Sau khi chị Xu và em bé được đẩy ra khỏi phòng sinh, cả gia đình khi nhìn thấy em bé cũng không ai dám bế.
Các cặp vợ chồng khi lần đầu làm cha mẹ, ai cũng không khỏi mong đợi, thầm đếm từng ngày đến ngày con chào đời để được bế con trong tay, được tận mắt nhìn thấy hình dáng của con. Không ít bậc cha mẹ đã sớm hình dung trong đầu những hình ảnh về con, ắt hẳn bé sẽ rất đáng yêu, trắng trẻo như trên những bộ phim hay trong những quảng cáo thường ngày.
Tuy nhiên, một số bé khi chào đời lại không được như mong ước của cha mẹ, có bé không chỉ “xấu xí” mà còn có chất lạ trên cơ thể. Những ông bố bà mẹ nếu lần đầu có con, còn thiếu kinh nghiệm sẽ rất dễ bị sốc. Điển hình như bà mẹ trẻ trong câu chuyện dưới đây.
Chị Dư - một bà mẹ trẻ sinh năm 1995 ở Trung Quốc chính là nhân vật chính trong câu chuyện nói trên. Sau khi kết hôn, chị và chồng ngay lập tức có tin vui khiến cả gia đình vô cùng hào hứng. Vì vậy, trong suốt thai kỳ, cả gia đình nội ngoại đều chăm sóc cô rất chu đáo. Ai cũng mong đứa bé sinh ra sẽ được khỏe mạnh và bình an.
Sau “9 tháng 10 ngày” mang con trụng bụng vất vả, chị Dư đã đến ngày sinh nở. Quá trình “vượt cạn” dù có chút đau đớn nhưng may mắn là “mẹ tròn con vuông”. Hai vợ chồng chị vô cùng mừng rỡ và hạnh phúc. Tuy nhiên, khi bác sĩ đưa con cho chồng chị Dư, khuôn mặt anh bỗng biến sắc.
Vừa bế con trên tay, chồng chị Dư vừa hoảng hốt vì em bé có chút kì lạ. Trên người con chị được phủ một lớp màng màu trắng từ đầu đến chân. Sau khi chị Xu và em bé được đẩy ra khỏi phòng sinh, cả gia đình khi nhìn thấy em bé kỳ lạ cũng không ai dám bế.
Em bé sinh ra với lớp sáp trắng phủ đầy người khiến vợ chồng chị Dư và cả gia đình không khỏi hoảng hốt.
Chị Dư và chồng vô cùng lo lắng, rưng rưng nước mắt. Lúc này, mẹ chồng chị mới đến tìm một bác sĩ hỏi: "Tại sao trên người cháu tôi lại có những thứ màu trắng này vậy bác sĩ? Cháu bé không khỏe mạnh sao?".
Ngay khi nhìn thấy em bé, vị bác sĩ bỗng cười lớn và nói: "Chúc mừng gia đình em bé rất khỏe mạnh. Thứ màu trắng gọi là mỡ bào thai hay chất gây, có tác dụng bảo vệ em bé. Vì vậy, đừng lo lắng, nó sẽ biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên, gia đình nên chú ý chăm sóc đúng cách cho bé. ”
Bác sĩ chỉ cười và khen đứa bé rất khỏe mạnh.
Sau khi nghe những lời của bác sĩ, cả gia đình thở phào nhẹ nhõm.
Trên thực tế, rất nhiều trường hợp em bé sinh ra có lớp mã bào thai bám trên người. Đây là việc hết sức bình thường. Lớp sáp trắng này được gọi là chất gây (vernix caseosa), được hình thành trên da bé vào tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ và theo bé cho đến khi chào đời. Thành phần chủ yếu của lớp sáp vernix là nước (chiếm khoảng khoảng 80%), phần còn lại là chất béo và protein.
Dù được cấu tạo hết sức đơn giản nhưng lớp mỡ này có những công dụng vô cùng tuyệt vời đối với trẻ sơ sinh:
1. Bảo vệ da
Khi ở trong bụng mẹ, bé luôn được bao phủ bởi dịch ối. Vào giai đoạn cuối của thai kỳ, lớp sáp vernix sẽ được hình thành để giúp bảo vệ da bé khỏi nước ối. Có thể nói, lớp sáp vernix giống như chiếc áo khoác không thấm nước, giúp bảo vệ các tế bào da phát triển bên dưới. Ngoài ra, lớp sáp vernix giúp giữ ẩm và duy trì nhiệt độ cơ thể bé sau khi sinh.
2. Lớp sáp vernix giúp trẻ thích nghi với thế giới
Suốt 9 tháng, bé được nằm trong cơ thể ấm áp của bạn. Tất cả nhu cầu của cơ thể đều được cơ thể mẹ hỗ trợ. Chào đời là thời điểm mà bé sẽ phải trải qua sự thay đổi mạnh mẽ về môi trường. Lớp sáp vernix sẽ giúp da bé thích nghi với thế giới khô ráo và lạnh ở bên ngoài bằng cách giữ ẩm và duy trì nhiệt độ cơ thể. Lớp sáp này còn có chứa vitamin E, một chất chống oxy hóa tự nhiên giúp bé thích ứng với những căng thẳng khi chào đời.
3. Tác dụng kháng khuẩn
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất gây của bào thai có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch tương đối mỏng manh nên khi vừa chào đời, chất béo trên cơ thể của thai nhi lúc này có thể giúp trẻ chống lại các chất độc hại khác nhau như vi khuẩn, vi sinh vật ở thế giới bên ngoài. bên cạnh đó, nếu mẹ sinh bé bằng phương pháp sinh thường, lớp chất gây này còn giúp bảo vệ cơ thể bé khỏi những vi khuẩn khi được sinh ra.
Lớp chất gây có nhiều tác dụng bảo vệ cơ thể non nớt của bé, cha mẹ không nên vội vàng rửa sạch chúng. (Ảnh minh họa)
Khi nào cần loại bỏ chất gây trên da bé?
Lớp gây quá dày, quá nhiều và chồng chất lên nhau sẽ gây nhiễm trùng. Bởi vậy, ngay sau sinh, bé sẽ được lau chùi sạch sẽ phần lớn chất gây, nước ối, máu dính trên người. Tuy nhiên các bác sĩ không khuyến khích rửa sạch hoàn toàn lớp chất gây này bởi chúng vẫn còn nhiệm vụ bảo vệ cơ thể bé khỏi mầm bệnh.
Sau sinh 24 giờ, các bé sẽ có lần tắm đầu tiên để loại bỏ hoàn toàn lớp gây. Lúc này nhiệt độ cơ thể bé đã ổn định và lớp gây lại là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Cha mẹ cần chú ý một số điều sau:
- Trước khi tắm, mẹ nhớ thử độ ấm của nước bằng cánh tay để đảm bảo nước không quá nóng.
- Khi tắm bé, mẹ chú ý lau rửa nhẹ nhàng vì da bé rất mỏng manh. Lau rửa quá mạnh có thể khiến da bé bị tổn thương vì đã mất đi lớp màng bảo vệ.
- Khi thời tiết nắng nóng, không nên mặc quá nhiều quần áo cho bé. Bởi quá nhiều quần áo sẽ làm bít lỗ chân lông trên da, khiến bé bị dị ứng, mẩn đỏ.