Nhiều người tin rằng chế độ ăn uống mà Kim Hiền dành cho các con là yếu tốt giúp các con của cô có chiều cao vượt trội.
Chuyện chiều cao của trẻ nhỏ luôn là đề tài được rất nhiều các bậc phụ huynh để ý bởi một đứa trẻ đạt được chiều cao ấn tượng thường rất thuận lợi trong cuộc sống hiện nay.
Trong khi nhiều bà mẹ chật vật đi tìm cách tăng chiều cao cho con thì mới đây, nữ diễn viên Kim Hiền có thể sẽ khiến nhiều người ghen tỵ. Cô đăng tải một bức ảnh chụp con gái Yvona đang thả dáng khoe đôi chân dài miên man cùng với những thắc mắc: "Hổng lẽ 5 tuổi mà đã cao vậy rồi! Sonic thì vượt khỏi mẹ luôn... Mẹ chút xíu con, mà các con cao nhồng!".
Trong bức ảnh, con gái Kim Hiền tuy chỉ nhìn thấy từ sau lưng nhưng đã gây ấn tượng với đôi chân dài và vóc dáng không kém các "hotgirl nhí".
Con gái Kim Hiền chân dài và thẳng tắp, cao lớn tuổi lên 5, nhìn từ đằng sau đã xinh đẹp như hotgirl.
Phía dưới bài chia sẻ của nữ diễn viên, bên cạnh những khen ngợi dành cho con của Kim Hiền cũng có rất nhiều ý kiến được đưa ra:
- Chắc giống ba.
- Em cũng nghĩ là cách ăn uống.
- Có thể là do gen di truyền.
- Bên Mỹ cao phải rồi chị ơi, đừng băn khoăn gì.
Nữ diễn viên tiết lộ bản thân chỉ nuôi con rất đơn giản chứ không hề quá cầu kì mà cơ thể các bé vẫn phát triển vượt trội. "Mình thấy là cách ăn uống, thể thao và các con luôn được sống đúng tuổi thơ cũng như được nô đùa với nhau và với bạn bè trong trường cũng như hàng xóm, tự nhiên cơ thể sẽ phát triển vượt trội".
Một bức ảnh chụp khá lâu nhưng cho thấy Kim Hiền và chồng cũng chỉ cao bằng nhau. Bố đẻ của Sonic cũng không cao hơn nhiều nên hai con Kim Hiền chắc chắn cao không phải do di truyền.
Con gái đã gần đến vai chồng Kim Hiền.
Theo các nhà nghiên cứu, chiều cao của trẻ phụ thuộc khá nhiều vào gen di truyền. Tuy nhiên, đây không phải yếu tố quyết định hoàn toàn mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Để phát triển chiều cao cho trẻ tốt nhất ta cần hiểu thêm các yếu tố nào ảnh hưởng đến chiều cao trẻ. Khi trẻ có điều kiện thuận lợi cho đủ tất cả các yếu tố sẽ phát triển được chiều cao tối ưu của mình. 1. Gen di truyền Yếu tố này phụ thuộc vào chiều cao của bố mẹ. Khi bé 1 tuổi thì trung bình cao 75-76cm. Khi 2 tuổi, chiều cao trung bình của bé sẽ là 86cm. Và theo ước tính chiều cao khi bé 2 tuổi nhân đôi sẽ ra chiều cao trung bình khi bé lớn. Để tính được chiều cao trung bình theo gen di truyền, các mẹ có thể áp dụng công thức tại đây. 2. Giới tính Nhìn mặt bằng chung, thường thì con trai sẽ cao hơn con gái. Tuy cũng có trường hợp ngược lại nhưng chỉ là hi hữu. Hầu hết bé gái sẽ cao thêm khoảng hơn 5,08 cm sau khi dạy thì. Sau đó, bé gái sẽ đạt được mức chiều cao tối ưu. Trong khi, con gái thường phát phát triển ngay khi bước vào giai đoạn dạy thì; còn ở con trai phải đến cuối giai đoạn dạy thì mới thực sự tăng trưởng về chiều cao. Sự phát triển chậm này của con trai, giúp họ có thêm khoảng thời gian 2 năm để tận hưởng hết thời kì phát triển bình thường của một đứa trẻ trước khi bước vào giai đoạn phát triển chính thức. Đó là lí do tại sao, khi trưởng thành, con trai thường cao hơn con gái khoảng 13cm. 3. Dinh dưỡng Các mẹ cần biết rõ rằng, con không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân hạn chế chiều cao của trẻ trong tương lai. Các chất dinh dưỡng đều cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của trẻ. Nếu mẹ muốn cho xương của con được chắc khỏe, đừng quên bổ sung vitamin D, sắt, kẽm, canxi trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ. Dinh dưỡng cần phải có đủ năng lượng phù hợp với từng lứa tuổi. Nếu quá ít bé sẽ suy dinh dưỡng nhưng quá nhiều lại gây béo phì. Bữa ăn trẻ cần đủ 4 yếu tố: đạm (chiếm 10-15% tổng năng lượng), tinh bột (chiếm 60-65% tổng năng lượng), chất béo (chiếm 10% tổng năng lượng) và rau. Không nên ăn bất cứ thứ gì quá nhiều, mất cân bằng. (Ảnh minh họa) 4. Thể dục thể chất Sụn xương là yếu tố hình thành nên chiều cao của bé. Và để xương phát triển khỏe mạnh thì việc tập thể dục thể thao là điều cần thiết nhất. Mẹ nên khuyến khích bé vận động, tập thể dục thường xuyên mỗi buổi sáng, tối. Với các bé nhỏ, mẹ có thể tập cho bé những động tác đơn giản như co duỗi chân, đứng lên ngồi xuống…để kích thích sự đàn hồi, co giãn và “lớn lên” của hệ thống xương. Khi hệ xương của con cứng cáp ở độ tuổi 5-6, mẹ mới nên cho bé tập những môn thể thao vận động mạnh như bóng rổ, bơi lội, nhảy dây…để phát triển chiều cao. 5. Sức khỏe Sức khỏe cũng là một trong những nhân tố ảnh hướng tới chiều cao của trẻ trong tương lai. Có rất nhiều loại bệnh ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao của bé. Đó thường là những căn bệnh mãn tính. Các bệnh về rối loạn nội tiết như như bệnh tuyến giáp, thiếu hormone; rối loạn di truyền như hội chứng Down ( một dạng chậm phát triển tâm thần khiến cho bệnh nhân trở nên khù khờ và hầu như không có khả năng học hành) và hội chứng Turner (hội chứng loạn cấu tạo buồng trứng) có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chiều cao bình thường của trẻ. Nếu quan sát trong một thời gian dài, bạn sẽ thấy chiều cao của những bé bị mắc bệnh sẽ thấp hơn những bé có cơ thể bình thường khoảng 10 % trở lên tùy theo độ tuổi. 6. Môi trường xã hội Yếu tố môi trường và xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển thể lực trẻ em, đặc biệt là phát triển chiều cao. Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng thấp còi khi sống trong điều kiện kinh tế xã hội kém phát triển, môi trường thiếu vệ sinh, không đủ nước sạch, thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng chăm sóc kém. |