Nhìn biểu cảm của Subeo, không ai không thương.
Sự hòa hợp giữa con chung và con riêng khi người mẹ, người cha quyết định đi thêm bước nữa là điều rất khó khăn không phải ai cũng làm được. Thế nên khi nữ hoàng giải trí Hồ Ngọc Hà từng ngày cho công chúng thấy được sự thành công của cô không chỉ ở nghệ thuật mà trong cả gia đình thì ai nấy đều gật gù thán phục.
Không ít lần bà mẹ 3 con cập nhật hình ảnh các con của mình mà không hề che mặt thì mới đây nhất, cô đăng tải bức hình chụp chính mặt cậu nhóc sinh đôi Leon đang mỉm cười. Bé được anh trai Subeo âu yếm.
Bức hình nhanh chóng thu hút sự chú ý của tất cả mọi người bởi nhóc tỳ Leon quá đỗi đáng yêu, gương mặt lai Tây, nước da trắng trẻo nhìn y chang Kim Lý. Mặc dù mới chỉ được vài tháng tuổi nhưng gương mặt già dặn của Leon khiến ai cũng phải bật cười. Người hâm mộ dành tặng cho Hồ Ngọc Hà biết bao lời khen ngợi.
- Ông bà ngoại và bố Kim mẹ Hà chăm 2 em bé khéo quá, nhìn bụ bẫm, lanh lợi, dễ thương, đáng yêu làm sao.
- Yêu quá, sao y bản chính.
- Giống ba Kim quá trời.
- Mẹ Hà khéo đẻ, con gái giống mẹ con trai giống ba.
Hình ảnh Lisa được mọi người khen rất giống mẹ Hà.
Bên cạnh những lời khen đó, một số người lại chú ý đến biểu cảm của cậu nhóc Subeo khi đang ngồi bế em trai. Cậu bé nhắm nghiền đôi mắt, đầu gục vào em, má kề cận vào em và đôi tay ôm chặt lấy Subeo.
Người anh đầy trách nhiệm.
Cảnh tượng tuyệt đẹp của Subeo thể hiện được rằng cậu yêu thương Leon biết nhường nào. Tuy nhiên, chính cái dáng vẻ mơ hồ trong giấc ngủ nhưng quyết không buông em, âu yếm em của cậu cả khiến ai nấy nhìn thật đáng thương. "Nhìn anh Beo thấy thương quá đi, yêu con Subeo ơi" - một người lên tiếng.
Không chỉ ở bức hình này mà nhiều lần xuất hiện khác, Subeo hiện lên là một người anh giàu tình cảm, biết nâng niu âu yếm và chăm em rất tốt.
Anh hai biết chơi với em.
Thích ôm ấp em chạy khắp nhà.
Sang nhà ba Cường cũng đảm không kém.
Là anh cả hơn các em gần chục tuổi, Subeo được bố mẹ rèn giũa kỹ năng sống tốt nên cậu bé rất khéo léo với các em.
Bên cạnh đó, hẳn Hồ Ngọc Hà và cả bố Cường Đôla đã rất biết cách dung hòa, kết nối Subeo với các con riêng của mình ngay cả khi bé chưa chào đời, để rồi lúc biết mình sắp làm anh lớn, lúc các em chào đời, trong lòng Subeo xuất hiện một cảm xúc yêu thương, trưởng thành và trách nhiệm chứ không hề ghen tỵ, lo sợ "mất phần tình cảm" trong lòng bố mẹ.
Lần đầu vào viện gặp các em, Subeo tỏ vẻ rất thích.
Có được điều đó, không chỉ trước mà sau khi có các con riêng, Hồ Ngọc Hà, Kim Lý vẫn cố gắng sắp xếp, dành thời gian quan tâm đến những điều nhỏ nhặt nhưng quan trọng nhất của Subeo.
Mặc dù đã có con riêng lại còn rất nhỏ nhưng Hồ Ngọc Hà cùng Kimm Lý vẫn có thời gian đi cổ vũ cho Subeo.
Cường Đôla cũng có mặt ngày hôm đó.
