não ở trẻ.  

Người lớn thường ném đồ đạc vì đang tức giận và cần trút bỏ sự khó chịu, nhưng điều này không xảy ra với trẻ sơ sinh, cha mẹ nên nhìn nhận ở một góc độ khác.

Sau khi sinh ra, trẻ sơ sinh sẽ mất nhiều thời gian để nhận biết những thứ xung quanh. Bé trước 3 tuổi ném đồ vật chính là hành động đang quan sát và khám phá mọi thứ từ nhiều góc độ khác nhau, và đó cũng là một biểu hiện của sự tiến bộ. Các chuyên gia đã đưa ra những lý giải cụ thể cho vấn đề này, cha mẹ có thể tham khảo.

Trẻ sơ sinh thích ném đồ không hẳn tính xấu, biểu hiện bé “âm thầm” thông minh dần lên - 2

Sự phối hợp của cơ thể đang được cải thiện

Trong khoảng 4 tháng tuổi, bé ngày càng có ý thức nắm bắt chủ động, có lực tay và sự phối hợp thể chất không ngừng phát triển. Đến khoảng 1 tuổi, bé mới có khả năng ném đồ vật ra ngoài.

Tìm đồ vật - nắm chính xác đồ vật - buông tay lúc ném đồ vật, quá trình này là sự tiến bộ không hề nhỏ đối với bé, não bộ cần suy nghĩ và điều khiển chuyển động của cơ thể.

Trẻ sơ sinh thích ném đồ không hẳn tính xấu, biểu hiện bé “âm thầm” thông minh dần lên - 3

Ném đồ là hành vi trong quá trình tiến bộ không hề nhỏ đối với bé, não bộ trẻ cần suy nghĩ và điều khiển chuyển động của cơ thể.

Trẻ sơ sinh thích ném đồ không hẳn tính xấu, biểu hiện bé “âm thầm” thông minh dần lên - 4

Trẻ nhận biết âm thanh bằng cách ném đồ vật

Nếu quan sát kỹ, cha mẹ sẽ thấy bé không chỉ bộc lộ cảm xúc khi ném đồ, mà sau đó, còn dừng lại một lúc để cảm nhận âm thanh. Sau đó, lại lắng nghe âm thanh và lại ném nó đi, đây là quá trình nhận biết âm thanh của trẻ.

Những vật khác nhau rơi trên mặt đất sẽ tạo ra nhiều âm thanh khác nhau khi rơi ở những địa hình khác nhau. Với trẻ, việc nhận biết âm thanh không chỉ kích thích sự phấn khích của trẻ mà còn là quá trình học hỏi thầm lặng của bé.

Trẻ sơ sinh thích ném đồ không hẳn tính xấu, biểu hiện bé “âm thầm” thông minh dần lên - 5

Trẻ thích thú khi hình dạng đồ vật thay đổi

Với người lớn, rơi vỡ vật gì đó là không còn giá trị sử dụng, ví dụ như kính. Thế nhưng trẻ sơ sinh thì không nghĩ vậy. Trẻ thường tò mò về hình hài của các vật sau khi bị ném đi sẽ thay đổi ra sao sau khi rơi xuống đất, điều này đã khơi dậy sự tò mò và thích khám phá của trẻ.

Ví dụ, một quả trứng sống sẽ rơi lòng trắng và lòng đỏ sau khi rơi trên mặt đất, một số vật thể khác sẽ nằm im, trong khi số ít khác như quả bóng sẽ nảy lên và lăn đi.

Trẻ con rất thích thú khi quan sát những điều này, từ đó, bé sẽ nâng cao khả năng quan sát của mình. Ngoài những lý do sâu xa trên, việc bé ném đồ đạc vào một số thời điểm nhất định cũng là một cách để trút bỏ cảm xúc.

Trẻ sơ sinh thích ném đồ không hẳn tính xấu, biểu hiện bé “âm thầm” thông minh dần lên - 6

Trẻ thường tò mò về hình hài của các vật sau khi bị ném đi sẽ thay đổi ra sao sau khi rơi xuống đất, điều này đã khơi dậy sự tò mò và thích khám phá của trẻ.

Trẻ sơ sinh thích ném đồ không hẳn tính xấu, biểu hiện bé “âm thầm” thông minh dần lên - 7

Những điều cha mẹ nên làm để giảm thiểu tình trạng trẻ thường xuyên ném đồ vật 

Cũng theo các chuyên gia, mặc dù hành động ném đồ vật thể hiện rất nhiều tiến bộ của bé trong quá trình phát triển, nhưng không nên vì thế mà cha mẹ khuyến khích trẻ ném đồ ở mọi lúc mọi nơi, trong bất kỳ tình huống nào. Nếu không có sự hướng dẫn phù hợp của cha mẹ, hành động này sẽ tạo ra những hệ lụy trong phát triển tính cách, trẻ dễ hình thành thói quen xấu về sau.

Do đó, cha mẹ  không nên lơ đãng, chủ quan mà quan sát thật kỹ và hướng dẫn con lúc nào nên ném đồ, các chuyên gia liệt kê 5 điều cụ thể cha mẹ nên làm để giảm thiểu tình trạng trẻ thường xuyên ném đồ không có mục đích, đồng thời giúp con thực hiện hành vi này đúng cách, trẻ vẫn phát triển đúng hướng mà không tạo ra những hệ lụy khác. 

Trẻ sơ sinh thích ném đồ không hẳn tính xấu, biểu hiện bé “âm thầm” thông minh dần lên - 8

Cho bé những món đồ khác nhau

Cha mẹ có thể lựa chọn cho trẻ những món đồ chơi khác nhau được xem là "vật thí nghiệm" để bé có thể tìm hiểu về các đồ vật có chất liệu và trọng lượng khác nhau, và sự khác biệt giữa việc ném chúng là gì. 

Ví dụ: Khi trẻ ném đồ đang ném đồ, cha mẹ nên tìm một cái rổ lớn và cho trẻ ném vào đó những quả bóng, đồ chơi mềm, sản phẩm cao su... 

Quan sát đặc điểm của đồ vật, dạy bé sờ và cảm nhận

Thực tế, trẻ sơ sinh lúc này sẽ không hiểu lời ngăn cản “không" của cha mẹ, vì vậy có la mắng, dạy dỗ cũng sẽ vô ích. Tốt nhất, cha mẹ nên cho bé quan sát đặc điểm của đồ vật, dạy bé sờ và cảm nhận, cầm nắm chúng nhẹ nhàng và sắp xếp chúng ngăn nắp.

Cha mẹ có thể chuẩn bị những món đồ chơi mềm hoặc nhỏ như quả bóng, kết hợp cùng chơi với trẻ để trẻ quên đi thói quen ném đồ.

Trẻ sơ sinh thích ném đồ không hẳn tính xấu, biểu hiện bé “âm thầm” thông minh dần lên - 9

Cha mẹ nên quan sát đặc điểm của đồ vật và dạy bé sờ và cảm nhận.

Nói với bé những gì không được ném

Để đảm bảo an toàn cho bé và an toàn cho tài sản trong gia đình, sau khi trẻ được 1,5 tuổi, cha mẹ cũng phải ý thức cho bé biết những vật dụng không được vứt bỏ, hay những đồ vật không được ném, cũng như không được phép ném đồ vật của người khác.

Không nên trách mắng khi trẻ ném đồ vật

Cha mẹ cần chú ý uốn nắn khi trẻ ném đồ vật vì tức giận hoặc lo lắng. Lúc này, cha mẹ đừng nên chỉ trích, trách móc trẻ mà hãy kiên nhẫn dỗ dành con, hãy để trẻ khóc để khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc.

Sau khi con bình tĩnh lại, hãy nói với con không nên ném đồ, cha mẹ luôn sẵn sàng trò chuyện với con nhằm giúp trẻ ổn định cảm xúc.

Trẻ sơ sinh thích ném đồ không hẳn tính xấu, biểu hiện bé “âm thầm” thông minh dần lên - 10

Cha mẹ không nên chỉ trích, trách móc khi trẻ ném đồ vật trẻ mà hãy kiên nhẫn dỗ dành con, hãy để trẻ khóc để khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc.

Chơi trò ném đồ vật với con

Thay vì lo lắng về việc bé ném đồ xuống đất, tốt hơn hết cha mẹ nên biến việc “ném đồ vật” thành một trò chơi. Ví dụ, để trẻ ném quần áo bẩn vào sọt giặt, ném giấy vụn vào thùng rác, hoặc so sánh trực tiếp với trẻ ném xa hơn, trẻ ném xa hơn như thế nào. Đây là một bài tập tốt cho các chuyển động lớn và sự phối hợp của bé.

Với những bé trên 1,5 tuổi, khi con ném thứ gì đó, cha mẹ phải học cách phân biệt xem đó có phải là do yếu tố cảm xúc hay không, nếu chỉ để giải trí thì không phải để trút bỏ cảm xúc.

Sau đó, cha mẹ có thể chơi các trò chơi tương tự với trẻ nhiều hơn và để trẻ khám phá hoàn toàn. Nếu là yếu tố cảm xúc thì cần có ý thức hướng dẫn và dạy trẻ bộc lộ cảm xúc một cách chính xác.

Trẻ sơ sinh thích ném đồ không hẳn tính xấu, biểu hiện bé “âm thầm” thông minh dần lên - 11

Thay vì lo lắng về việc bé ném đồ xuống đất, tốt hơn hết cha mẹ nên biến việc “ném đồ vật” thành một trò chơi.

Ông bà xưa dạy: 7 tình huống không nên la mắng dù con nghịch đến đâu, mẹ hãy ghi nhớ
Kỷ luật là phương pháp giáo dục cần thiết, nhưng cha mẹ cũng nên cân nhắc không nên mắng trẻ trong 7 tình huống sau đây, để kỷ luật không trở thành...
Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn