Truyện cổ tích: 3 câu chuyện hay chọn lọc, hướng bé đến cuộc sống tích cực

Thi Thi - Ngày 23/09/2022 20:04 PM (GMT+7)

Những câu chuyện cổ tích với nội dung gắn gọn nhưng lồng chứa bài học thú vị.

Truyện cổ tích: 3 câu chuyện hay chọn lọc, hướng bé đến cuộc sống tích cực - 1

Truyện cổ tích: 3 câu chuyện hay chọn lọc, hướng bé đến cuộc sống tích cực - 2

Con gà trống chân chì

Con gà trống ấy có đôi chân chì, lông ở cánh đen mượt như nhung, lông ở ngực vàng thắm, cái mào trên đầu thì đỏ chói, vắt qua vắt lại. Tiếng nó hay ồ ồ, vang rất xa. Nó sống với bà già cô đơn trong một túp lều nát.

Cả ngày nó bới đất tìm giun, nhặt hạt thóc rơi, thỉnh thoảng chui vào vườn, vặt vài lá cải non hoặc quả cà chua chín. Bà già trông thấy, cũng chỉ giơ tay khoát khoát xua đi, chứ không hề ném đá. Bà thương nó như thương đứa cháu nội.

Một hôm, nó bới đất thì bới được một đồng tiền vàng. Nhà vua biết, bèn ra lệnh:

– Nạp vào kho! Đất này là đất của ta. Cái gì ở đây, của chìm hay của nổi, thuộc về ta cả.

Con gà không chịu. Nó kêu quang quác:

– Không! Không! Của bà tôi! Của bà tôi!

Nhưng nhà vua cứ lấy bằng được, đem về cung. Nó theo về cung, nhảy lên bờ thành, đứng gào:

Cộc cồ cô… ô… ô…Vàng của bà taCất giấu ở đâu? Mau mau đem trả!…

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Cứ thế, nó gào từ sáng đến trưa. Nhà vua tức lắm, sai linh bắt con gà, dìm xuống giếng cho chết. Nhưng con gà không chết. Nó hút hết nước trong giếng, lại bay vào đậu ngay trước của sổ mà gào:

Vàng của bà taCất giấu ở đâu? Mau mau đem trả!…

Nhà vua sai lính bắt con gà bỏ vào lò quay, đốt lửa lên. Con gà phun nước trong bụng ra, dập tắt lửa. Nhà vua triệu tập quần thần lại, mắng:

– Con gà bé tí mà không ai làm gì được hay sao? Bắt nhốt nó vào tổ ong cho ong đốt, xem nó có câm miệng hay không?

Quần thần bủa ra bắt gà, nhốt vào tổ ong. Bao nhiêu ong trong tổ, gà mổ sạch, rồi lẻn vào phòng nhà vua, nhà bầy ong trong bụng ra cho đốt nhà vua sưng cả mặt mũi. Lần này, nó đậu lên vai nhà vua, gào vào tai. Nhà vua hoảng quá, đành phải sai lính mở kho, lấy đồng tiền vàng trả cho gà.

Gà đem đồng tiền vàng về đưa cho bà, bà bán đi, tậu một cái trại, nuôi nhiều lợn, nhiều bò, nhưng bà không quá con nào hơn con gà trống chân chì ấy.

Truyện cổ tích: 3 câu chuyện hay chọn lọc, hướng bé đến cuộc sống tích cực - 4

Ai mạnh nhất trên đời?

Chú gà rừng đến bờ sông để tìm nước uống cho đỡ khát. Chú ta tìm được một chỗ nước chưa đóng băng tròn như cái đĩa. Chú uống cho đến lúc đôi cánh cũng bị băng đóng cứng đờ.

– Ô! Băng! Anh thật mạnh biết bao!

– Không đâu gà rừng ạ! Mưa còn mạnh hơn mình nhiều. Hắn làm mình tan ra thành nước.

Mưa nói:

– Không, đất mạnh hơn chứ! Mình vừa rơi xuống, hắn đã nuốt chửng!

– Cây mạnh hơn tôi nhiều. – Đất phân trần – Hắn đứng ở trên người tôi và hút hết sức mạnh của tôi.

Cây lắc đầu:

– Không! Lửa đúng là có sác mạnh ghê gớm. Hắn thè những lưỡi lửa dài và thiêu tớ thành tro.

– Đúng, nhưng chàng gió lại có thể dập tắt được tớ. – Lửa khiêm tốn đáp lại.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Gió chậm rãi nói:

– Mình có thể dập tắt lửa, nhưng các bạn xem, thằng cỏ nhóc vẫn đứng hiên ngang trong gió bão. Cỏ mới xứng đáng là kẻ mạnh nhất.

Cỏ xua tay từ chối:

– Tôi mà mạnh à? Bác Cừu đến chén tôi ngon ơ, các bạn ạ!

Cừu kêu to:

– Không, không! Người có thể bắt gà rừng, làm tan băng, tắm trong mưa, cày đất, cưa đổ cây, dập tắt lửa, bắt gió làm việc cho họ, cắt cỏ và ăn thịt cả tôi nữa đấy! Người mới là mạnh nhất trên đời.

