Bé bị ho và nôn khi ngủ có lẽ là một trong những tình huống “oái ăm” không tránh khỏi mà mẹ phải đối mặt khi nuôi con nhỏ. Hãy học các xử lý dưới đây để cả hai mẹ con đều cảm thấy nhẹ nhàng nhé.
Bé bị ho và nôn khi ngủ
Ho và nôn khi ngủ, đặc biệt là về đêm là hiện tượng thường thấy ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Hầu hết những bà mẹ nuôi con nhỏ đều cảm thấy lo ngại khi phải đối mặt với hiện tượng này ở trẻ nhỏ. Bởi lẽ việc trẻ ho và nôn khi ngủ có thể là dấu hiệu cho biết trẻ đang mắc phải một số bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, viêm đường hô hấp, cảm cúm… đồng thời nó cũng khiến trẻ bị rối loạn giấc ngủ, nôn trớ sữa, thức ăn khiến cả mẹ và con phải vất vả làm vệ sinh.
Ho là phản xạ tự nhiên giúp loại bỏ dị vật cản trở đường thở ra khỏi cơ thể, là phản ứng tốt đối với trẻ nhỏ. Nhưng mẹ cần lưu ý, nếu như trẻ bị ho nhiều kèm theo những biểu hiện như thở nhanh, thở khò khè, khó thở, sốt… thì đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và có cách trị ho phù hợp.
Trong khi đó, nôn trớ là hiện tượng đẩy ngược chất trong dạ dày lên miệng rất dễ xảy ra ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân có thể do ăn quá no, thay đổi tư thế đột ngột… Hoặc cũng có thể là dấu hiệu triệu chứng của bệnh lý tiêu hóa, thần kinh, hô hấp nào đó.
Đối với trẻ nhỏ, hiện tượng ho và nôn trớ rất dễ xảy ra khi ngủ. Bé càng ho thì càng dễ bị nôn trớ nhiều hơn. Do đó, việc bé bị ho và nôn khi ngủ thường khiến các mẹ cảm thấy lo lắng và căng thẳng.
Ảnh minh họa
Nguyên nhân khiến trẻ bị ho và nôn trớ khi ngủ
Bé bị ho và nôn là hai dấu hiệu thường gặp khi trẻ có vấn đề về sức khỏe. Ho xuất hiện kèm với nghẹt mũi, đau họng, trong khi nôn xuất hiện cùng với đau bụng. Nếu trẻ nuốt nhiều dịch nhầy từ phổi, xoang mũi vào dạ dày thì ho có thể kích hoạt nôn. Khi ho giảm dần thì tình trạng nôn trớ cũng sẽ khỏi.
Ngược lại, nếu trẻ nôn mửa, nôn trớ nhiều thì cũng có thể kích hoạt hiện tượng ho. Bởi lẽ chất nhầy, dịch vị, thức ăn… trào ngược lên thực quản, miệng kích thích đường thở. Kết quả là xuất hiện phản xạ ho.
Trẻ bị ho và nôn khi ngủ bắt nguồn từ nguyên nhân phổ biến nhất là do cảm cúm, cảm lạnh. Việc bị nhiễm trùng đường hô hấp khiến phản xạ ho ở bé có thể kéo dài trong nhiều ngày liên tục. Và việc ho có đờm thường kích hoạt sự nôn. Do đó, mẹ có thể hiểu tại sao mỗi khi bé bị ho thường kéo theo cả nôn trớ.
Cách chăm sóc bé bị ho và nôn khi ngủ đúng chuẩn
Việc bé vừa bị ho vừa nôn trớ thường khiến các mẹ lo lắng khi con “ăn không ngon ngủ không yên”, mẹ thì thêm vất vả vì phải thay quần áo, chăn gối nếu chẳng may bé trớ ra người. Do đó, hãy tham khảo cách chăm sóc trẻ bị ho và nôn trớ khi ngủ đúng chuẩn sau:
Giữ đủ ấm cho trẻ
Mặc quần áo đủ ấm, không để nhiệt độ điều hòa phòng bé quá lạnh, nhất vào ban đêm và gần sáng khi ngủ. Vào mùa đông thì cần quàng khăn cổ cho trẻ, ra ngoài thì cần mặc đủ ấm và đeo khẩu trang.
Cho bé ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
Trẻ được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch. Nhờ đó, cơ thể khỏe mạnh sẽ chống lại được những tác nhân có hại gây bệnh.
Nên khuyến khích bé uống nhiều nước, nhất là nước trái cây.
Ảnh minh họa
Chia nhỏ bữa ăn
Bé bị ho và nôn trớ thường là cho ăn qua nhiều, dạ dày bé còn nhỏ, cơ thắt tâm vị còn yếu. Do đó, tốt nhất chia nhỏ bữa ăn trong ngày cho bé sẽ giúp bé tiêu hóa nhanh hơn và không bị ho nôn trớ ra ngoài. Mẹ không nên ép bé ăn nhiều, điều này có thể khiến trẻ sợ đồ ăn, ho và nôn trớ nhiều.
Thay đổi chế độ ăn
Mẹ không nên ép bé ăn quá no, không ăn đồ quá đặc khi bé còn nhỏ. Độ loãng đặc của đồ ăn cho bé cần được thay đổi theo độ tuổ
Không nên đặt bé nằm ngay sau khi vừa ăn xong.
Những điều cần chú ý khi bé đang bị ho và nôn trớ
- Cần phải tránh làm rơi đồ ăn vào khí quản, nếu bé bị nôn trớ cần cho bé nằm nghiêng hoặc ngồi nghiêng đầu ra phía trước.
- Không được bế xốc bé khi đang nôn bởi dịch nôn tràn vào đường hô hấp gây khó thở, thậm chí suy hô hấp, đe dọa tính mạng của trẻ.
- Cho bé uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất do ho, nôn trớ. Có thể uống nước hoa quả, oresol. Cho bé uống từ từ, một ít một không uống quá nhanh.
- Nếu bé có triệu chứng ho và nôn trớ bất thường, mẹ nên cho bé đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám.
Phòng tránh trẻ bị ho và nôn trớ nhiều về đêm khi ngủ
Để hạn chế và phòng tránh bé bị ho và nôn khi ngủ thì cha mẹ cần ghi nhớ những nguyên tắc sau:
- Giữ ấm cho bé, không được để nhiệt độ phòng quá thấp, dưới 25 độ C khi ngủ. Đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi thì luôn đi tất chân giữ ấm gan bàn chân.
- Không cho bé đến nơi đón gió, đi chơi xa để tránh trường hợp bé bị trúng gió gây ho, nôn về đêm khi ngủ.
- Mặc quần áo phù hợp với thời tiết khi cho bé đi chơi.
- Tránh không cho bé tiếp xúc với những thực phẩm, thức ăn gây dị ứng để loại bỏ hiện tượng ho do dị ứng.
- Sử dụng nước xả vải nhẹ, ít mùi để giúp lưu mùi thơm và làm sạch quần áo của trẻ.
Như vậy có thể thấy ho và nôn trớ khi ngủ là hiện tượng đứa trẻ nào cũng có thể gặp phải. Do đó, mẹ cần bình tĩnh quan sát và theo dõi con để có hướng xử lý thích hợp, không nên vì thấy con trớ mà lo lắng. Nếu trẻ bị kéo dài không thuyên giảm thì mẹ cần đưa con đến bác sĩ để thăm khám điều trị kịp thời.