Trẻ bị sốt xuất huyết ăn gì cho mau khỏe?

Linh San - Ngày 09/06/2022 15:18 PM (GMT+7)

Trẻ bị sốt xuất huyết ăn gì cho mau khỏe? Nếu bé không được ăn uống đúng cách trong thời gian phục hồi bệnh sốt xuất huyết, nó có thể gây ra những hậu quả lâu dài.

Sốt xuất huyết là bệnh sốt do nhiễm vi rút lây truyền qua vết muỗi đốt. Điều này có thể nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hai điều chính cần lưu ý trong khi điều trị sốt xuất huyết cho trẻ để chống lại loại virus này là sự tái phát của bệnh sốt xuất huyết và chế độ ăn uống phải được duy trì, tuân thủ đầy đủ.

a classTextlinkBaiviet hrefhttps://eva.vn/lam-me/sot-xuat-huyet-o-tre-em-nguyen-nhan-bieu-hien-va-cach-dieu-tri-c10a389779.htmlTrẻ bị sốt xuất huyết/a ăn gì cho mau khỏe? (Ảnh minh họa)

Trẻ bị sốt xuất huyết ăn gì cho mau khỏe? (Ảnh minh họa)

Một khi đã mắc bệnh sốt xuất huyết, cơ thể của bé được miễn dịch với loại vi rút cụ thể đó và cơ hội tái phát trở nên rất ít, nếu tái phát sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, để tránh điều này, điều rất cần thiết là phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý khi người trẻ bị sốt xuất huyết đang trong giai đoạn hồi phục.

Trẻ bị sốt xuất huyết ăn gì cho mau khỏe?

Bổ sung thêm nước và nước ép trái cây

Bé cần phải được đảm bảo uống đủ nước nhưng việc chỉ uống nước lọc không sẽ khiến bé cảm thấy khó uống. Vì vậy, cha mẹ có thể kết hợp nước lọc cùng oresol hoặc nước dừa, nước cam, nước nha đam, nước chanh...do nó là nguồn nước tự nhiên chứa nhiều khoáng chất và chất điện giải cần thiết.

Sử dụng nước ép trái cây thay cho nước lọc sẽ giúp bé dễ uống hơn khi bị sốt xuất huyết. (Ảnh minh họa)

Sử dụng nước ép trái cây thay cho nước lọc sẽ giúp bé dễ uống hơn khi bị sốt xuất huyết. (Ảnh minh họa)

Lượng nước cần bổ sung cơ thể hằng ngày được khuyến khích khi bị sốt xuất huyết dành cho trẻ em gồm:

- Trẻ em từ 5 tuổi trở xuống: Nên được bổ sung từ 0,5-1 lít nước mỗi ngày.

- Trẻ em từ 5 tuổi trở lên: Nên được bổ sung từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày.

Cháo hoặc súp loãng

Cháo hoặc súp loãng sẽ giúp cho trẻ bị sốt xuất huyết cảm thấy dễ nuốt, dễ hấp thụ hơn nhiều loại đồ ăn khác. Để tăng cường sức đề kháng cho trẻ có thể thêm một số loại thực phẩm kèm cháo như trứng gà, thịt bò, thịt lợn xay...

Các loại rau củ, quả

Một số loại rau xanh tốt cho trẻ bị sốt xuất huyết như bí ngô, rau bina, cải xoong, cà rốt, bông cải xanh, cần tây, củ cải đường sẽ giúp kích hoạt mức tiểu cầu của bé, đồng thời thanh lọc cơ thể rất tốt. Không những thế, chúng còn chứa nhiều vitamin K, vitamin C giúp bảo vệ cơ thể, làm giảm nguy cơ bị sốt xuất huyết.

Bổ sung rau củ quả rất tốt cho quá trình phục hồi của trẻ bị sốt xuất huyết. (Ảnh minh họa)

Bổ sung rau củ quả rất tốt cho quá trình phục hồi của trẻ bị sốt xuất huyết. (Ảnh minh họa)

Bên cạnh rau củ, các loại quả mà cha mẹ nên cho trẻ ăn như đu đủ, cam, bưởi, quýt, kiwi, chanh, mâm xôi, nho, cà chua...sẽ giúp đem lại vitamin cần thiết, cải thiện hệ miễn dịch và tăng lượng tiểu cầu cho cơ thể.

Lá đu đủ

Nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng lá đu đủ có vai trò cốt yếu trong việc chống lại căn bệnh nguy hiểm này. Lá đu đủ giúp nâng cao số lượng tiểu cầu giảm xuống mức thấp nguy hiểm ở bệnh nhân sốt xuất huyết. Thông thường, lá đu đủ thường dùng làm nước ép và cho trẻ uống trực tiếp. Hãy sử dụng 2 lá đu đủ tươi để chiết xuất nước ép uống mỗi ngày.

Trà thảo mộc

Các loại trà thảo mộc như trà gừng, trà xanh, trà đinh lăng...có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả, rất thích hợp để cải thiện hệ miễn dịch. Dùng trà thảo mộc đúng cách sẽ giúp tiểu cầu phục hồi trở lại. Tuy nhiên, phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng trà có thể dùng được cho trẻ nhằm tránh những tác dụng phụ không cần thiết.