Truyện cổ tích: 3 câu chuyện hay chọn lọc, hướng bé đến cuộc sống tích cực - 6

Con cóc liếm nước mưa

Có hai người bạn Ân và Nghĩa cùng làm nghề sơn tràng. Thường ngày họ vào trong rừng sâu tìm cây đốn ngã xuống, phạt cành lá, rồi cho trâu kéo ra bán cho bọn lái gỗ. Những ngày lên rừng họ thường làm chung với nhau, và cùng sống cạnh nhau vui vẻ hòa thuận. Sau đó ít lâu Ân lấy vợ. Vợ Ân rất đẹp. Hai vợ chồng sống rất tương đắc.

Nhưng mặt hồ đang phẳng lặng bỗng tự nhiên nổi cơn sóng gió. Trước hạnh phúc của bạn, tâm hồn Nghĩa dần dần trở nên khác trước. Hắn đâm ghen với bạn, oán số kiếp mình. Hắn thường nghĩ bụng: “Tài trai như mình hơn hẳn nó mọi thứ, thế mà cuộc đời của nó mười, mình không được một”. Trong lòng người đàn ông ấy ngày một chứa đầy ghen ghét và ấm ức.

Rồi một ngày nọ đến kỳ làm việc ở rừng, hai người lại cùng nhau vác búa đi tìm gỗ. Nghĩa lừa Ân đi qua ba ngọn núi cao, sáu thác nước xiết, bảo rằng có người mách cho biết có một cây vàng tâm chừng ba người ôm.

Nếu được một cây như thế thì tha hồ mà bắt chẹt bọn lái. Ân tin bạn thực bụng, dấn sâu vào rừng thẳm. Trong khi Ân đang ngửa mặt tìm gỗ quý thì bất thình lình Nghĩa ném ra một sợi dây xiết chặt hai tay Ân lại. Ân giãy giụa cố gắng thoát thân, nhưng sức Nghĩa vốn khỏe như vâm, lại thêm có chủ ý từ trước, nên chỉ trong một lát, Ân đã bị trói gô lại. Ân cầu khẩn:

– Xin anh tha cho tôi! Nếu anh cần dùng tiền nong thế nào, tôi xin chạy đủ số.

Nghĩa nói:

– Tao nói thật cho mày biết, tao muốn lấy vợ mày. Nhưng nếu để mày sống thì tao làm sao mà lấy được. Vậy tao phải giết mày. Mày có còn điều gì trối lại thì cho cứ nói đi!

Ân trước còn van lạy mong bạn hồi tâm nghĩ lại, nhưng sau thấy kẻ thù của mình đã nhất quyết quá, dù có nói hết hơi cũng không thể lay chuyển lòng lang dạ sói của hắn, nên anh nghiến răng chửi rủa hắn thậm tệ. Giơ cây búa lên, Nghĩa nói:

– Mày cứ yên lòng mà chết đi! Mỗi năm tới ngày này tao sẽ làm lễ cúng cho mày!

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nghĩa định giáng lưỡi búa vào giữa đầu Ân, nhưng cặp mắt đau thương nguyền rủa của Ân giương to lên gặp đôi mắt của hắn làm hắn rợn cả người. Hắn nghĩ: “Không cần giết, nó cũng phải chết. Không lọt vào hàm cọp thì cũng hết thở vì đói khát mà thôi.

Chả có ma nào dám bén mảng tới chốn rừng sâu núi thẳm này làm gì”. Nghĩ thế, hắn ném búa, đem Ân trói giật cánh khuỷu vào một thân cây cho loài cọp beo thường đi qua đây kết liễu hộ mình. Xong, Nghĩa trở về nói dối với vợ Ân là chồng chị còn vào rừng sâu kiếm gỗ mấy hôm nữa sẽ về.

Hai hôm sau, Nghĩa lại lên chỗ Ân bị trói xem thử đã chết chưa. Từ đàng xa nhìn tới, Nghĩa thấy Ân vẫn còn cựa, mà đầu thì hơi ngẩng lên cao. Hắn ngạc nhiên tự hỏi thầm: “Nó đang làm cái gì mà lại ngẩng đâu lên như thế kia nhỉ?”. Vừa lúc hắn nhận ra cái lưỡi của Ân cứ từng lúc lại thè ra ngoài. Thì ra vì khát quá nên Ân đã làm như vậy mong hứng lấy những giọt sương mai rơi từ lá cây xuống, hy vọng duy trì sự sống.

Nghĩa trở về. Hai hôm sau hắn lại lên nữa. Hắn trông thấy rõ ràng Ân đã chết, đầu gục xuống ngực. Lần này Nghĩa về rất yên tâm. Nghĩa phao lên cái tin rằng Ân tự dưng bỏ mình, bỏ quê hương đi làm ăn ở phương xa không tưởng gì đến vợ con làng nước nữa.