Tại sao trẻ có sự "nghi ngờ" về tình yêu của mẹ? Một khái niệm cần hiểu rõ: Trẻ không nghi ngờ về tình yêu của bạn, mà chỉ là não bộ của trẻ chưa phân biệt "số lượng 1 hay 2 bé là như thế nào?" và não bộ vẫn duy trì tính cố hữu bám dính về tình yêu của mẹ, cho tất cả các bé đến 18 tháng tuổi. Đó cũng là lí do chúng tôi vẫn khuyên cha mẹ: Nếu có thể sắp xếp để sinh em bé thứ 2, thời điểm thuận lợi nhất sẽ là khi bé thứ nhất sau 18 tháng tuổi. Giúp trẻ hiểu về sự có mặt của đứa em Với bé dưới 18 tháng tuổi Việc giúp bé hiểu về sự tồn tại của đứa em là cần thiết trước khi đứa em ra đời và càng cần thiết hơn nếu trẻ dưới 18 tháng tuổi. Đó cũng là cách mà cha mẹ giúp trẻ phát triến về nhận thức về "sự tồn tại" của "2", thay vì chỉ là "1". Hãy bắt đầu khi bé thứ 2 có thể "đạp vào bụng bạn". Đứa trẻ thứ nhất sẽ rất tò mò tại sao mẹ mình thường nói chuyện với "em bé". Bé vẫn chưa hiểu "em bé" là như thế nào? Cha mẹ có thể làm như thế này: - Hãy nói cho trẻ biết: “Mẹ có 1 em bé sẽ ra đời vài tháng nữa, con có muốn nghe em bé nói chuyện với con không”. Hãy để bé nghe tiếng đạp của bé thứ 2 vài lần trong ngày. Hãy nói với bé: Con hãy chạm tay vào bụng mẹ, em bé sẽ nghe con nói đó. - Hãy cho bé biết “Em bé sẽ ra đời như thế nào?” bằng việc cho bé 1 con búp bê hoặc 1 món đồ chơi bé thích và nói em bé ra đời như cách mà con dành sự yêu thích này lên món đồ này, con có thích món đồ này không và con có muốn bảo vệ món đồ này không? Hãy cho bé biết, em bé ra đời con có thương em bé không? Cứ nhắc lại các câu hỏi và trò chuyện Với bé lớn hơn 18 tháng Khi em bé thứ 2 vẫn chưa sinh ra: Việc để bé lớn hơn 18 tháng tuổi hiểu sự có mặt của em bé sẽ dễ dàng hơn. Cứ hãy cho bé biết mẹ sẽ có em bé và em bé sẽ làm em của con. Bé tuổi này có thể nhận thức là "em của bé". Vẫn những hành động ở trên dành cho bé dưới 18 tháng tuổi, nhưng ở đây bạn sẽ nhấn mạnh hơn khái niệm "anh/chị và em". Vào ngày bé thứ 2 ra đời Vào ngày em bé thứ 2 chào đời, hãy cho bé thứ nhất nhìn mặt em bé, đừng trì hoãn điều này sau 72 giờ (trừ những trường hợp đặc biệt) vì trẻ thứ nhất cần tạo một liên kết đặc biệt với bé thứ 2 này. Khi bé thứ nhất vào xem em bé, hãy gọi bé thứ 1 vào. Khi cả hai bé cùng chơi với nhau Khi em bé thứ 2 lớn và chơi cùng bé thứ 1: Bé thứ 2 sẽ cố bắt chước bé thứ 1 về mọi thứ như cách chơi, cách đi và cách giành nói chuyện/chơi với mẹ. Do đó việc 2 bé hay xung đột là điều dễ hiểu. Khi hai bé xung đột thì không nên trách mắng hay la bé thứ 1 hoặc yêu cầu bé thứ nhất phải nhường em. Cách hành xử đúng nhất là mẹ sẽ tách 2 bé ra và cả 2 bé không ai được lấy món đồ chơi đó và mẹ sẽ giữ nó đến khi em bé chơi lại. Dĩ nhiên cả hai bé đều khóc, nhưng sẽ quên ngay và quay lại chơi cùng. Chọn 1 thời điểm nào đó dạy 2 bé biết cách chia sẻ lẫn nhau bằng chính món đồ đó: Cho bé lớn chuyền sang bé nhỏ hơn và để bé nhỏ truyền lại cho mẹ, và mẹ sẽ truyền lại cho bé lớn. Bài tập này đều có ích cho tất cả các bé từ 10 tháng - 48 tháng tuổi. Nếu bé nhỏ có tuổi dưới 18 tháng tuổi, bạn đợi khi bé nhỏ ngủ, hãy lựa những quyển sách có câu chuyện về tình anh em để kể cho bé lớn nghe. Không cần nhấn mạnh “Con lớn phải nhường em” và nên nói theo cách “Nếu em ngã, con giúp em đứng dậy không?”, “Nếu em muốn chơi món này, con sẽ cho em chơi 1 lát nhé, rồi đến con”, “Nếu em khóc đòi mẹ, con ngồi chơi cái này và đợi mẹ 1 tí nhé, sau khi mẹ hỏi em có sao không và lại chơi với con nhé” và bạn làm động tác như giao kèo với bé. Nếu bé thứ 2 lớn hơn 18 tháng tuổi, thì hãy đọc chuyện cho cả hai anh em nghe về tình anh em. Vẫn những câu hỏi ở trên, nhưng bạn hỏi ngược lại với bé nhỏ và xen kẽ câu hỏi giữa bé lớn và bé nhỏ. Những hoạt động này sẽ giúp cả hai anh em dần nhận thức trách nhiệm và sự gắn bó cần có trong việc giao tiếp và ứng xử hành vi. |