Thực phẩm giàu protein và sắt

Thực phẩm giàu protein và sắt rất được khuyến khích cho những người mắc bệnh sốt xuất huyết, đặc biệt là trẻ em. Những chất dinh dưỡng này rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh thiếu máu và tăng sản xuất tiểu cầu.

Trứng là một trong những thực phẩm rất giàu protein. (Ảnh minh họa)

Trứng là một trong những thực phẩm rất giàu protein. (Ảnh minh họa)

Tiểu cầu là một thành phần của máu cần thiết cho quá trình đông máu, thường bị thay đổi khi bị nhiễm trùng sốt xuất huyết. Thực phẩm có thể giúp chống lại bệnh sốt xuất huyết bao gồm:

- Thịt nạc như thịt gà, thịt nạc đỏ và cá;

- Gan;

- Sữa và các sản phẩm từ sữa;

- Trứng;

- Đậu, đậu xanh, đậu lăng, đậu Hà Lan;

Trẻ bị sốt xuất huyết không nên ăn gì?

Đồ ăn nhiều dầu mỡ và đồ chiên rán

Tốt nhất nên chọn cho bé một chế độ ăn uống nhẹ hơn và tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán. Những loại đồ ăn này chứa nhiều chất béo có thể dẫn đến huyết áp cao hơn. Điều này có thể cản trở sự phục hồi của bé vì nó làm suy yếu hệ thống miễn dịch.

Một số loại thực phẩm trẻ bị sốt xuất huyết không nên ăn. (Ảnh minh họa)

Một số loại thực phẩm trẻ bị sốt xuất huyết không nên ăn. (Ảnh minh họa)

Thực phẩm cay nóng

Đây là điều cấm tuyệt đối đối với tất cả những ai đang hồi phục sau bệnh sốt xuất huyết. Nó dẫn đến tích tụ axit trong dạ dày và từ đó dẫn đến loét. Đồng thời, các loại thực phẩm này cũng cản trở quá trình hồi phục vì cơ thể bạn phải chống chọi với gấp đôi bệnh tật cùng một lúc.

Đồ uống có cồn

Cơ thể của cần rất nhiều chất lỏng trong thời gian này, nhưng điều đó không có nghĩa là đồ uống có chứa caffeine. Những thức uống này gây mệt mỏi, tăng nhịp đập của tim và tổng thể không tốt cho bé nhất là khi bé đang bị bệnh. Hãy cho bé bổ sung điện giải, nước lọc và nước ép trái cây là tốt nhất.

Đồ ăn có đường

Các loại thực phẩm có chứa nhiều đường như nước ngọt, bánh kẹo...sẽ khiến cơ thể bé hấp thụ một lượng đường lớn. Do vậy, những vi khuẩn trong cơ thể đang gây bệnh sốt xuất huyết sẽ có điều kiện sinh sôi, phát triển mạnh hơn do được cung cấp thêm chất dinh dưỡng. Từ đó sẽ khiến cho bé lâu khỏi hơn và mệt mỏi hơn.

Các loại đồ ăn, đồ uống có đường cũng không tốt cho trẻ. (Ảnh minh họa)

Các loại đồ ăn, đồ uống có đường cũng không tốt cho trẻ. (Ảnh minh họa)

Đồ ăn có chứa gốc Salicylic

Những loại thực phẩm có chứa gốc Salicylic như mận, anh đào, táo, dưa, nho khô, hạnh nhân, óc chó, khoai tây, dưa chuột, quả mơ, tiêu, hành, tỏi,... có thể khiến cho máu loãng hơn, làm chậm quá trình đông máu, làm xuất huyết bên trong cơ thể.

Một số mẹo chung để tránh sốt xuất huyết cho trẻ

Dưới đây là một số lời khuyên khá tổng quát về cách cha mẹ có thể giúp trẻ ngăn ngừa sốt xuất huyết:

- Dọn sạch các nguồn nước đọng nơi muỗi này sinh sản nhiều nhất.

- Hãy đảm bảo ngôi nhà luôn thông thoáng, sáng sủa vì muỗi thích những nơi tối tăm và ẩm ướt.

- Mặc quần áo dài tay cho trẻ khi ra ngoài, dạy trẻ vệ sinh cá nhân đúng cách.

- Ngủ trong màn tránh muỗi đốt kể cả ban ngày.

- Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun thuốc diệt muỗi phòng chống dịch sốt xuất huyết.

- Thường xuyên xịt thuốc chống côn trùng xung quanh nhà để xua đuổi muỗi.

Biết được những gì nên ăn trong bệnh sốt xuất huyết và những gì không nên ăn trong bệnh sốt xuất huyết là rất quan trọng đối với bé vì có một chế độ ăn uống đầy đủ và đúng cách là cách tốt nhất để phục hồi sau căn bệnh này.

Sốt xuất huyết ở trẻ em có nguy hiểm không?
Sốt xuất huyết ở trẻ em có nguy hiểm không? Không ít phụ huynh chủ quan trẻ bị mắc sốt xuất huyết do giai đoạn đầu của bệnh, trẻ thường chỉ sốt , đến...

Trẻ nhỏ và bệnh thường gặp

Theo Linh San Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ nhỏ và bệnh thường gặp