Mẹ chồng dưới quê mang túi quà to lên thăm cháu, tôi mở ra thấy thứ bên trong liền lập tức bảo con vứt đi

Trang Tri - Ngày 18/10/2023 14:30 PM (GMT+7)

Biết ông bà thương cháu, nhưng tôi luôn nuôi dạy con kỹ tính từ trước đến nay nên "quà" này tôi không thể để con sử dụng.

Mong muốn được gần gũi với con cháu là điều mà ông bà nào cũng luôn giữ trong lòng. Tuy nhiên, với mỗi gia đình, điều kiện sống lại khác nhau, đôi khi khiến cho việc gặp gỡ con cháu trở nên khó khăn vì khoảng cách địa lý không cho phép. Vì vậy, mỗi khi con cháu về quê hoặc ông bà có cơ hội đến thăm, ai nấy cũng đều mang tâm lý phải chuẩn bị thật nhiều quà tặng, như một cách để trao gửi và bày tỏ tình yêu thương đối với những người thân quan trọng của mình. Bố mẹ chồng tôi, ông bà nội của 2 nhóc tỳ nhà tôi cũng không ngoại lệ.

Từ khi gia đình tôi dọn ra ở riêng, ông bà không còn thương xuyên được gặp cháu giống như lúc mới cưới nữa. Thi thoảng vào những dịp lễ tết quan trọng, hoặc các con được nghỉ hè thì tôi và chồng mới sắp xếp công việc để đưa các con về quê thăm ông bà. Mỗi năm sẽ có khoảng 4 hoặc 5 dịp để gia đình đoàn tụ, vì dù sao khoảng cách di chuyển từ thành phố gia đình tôi đang sống về đến quê chồng cũng khá xa.

Dịp hè nào các cháu cũng về ở chơi với ông bà nửa tháng hoặc 1 tháng, nhưng hè này bận bịu công việc mới nên vợ chồng tôi chưa kịp đưa các con về quê. Thế là vì nhớ các cháu nên mẹ chồng ngỏ ý với chúng tôi việc bà sẽ lên thăm vào tuần này. Nghe tin bà nội ghé nhà, 2 đứa nhóc vui mừng, hào hứng ra mặt.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Qua cuộc gọi điện thoại thông báo, tụi nhỏ còn biết bà sẽ mang rất nhiều quà mà tụi nhỏ thích, nên kể từ đó đến hôm nay, lúc nào các con cũng ngóng. Di chuyển bằng xe đò đoạn đường dài gần 100 cây số thì chồng tôi cũng đón mẹ chồng về đến trước cổng. Không chỉ các cháu mà tôi khi thấy bà lên chơi cũng rất vui, vì vậy mà trước đó tôi đã chuẩn bị một bữa ăn thịnh soạn để đón tiếp mẹ chồng.

Lần này lên thăm con cháu, mẹ đã mang vác rất nhiều đồ đạc, nào là vài bịch rau quả nhà trồng, 2 con gà trống to ú nụ và một túi quà bự cho các cháu nhưng chưa biết là thứ gì ở bên trong. Các con nhà tôi gặp bà nội, vừa chào và "thương lấy thương để" xong thì lập tức hỏi quà, đúng là con nít hầu như đứa nào cũng thế, biết có quà sẽ vội đòi ngay.

Tôi cũng tò mò nhìn chăm chú 3 bà cháu mở quà, không biết bên trong mẹ chồng bỏ gì trong đó mà to đến thế. Tuy nhiên sau khi trông thấy món quà của mẹ chồng, mặt tôi biến sắc, còn 2 đứa nhóc nhà tôi thì hò reo vui mừng. Tôi ngỡ ngàng hỏi:

- Mẹ à! Sao mẹ mua cho các cháu nhiều đồ chơi thế ạ! Trên này chúng con cũng thỉnh thoảng mua cho tụi nhỏ, nên mẹ không cần phải tốn nhiều tiền như thế đâu ạ! Bố mẹ để dành mua đồ ăn, thức uống bổ dưỡng, chăm cho sức khoẻ là chúng con vui lắm rồi mẹ ạ!

- Không tốn gì đâu con, đây là đồ chơi mẹ xin được từ nhà của hàng xóm dưới quê, có cả của anh chị các con nữa. Mấy đứa nhóc nay đều lớn cả rồi nên tụi nó không chơi, bỏ một xó trong nhà. Mẹ thấy phí, cũng biết 2 nhóc con nhà mình đang độ tuổi thích đồ chơi như này nên mẹ mang lên cho các cháu đấy!