Thế rồi Nghĩa thỉnh thoảng lai vãng đến nhà vợ Ân làm bộ hỏi thăm tin tức chồng nàng. Thấy nàng túng thiếu, hắn làm bộ hào hiệp giúp đỡ khi năm quan, khi ba quan không tiếc.

Trong lúc chồng đi xa, lại được bạn chồng tận tâm săn sóc, vợ Ân rất cảm động. Nàng chưa từng thấy có một người nào lại tốt bụng đến thế. Cho đến ngày cái tin Ân bị lũ cướp ở biên giới giết chết trong xó rừng đến tai nàng, thì nàng thấy không thể nào lìa Nghĩa được nữa.

Rồi sau đó khi đoạn tang, hai người lấy nhau, và đưa nhau về quê hương của Nghĩa ở một tỉnh xa ngoài Bắc.

Hai người ăn ở với nhau thấm thoắt đã được chín mười năm trời. Chồng vẫn không thổ lộ gì với vợ, mà vợ cũng không ngờ vực gì người chồng mới. Nghĩa bây giờ không phải vào rừng đốn gỗ nữa mà là một ông lái buôn bè giàu có: nhà lim sân gạch, kẻ hầu người hạ, cuộc sống rất dễ chịu.

Một buổi chiều hè trời mưa phùn, hai vợ chồng cùng ngồi ăn cơm dưới mái hiên. Bỗng nhiên Nghĩa trông thấy một con cóc đang chống chân bò lại gốc cây cau, dựng đứng người lên, thè lưỡi để hứng lấy những giọt nước mưa bay qua đầu.

Hắn sực nhớ tới cái lưỡi của Ân một ngày xa xôi nào cũng thè ra hứng lấy những giọt sương như con cóc bây giờ. Tự nhiên Nghĩa bật ra một tiếng cười ghê rợn. Người vợ buông đũa sửng sốt nhìn chồng và tò mò [15] hỏi chồng.

– Anh nghĩ gì mà cười thế?

Hắn trả lời ngập ngừng:

– Nhìn thấy con cóc liếm nước mưa tôi sực nhớ tới ngày xưa…

Biết mình lỡ lời, Nghĩa dừng câu chuyện. Thấy vậy, vợ tò mò hỏi gặng. Hắn giấu quanh nhưng giấu một cách vụng về. Vợ ngờ chồng có tình duyên vụng trộm gì đó nên lại càng hỏi dồn. Câu chuyện cuối cùng biến thành một cuộc cãi vã giữa hai vợ chồng.

Nghĩa bụng bảo dạ: “Vợ mình ăn ở với mình đã ngần ấy năm trời, từ nghèo khổ đến giàu có, vậy thì dù có biết rõ câu chuyện kia, hẳn cũng chả phàn nàn gì mình, mà biết đâu lại chẳng thương mình hơn vì thấy mình phải vượt qua lắm nỗi khó khăn mới đến được hạnh phúc ngày nay”. Nghĩ thế, hắn liền dặn vợ giữ kín câu chuyện sắp nói, rồi thuận miệng kể toạc ra tất cả mọi điều bí ẩn ngày xưa.

Người vợ ngồi nghe trở nên trầm ngâm yên lặng. Nàng thấy kẻ ngồi trước mặt mình không còn là loài người. Tất cả lòng tử tế, sự âu yếm của giống sài lang ấy từ trước tới nay toàn là giả dối.

Nàng thương xót người chồng yêu quý chỉ vì đứa bất lương phản bạn mà chết một cách oan khốc. Tuy không tỏ thái độ gì ngay nhưng trong lòng nàng có cả một đống lửa đang ngày một bốc lên ngùn ngụt.

Một hôm nhằm ngày giỗ Ân – ngày giỗ mà Nghĩa vẫn không quên bày lễ cúng hàng năm như lời hứa – người đàn bà đi chợ mua rượu thịt về cúng vong hồn người bạc mệnh. Sau khi lễ tất, hai vợ chồng cùng ngồi vào ăn.

Nàng cố chuốc cho Nghĩa uống thật nhiều. Khi gã gian ác đã thật sự say gục xuống chiếu, nàng trói chặt hắn vào giường. Rồi cầm một con dao bầu đã mài sẵn, nàng rạch bụng hắn lấy quả tim bỏ vào đĩa, đặt lên bàn thờ cúng chồng một lần nữa.

Đoạn nàng đến công đường tự thú.

Truyện cổ tích: 3 câu chuyện hay chọn lọc, hướng bé đến cuộc sống tích cực - 8

Bài học hay từ những câu chuyện cổ tích

Những câu chuyện cổ tích lồng chứa bài học thú vị, hướng trẻ đến cuộc sống tích cực.

Những câu chuyện cổ tích lồng chứa bài học thú vị, hướng trẻ đến cuộc sống tích cực.

Truyện cổ tích: 3 câu chuyện cổ tích thế giới đặc sắc, mẹ hãy kể con nghe nhiều hơn
Những câu chuyện cổ tích thế giới hay và đặc sắc, giáo dục bé những đức tính tốt.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Theo Thi Thi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn