Để phòng tránh thiếu sắt ở trẻ, cha mẹ nên làm 4 điều sau đây để con thông minh và khỏe mạnh hơn.
Sắt là nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, sắt chủ yếu kết hợp với các protein trong cơ thể như hemoglobin, myoglobin, transferrin, vai trò của các protein này chủ yếu là tham gia vận chuyển oxy và tổ chức hô hấp.
Nếu cơ thể trẻ thiếu sắt, quá trình vận chuyển oxy sẽ bị ảnh hưởng, từ đó não của trẻ phản ứng nhanh nhất với tình trạng thiếu oxy, do đó trẻ có thể cảm thấy lười biếng cả ngày, tốc độ phản ứng sẽ chậm hơn và trí nhớ của não cũng kém đi.
Khi thiếu sắt, myoglobin của trẻ cũng bị giảm, do đó da và mí mắt sẽ nhợt nhạt hơn. Sắt cũng liên quan đến chức năng miễn dịch bình thường. Trẻ thiếu sắt có giảm tế bào lympho, khả năng miễn dịch của trẻ sẽ tương đối thấp.
Khuôn mặt nhợt nhạt và khả năng miễn dịch kém của trẻ có thể được phục hồi từ từ thông qua việc bổ sung sau đó, nhưng ảnh hưởng của thiếu sắt lên não trong quá trình phát triển não của trẻ có thể khó thể phục hồi được.
Một số lượng lớn các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thiếu sắt ở trẻ em trong giai đoạn sơ sinh có thể gây tổn thương não, dẫn đến chỉ IQ thấp hơn trong tương lai.
Nếu cha mẹ muốn con thông minh và khỏe mạnh, tăng khả năng tập trung và có điểm số tốt hơn trong quá trình học tập, hãy phòng tránh trẻ thiếu sắt trong giai đoạn sơ sinh. Để phòng tránh thiếu sắt ở trẻ, cha mẹ nên làm 4 điều sau đây.
Tránh thiếu sắt khi mang thai
Khi phụ nữ mang thai, nhu cầu về dinh dưỡng tăng cao để phù hợp với sự thay đổi sinh lý của người mẹ và cung cấp cho thai nhi. Thông thường nhu cầu về chất sắt và acid folic thường tăng gấp đôi so với bình thường. Nếu chế độ dinh dưỡng không đúng và không đủ, người mẹ sẽ dễ bị thiếu máu do thiếu hụt các thành phần tạo máu.
Do đó, các mẹ nên đến bệnh viện để xét nghiệm máu, nếu huyết sắc tố thấp thì rất có thể do thiếu sắt, các mẹ nên khắc phục tình trạng thiếu sắt khi chuẩn bị mang thai.
Mẹ nên chú ý ăn các thực phẩm giàu chất sắt mỗi ngày như thịt đỏ và gan động vật 2 lần/ tuần.
Nếu thấy thiếu sắt khi khám thai, bác sĩ khuyên nên uống thuốc sắt, mẹ không nên từ chối. Thiếu máu vừa phải nên bổ sung sắt, thiếu sắt trầm trọng trong thai kỳ có thể dẫn đến việc sinh non, ảnh hưởng đến quá trình phát triển về sau của trẻ. Vì vậy, việc bổ sung đủ sắt trong quá trình mang thai là rất quan trọng.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được chăm sóc kỹ lưỡng, bổ sung đủ lượng chất.
Tăng cường ngũ cốc giàu chất sắt hoặc thịt
Với trẻ sơ sinh bình thường, chế độ dinh dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên sau sinh vẫn đảm bảo lượng sắt cần thiết để tạo máu do dự trữ trong thai kỳ trước đó. Vì thế, những trẻ đủ tháng khỏe mạnh này không cần bổ sung sắt, nhưng cần đảm bảo trẻ bú đủ.
Trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi có thể cho trẻ ăn dặm bên cạnh uống sữa mẹ, nên bắt đầu với những thực phẩm giàu kẽm và sắt. Khi trẻ được 7 tháng tuổi, lượng sắt cần thiết mỗi ngày là khoảng 10 mg.