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Lời giãi bày của mẹ chồng khiến tôi đơ người. Không phải vì tôi có suy nghĩ bà tiết tiền nên không mua đồ mới cho cháu, lại tặng đồ cũ người khác đã dùng. Nhưng tính tôi nuôi con từ trước đến nay luôn rất kỹ, tôi chưa bao giờ để các con mình xài đồ cũ của ai cả. Vả lại những đồ chơi này cũng khá nguy hiểm, sắc nhọn, lại không mang tính giáo dục, mở mang tư duy, sáng tạo cao nên dĩ nhiên tôi không khuyến khích các con chơi.

Tuy nhiên vì phép lịch sự, tôn trọng dành cho mẹ chồng, tôi không tỏ thái độ ngay lúc đó. Cho đến khi mẹ chồng trở về quê, tôi mới bảo con gái lớn mang đi vứt, chỉ giữ lại một số búp bê hoặc đồ chơi mà tôi cảm thấy ổn đối với các con. Nhưng dĩ nhiên tôi sẽ xử lý vệ sinh sạch sẽ trước khi cho 2 nhóc sử dụng. Trước lời yêu cầu mang đồ chơi đi vứt, tôi cũng đoán được con sẽ có phản ứng mạnh.

- Con không chịu đâu, đây là quà bà nội tặng cho con và em, tại sao mẹ lại bảo con bỏ đi? Nếu bà biết bà sẽ buồn lắm mẹ ạ, tội bà lắm, mẹ cho tụi con chơi mẹ nhé!

Biết các con sẽ có tâm lý hoang mang, tôi không nạt nộ hay ra lệnh con làm theo ý mình, mà ngồi xuống và nhẹ nhàng giải thích cho con hiểu.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

- Mẹ không cấm các con chơi đồ chơi, nhưng mẹ sợ các con sẽ bị bệnh nếu như xài đồ cũ của người khác. Vì là đồ cũ nên sẽ chứa rất nhiều vi khuẩn. Quan trọng là các con không phù hợp với các đồ chơi sắc nhọn, có tính nguy hiểm như súng nước, thanh kiếm, cung tên,... này, đặc biệt là em Tom mới có 3 tuổi. Mẹ vẫn sẽ lựa chọn giữ lại những đồ chơi phù hợp, và buộc phải mang đi khử trùng sạch sẽ trước khi các con muốn sử dụng. Con hiểu ý mẹ không?

- Dạ vâng, con biết rồi mẹ ạ!

"Trộm vía" là cô con gái lớn của tôi luôn được vợ chồng nuôi dạy kỹ lưỡng nên bé khá hiểu chuyện. Chỉ cần giải thích, có sự hướng dẫn phù hợp trước mọi vấn đề thì con sẽ ngay lập tức ngoan ngoãn nghe lời bố mẹ. Tôi cũng không giấu diếm việc này, mà kể lại với chồng, đồng thời cũng điện về quê tâm sự với bà nội của mấy đứa nhỏ.

Ở trong tình huống như tôi, tôi không biết các bà mẹ khác sẽ lựa chọn cách giải quyết như thế nào, nhưng tôi luôn tin vào quan điểm và phương pháp nuôi dạy con của mình.

Tâm sự từ độc giả quynhmai...@gmail.com

Đa số trẻ nhỏ đều thích đồ chơi, thấy đồ chơi liền cảm thấy vui vẻ và vô cùng tò mò, muốn được khám phá nó. Tuy nhiên, không phải đồ chơi nào cũng phù hợp với trẻ. Vậy nên khi lựa chọn đồ chơi và cho con chơi, bố mẹ cần lưu ý một số điều quan trọng sau đây để đảm bảo an toàn và sự phát triển lành mạnh của con. 

- Chọn đồ chơi phù hợp với độ tuổi và khả năng của con: Điều quan trọng là lựa chọn những đồ chơi phù hợp với độ tuổi, sự phát triển và khả năng của con. Điều này giúp đảm bảo rằng con có thể tương tác và tận hưởng thời gian vui chơi một cách an toàn và phù hợp. Hãy đọc kỹ thông tin và hướng dẫn của nhà sản xuất để chọn đúng đồ chơi cho con.

