Con 3 tuổi nuốt cả gói hút ấm, mẹ vội đổ thêm 1 thứ vào miệng, bác sĩ vỗ tay khen

Chi Chi - Ngày 08/08/2023 16:00 PM (GMT+7)

"Đứa trẻ không gặp nguy hiểm vì 60 giây sơ cứu quá chuẩn của mẹ", bác sĩ nói.

Trẻ nhỏ cần phải được trông chừng mọi lúc mọi nơi bởi các bé chưa có nhiều khả năng phán đoán những điều an toàn và không an toàn. Chỉ vì sự tò mò của bản thân có thể gây nguy hại cho sức khỏe và tính mạng của bé, nếu mẹ lơ là sẽ ân hận cả đời.

Một bà mẹ họ Mã (Trung Quốc) đã từng chia sẻ kinh nghiệm của bản thân trên mạng xã hội về việc sơ cứu kịp thời cho con trai khi bé nuốt nhầm gói hút ẩm, thu hút sự chú ý của mọi người. Giờ đây kinh nghiệm của chị tiếp tục gây xôn xao trở lại, ai nấy đều nhanh chóng lấy giấy bút ghi lại để học hỏi.

Con 3 tuổi nuốt cả gói hút ấm, mẹ vội đổ thêm 1 thứ vào miệng, bác sĩ vỗ tay khen - 1

Bà mẹ Mã cho biết chị có một cậu con trai 3 tuổi. Ngày hôm đó có khách đến chơi nhà nên gia đình mua ít đồ ăn vặt cho các bé. Thấy các con ngồi ăn uống ngon lành nên chị cũng mải trò chuyện với khách không để ý. Mãi cho đến khi cậu con trai 3 tuổi khóc ầm ĩ chị mới hoảng hốt chạy lại. Thấy khuôn mặt con đỏ bừng chị vội vàng hỏi chuyện gì đã xảy ra nhưng đứa trẻ không nói được gì.

Cô bé là con của người khách mới kể lại rằng con chị Mã thấy gói hút ẩm trong túi bánh kẹo nên tò mò mở ra và đổ vào mồm nhưng có lẽ mùi vị không ngon như bánh kẹo nên bé trai đã òa khóc. Vì cả hai đứa trẻ đều chưa biết chữ nên cũng không biết các ký tự viết trên đó là chất hút ẩm, không được ăn nên đã vô tư cho vào mồm.

Con 3 tuổi nuốt cả gói hút ấm, mẹ vội đổ thêm 1 thứ vào miệng, bác sĩ vỗ tay khen - 2

Con 3 tuổi nuốt cả gói hút ấm, mẹ vội đổ thêm 1 thứ vào miệng, bác sĩ vỗ tay khen - 3

Chị Mã nghe thấy vậy liền hoảng hốt nhưng ánh mắt đã nhìn trúng 1 ly nước lọc để trên bàn. Chị liền vơ lấy và bắt con trai uống hết 1 hơi. Các thành viên khác trong nhà thì chuẩn bị lấy xe để chở hai mẹ con đi viện.

Sau khi kiểm tra, bác sĩ cho biết cậu nhóc có sức khỏe tốt. Mặc dù cậu bé nuốt nhầm cả túi hút ẩm nhưng do mẹ nhanh chóng cho cậu uống thật nhiều nước trong vòng 60 giây nên những tổn thương trên cơ thể cậu bé đã được giảm bớt nhờ lớp hút ẩm.

Bên cạnh đó, cậu bé nuốt phải chất hút ẩm dạng bột nên ít gây hại cho cơ thể vì thành phần của chất hút ẩm này chủ yếu là canxi clorua, nó không độc hại và nó có thể được pha loãng trong cơ thể miễn là mẹ cho bé uống thật nhiều nước sau đó. Bác sĩ cũng thông tin thêm, có nhiều loại hút ẩm khác vô cùng nguy hiểm nên bố mẹ cần phải thật cảnh giác.

Con 3 tuổi nuốt cả gói hút ấm, mẹ vội đổ thêm 1 thứ vào miệng, bác sĩ vỗ tay khen - 4

Tuy nhiên phòng tránh hơn là xử lý, vì thế các bậc cha mẹ nên sớm giáo dục cho trẻ biết tránh xa những vật nguy hiểm để không bị ảnh hưởng sức khỏe.

Vật dụng quen thuộc trong nhà nguy hiểm cho trẻ, cha mẹ sớm dạy bé tránh xa:

1. Thuốc viên

Nghiên cứu gần đây của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cho thấy rằng ngay cả giáo viên cũng không thể phân biệt giữa thuốc và kẹo. Vì vậy việc nhiều gia đình không lưu trữ thuốc đúng chỗ sẽ rất nguy hiểm. Các bé chưa biết đọc sẽ dễ dàng bị nhầm tưởng thuốc là kẹo, đặc biệt là các loại có hình tròn, màu sáng, không có dấu hiệu nhận dạng đặc biệt.

2. Bóng bay

Bóng bay là đồ chơi yêu thích của các bé tuy nhiên ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Hoa Kỳ cảnh báo rằng bóng bay cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ nhỏ. Tai nạn xảy ra trong trường hợp bé cố gắng hút và thổi những quả bóng bay bị xẹp hoặc bé nhai những mảnh vỡ nhỏ của quả bóng bay. Nghiên cứu của NCBI cũng chứng minh rằng bóng bay là đồ chơi đứng đầu danh sách các vật dụng phổ biến gây tử vong ở trẻ nhỏ.

3. Tiền xu

Trẻ nhỏ thường hiếu kì và nghịch ngợm nên có thể cho mọi thứ vào miệng. Theo nghiên cứu mới của AAP, trẻ em dưới 6 tuổi có xu hướng nuốt nhiều vật dụng nhỏ, và tiền xu chiếm tỉ lệ cao nhất với tỷ lệ 61,7%. 

4. Các loại tẩy rửa dạng nén

Có nhiều loại chất tẩy rửa nhiều màu sắc được đóng gói bằng vỏ nhựa nhỏ, sặc sỡ khiến bé tưởng đó là kẹo hoặc nước trái cây. Khi bé nuốt nhầm các loại chất tẩy rửa này sẽ gây ra tình trạng ngộ độc nghiêm trọng. Ngoài ra những chất này cũng có thể khiến đau mắt nếu tiếp xúc. Theo nghiên cứu của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) 98,9% các tai nạn đối với trẻ nhỏ xảy ra tại nhà và các bé từ 1-2 tuổi có tỉ lệ gặp tai nạn cao nhất.

Con trai 3 tuổi đổ keo 502 vào mắt, bố nhỏ thêm một thứ, đến viện bác sĩ khen Anh cứu mạng con anh
Nhờ cách xử lý tài tình, thông minh của người bố mà cậu con trai 3 tuổi may mắn bảo vệ được đôi mắt của mình.

Nuôi dạy con

Theo Chi Chi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tai nạn trẻ em