Các loại ngũ cốc như yến mạch, lúa mì có hàm lượng rất sắt cao, chỉ cần một bát bột yến mạch có thể cung cấp khoảng 60% nhu cầu sắt hàng ngày của trẻ.
Trong khi đó thịt là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào nhất, gay từ khi bé được 7 tháng, mẹ đã có thể thêm thịt vào thực đơn ăn dặm cho bé.
Đến tháng thứ 8, mẹ có thể bổ sung thịt nạc hoặc gan động vật cho trẻ kịp thời, để bé dễ ăn hơn mẹ có thể xay nhuyễn, thay vì chỉ cho trẻ ăn cháo rau xanh hoặc hoa quả mỗi ngày như trước đây.
Khi cho trẻ ăn bổ sung cần chú ý làm từ từ và có thứ tự, nếu trẻ gây dị ứng hoặc tiêu chảy do ăn bổ sung cũng sẽ khiến trẻ không đủ chất sắt và mất sắt quá nhiều, ảnh hưởng đến quá trình phát triển.
Trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi có thể cho trẻ ăn dặm bên cạnh uống sữa mẹ, nên bắt đầu với những thực phẩm giàu kẽm và sắt. Khi trẻ được 7 tháng tuổi, lượng sắt cần thiết mỗi ngày là khoảng 10 mg.
Cho trẻ uống đủ lượng sữa
Sữa mẹ hoặc sữa bột vẫn luôn đóng một vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Trong sữa chứa rất nhiều dưỡng chất, đặc biệt giàu các loại vitamin, khoáng chất, protein, carbohydrate, trong đó có vitamin B12 rất tốt cho sức khỏe của trẻ.
Protein có trong sữa, là điều cần thiết cho sự tăng trưởng cơ bắp ở trẻ, sữa cũng được chứng minh có tác dụng tăng năng lượng, giúp trẻ tăng khả năng tập trung, học tập tốt hơn.
Một số trẻ đặc biệt thích uống sữa, trẻ có thể uống 800, thậm chí 1000 ml sữa mỗi ngày. Tùy theo độ tuổi khác nhau của trẻ mà nhu cầu dinh dưỡng từ sữa cần thiết mỗi ngày cũng khác nhau để cơ thể có thể phát triển khỏe mạnh.
Ví dụ trẻ sơ sinh có nhu cầu bú sữa mỗi ngày khác với trẻ 3 tháng, 6 tháng hay 9 tháng. Do đó, việc bổ sung đủ lượng sữa giúp trẻ phát triển tốt và lành mạnh hơn.
Cha mẹ cũng nên đồng thời kết hợp cho con uống đủ lượng sữa với việc bổ sung các loại thịt nạc giàu chất sắt, thịt bò, thịt cừu và các loại thực phẩm từ thịt khác trong bữa ăn hàng ngày để cung cấp chất sắt cho trẻ.
Sữa mẹ hoặc sữa bột vẫn luôn đóng một vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống của trẻ.
Cho trẻ đi khám sức khỏe kịp thời
Việc cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ là rất quan trọng, các xét nghiệm cần thiết đặc biệt là xét nghiệm máu thường được thực hiện khi trẻ từ 6-9 tháng tuổi, mục đích chính của xét nghiệm máu này là để xem trẻ có bị thiếu sắt hay không. Nếu xét nghiệm máu thấy hemoglobin của trẻ thấp, bác sĩ có thể yêu cầu cha mẹ yêu cầu chú ý cho trẻ ăn thịt nạc, gan lợn, gan vịt.
Cha mẹ không được xem nhẹ, vì khi xét nghiệm máu, huyết sắc tố của trẻ đã thấp, tức là tình trạng thiếu sắt của trẻ đã ở mức nghiêm trọng, cần phải bổ sung kịp thời cho trẻ.
Trong trường hợp trẻ thiếu sắt nghiêm trọng có thể xem xét việc bổ sung sắt dạng thực phẩm chức năng như thuốc lỏng, nhưng theo chỉ định của bác sĩ.
Trong trường hợp trẻ thiếu sắt nghiêm trọng có thể xem xét việc bổ sung sắt dạng thực phẩm chức năng như thuốc lỏng, nhưng theo chỉ định của bác sĩ.