- Kiểm tra đồ chơi trước khi cho con sử dụng: Một bước quan trọng là kiểm tra kỹ đồ chơi trước khi cho con sử dụng. Hãy kiểm tra xem có bất kỳ mảnh vỡ, sắc nhọn, phần nào có thể gây nguy hiểm, hoặc các phụ kiện nhỏ có thể khiến con dễ nuốt vào miệng không. Đồ chơi cũ, hỏng hóc, hoặc không an toàn nên được loại bỏ ngay lập tức.

- Theo dõi và giám sát con khi chơi: Dù cho con chơi trong nhà hay ngoài trời, việc giám sát và theo dõi con là rất quan trọng. Hãy đảm bảo rằng con chơi trong một môi trường an toàn, không có nguy cơ va chạm, té ngã hoặc ảnh hưởng bởi các vật thể có thể gây nguy hiểm. Đồng thời, hãy giúp đỡ và hướng dẫn con khi cần thiết để tránh các tai nạn không mong muốn.

- Đảm bảo an toàn với chất liệu và thành phần của đồ chơi: Chất liệu và thành phần của đồ chơi cũng cần được xem xét cẩn thận. Hãy chọn những đồ chơi được làm từ chất liệu an toàn, không chứa các chất độc hại như BPA, phthalate, chì và các chất gây dị ứng khác. Các tiêu chuẩn an toàn quốc gia cũng nên được tuân thủ.

- Hướng dẫn và khuyến khích tương tác: Đồ chơi không chỉ là công cụ giải trí, mà còn là một cách để con phát triển kỹ năng xã hội, trí tuệ và sáng tạo. Hãy khuyến khích con tương tác, thảo luận và chia sẻ với bạn bè hoặc thành viên trong gia đình khi chơi đồ chơi. Điều này giúp con rèn kỹ năng giao tiếp, hợp tác và tư duy logic.

- Bảo quản đồ chơi đúng cách: Để đảm bảo đồ chơi luôn mới và an toàn, hãy bảo quản chúng đúng cách sau khi sử dụng. Đặt đồ chơi ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp và đảm bảo rằng chúng không bị ướt, hủy hoặc bị hư hỏng. Hãy lưu ý cách bảo quản đồ chơi để tránh mất phụ kiện quan trọng, và đảm bảo độ bền của chúng.

- Thúc đẩy sáng tạo và khám phá: Đồ chơi có thể trở thành công cụ để khuyến khích sự sáng tạo, và khám phá của con. Hãy tạo cơ hội cho con tự do tưởng tượng và sáng tạo trong quá trình chơi. Đồ chơi xây dựng, mô hình hoặc đồ chơi có tính năng tương tác có thể giúp con phát triển khả năng tư duy, khám phá và giải quyết vấn đề.

- Sắp xếp đồ chơi cùng con: Dạy con cách sắp xếp đồ chơi ngăn nắp vào chỗ cũ sau khi chơi. Điều này giúp con phát triển kỹ năng tổ chức, tăng cường trách nhiệm và duy trì một môi trường sống gọn gàng. Hãy tạo ra một hệ thống hoặc không gian để con có thể tự do thực hiện việc này, và thúc đẩy sự tự quản lý.

- Tạo môi trường chơi đa dạng: Đồ chơi không chỉ giới hạn trong nhà mà còn có thể mở rộng ra ngoài trời. Hãy tạo ra một môi trường chơi đa dạng cho con, bao gồm cả các hoạt động ngoại khóa, trò chơi tập thể và khám phá tự nhiên. Điều này giúp con phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ.

- Tận hưởng thời gian chơi cùng con: Cuối cùng, bố mẹ hãy tận hưởng thời gian chơi cùng con. Đồ chơi không chỉ là một phương tiện giải trí cho con mà còn là cơ hội để bố mẹ tạo kết nối, chia sẻ niềm vui và xây dựng mối quan hệ gắn kết với con. Hãy tham gia vào trò chơi, thảo luận về nó và tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ cùng con.

Tóm lại, việc cho con chơi đồ chơi không chỉ đơn thuần là giải trí mà còn là một cách để phát triển và học hỏi. Bố mẹ cần lưu ý đảm bảo an toàn, chọn đúng đồ chơi, giám sát và tương tác tích cực với con. Qua đó, chơi đồ chơi sẽ trở thành một trải nghiệm bổ ích và thú vị cho cả con và gia đình.

Theo Trang Tri
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự mẹ bỉm