Nên làm gì khi trẻ bị viêm họng?

Linh San - Ngày 21/04/2022 15:59 PM (GMT+7)

Trẻ bị viêm họng thường có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường dễ để lại các biến chứng như viêm mũi, viêm tai, viêm phế quản hoặc trở thành viêm họng mạn tính. Để tránh những biến chứng gây nguy hiểm cho bé, cha mẹ cần phải xác định nguyên nhân, d

Trẻ bị viêm họng nguyên nhân do đâu?

Theo thống kê, khoảng 80% bé bị viêm họng là do yếu tố về virus và thời tiết. Đối với nhóm trẻ em, nguyên nhân thường hay gặp nhất là do virus có nhiều các nhóm khác nhau như các loại RSV Respiratory Syncytial Virus, sởi, cúm A hoặc cúm B.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến a classTextlinkBaiviet hrefhttps://eva.vn/lam-me/tre-bi-viem-hong-cach-dieu-tri-va-cham-soc-c10a391654.htmltrẻ bị viêm họng/a. (Ảnh minh họa)

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ bị viêm họng. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác đến từ môi trường sống như thay đổi thời tiết đột ngột lúc giao mùa, thời tiết lạnh, đồ ăn kích thích hoặc dị ứng... Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân khác do nhiễm khuẩn. Đây là 3 nhóm nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm họng ở trẻ.

Dấu hiệu trẻ bị viêm họng

- Đối với nguyên nhân do môi trường hoặc dị ứng do thời tiết: Biểu hiện thường có là chảy nước mũi, hắt hơi, ngạt mũi, sau đó là sốt. Sốt do virus cũng có các biểu hiện khác nhau tùy theo từng chủng virus. Những chủng này có thể gây sốt cao như cúm trong khoảng 3-5 ngày. Kèm theo đó là hiện tượng khiến trẻ bị hắt hơi, chảy mũi trong.

Tiếp theo là kèm ho ở trẻ, một vài ngày sau sẽ chuyển thành ho có đờm. Tuy vậy, số thường sẽ cắt trong khoảng 2-3 ngày và các triệu chứng ho ở trẻ sẽ hết trong khoảng 1 tuần.

- Đối với nguyên nhân do nhiễm khuẩn: Biểu hiện thường là hắt hơi, sổ mũi, bắt đầu bằng những cơn ho, kém ăn, quấy khóc và sốt. Với trẻ lớn, có thể đau họng rồi mới sốt. Tùy từng vi khuẩn sẽ có những biểu hiện sốt khác nhau, vi khuẩn gây viêm nhiều sẽ sốt cao hơn so với vi khuẩn gây viêm, chỉ sốt nhẹ.

Khi đi khám, biểu hiện của 2 nhóm bệnh này cũng khác nhau:

- Khi trẻ bị viêm họng do virus, đi khám sẽ thấy họng đỏ, xung huyết hoặc có thêm chút dịch trong từ mũi chảy xuống.

- Khi trẻ bị viêm họng do vi khuẩn sẽ thấy họng trẻ đỏ rực và xuất hiện chấm xuất huyết. Giai đoạn sau có trường hợp trẻ viêm họng bị amidan viêm mủ kèm theo.

Viêm họng dễ khiến trẻ bị sốt. (Ảnh minh họa)

Viêm họng dễ khiến trẻ bị sốt. (Ảnh minh họa)

Vì sao trẻ hay bị viêm họng tái đi tái lại?

Trẻ bị viêm họng tái đi tái lại nhiều lần có thể xuất phát từ nguyên nhân như:

- Chưa điều trị dứt điểm đợt viêm họng cấp: Đây có thể là nguyên nhân chính khiến tình trạng viêm họng của trẻ hay tái phát, đồng thời dễ khiến viêm họng cấp trở thành bệnh mãn tính và gây nên các biến chứng như viêm xoang, viêm phế quản, viêm tai giữa cấp...

- Do dị ứng: Đây thường là căn bệnh có tính chất tiền sử gia đình. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như do môi trường sống ô nhiễm ngay gần các khu công nghiệp, sự thay đổi về thời tiết.

- Do quá nhiều chủng vi khuẩn, virus gây bệnh viêm họng: Khi trẻ vừa điều trị xong loại virus này lại bị nhiễm tiếp virus khác ngay tại thời điểm sức đề kháng của cơ thể đang bị suy giảm.

- Do bị lây nhiễm: Trẻ bị viêm họng tái đi tái lại có thể là do sinh hoạt cùng các thành viên trong gia đình bị bệnh, lây chéo từ người này sang người khác. Đặc biệt, một số gia đình là khi có người bị ốm thì thường đóng kín cửa để tránh gió cho người bệnh khiến bệnh nhanh lây nhiễm hơn.

- Do các nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân trên, còn có một số nguyên nhân khác như:

+ Ảnh hưởng của viêm xoang mãn tính: Khi bị viêm xoang mãn tính sẽ khiến cho dịch tiết bị chảy xuống cổ họng. Virus và vi khuẩn trong dịch tiết gây viêm mãn tính ở hầu họng.

+ Thói quen xấu: Khi cho trẻ ra ngoài vào sau 8h tối, trẻ rất dễ bị nhiễm lạnh hoặc đến những chỗ đông người cũng có thể bị nhiễm bệnh từ người khác.

+ Bất thường ở cấu trúc mũi: Một số trẻ bị dị hình tại vách ngăn mũi cũng có thể gây nên sự bất thường trong lưu thông dịch tiết khiến cho dịch chảy ngược về phía sau thành họng, gây viêm họng tái đi tái lại ở trẻ.

Cách điều trị khi trẻ bị viêm họng

Đối với bất cứ trường hợp trẻ bị viêm họng, đặc biệt là các bé sơ sinh, mẹ nào cũng cần phải tìm ra các nguyên nhân khiến bé bị đau họng và có cách chữa trị cho phù hợp. Tùy theo từng tình trạng của bệnh sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Nếu trẻ bị viêm họng nặng hoặc viêm họng tái đi tái lại nhiều lần, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện khám và điều trị. Nếu bé bị viêm họng nhẹ, có thể dùng một số cách điều trị tại nhà sau đây.

Điều trị viêm họng bằng thuốc (dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ)

- Các loại thuốc giảm đau: Khi trẻ bị viêm họng sốt có thể dùng các loại thuốc giảm đau như Ibuprofen hoặc Acetaminophen để giảm đau, hạ sốt.

- Các loại thuốc xịt: Có tác dụng tương tự như các viên ngậm làm mát cổ họng. Nó có công dụng giảm đau nhanh, tạm thời giúp bé đỡ rát và khó chịu tại vùng cổ họng.

- Các loại viên ngậm: Trường hợp bé bị viêm họng và ho nhiều lần, mẹ có thể dùng viên ngậm để giảm nhanh những cơn đau họng, giúp bé cảm thấy dễ chịu, giảm đau rát và khó chịu. Mặc dù vậy, nó không có công dụng chữa khỏi viêm họng ở trẻ và chỉ nên áp dụng đối với trẻ trên 1 tuổi.

Dùng thuốc điều trị viêm họng cần có sự chỉ định của bác sĩ. (Ảnh minh họa)

Dùng thuốc điều trị viêm họng cần có sự chỉ định của bác sĩ. (Ảnh minh họa)

Điều trị viêm họng cho bé bằng dân gian

- Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C: Khi trẻ bị viêm họng, mẹ nên tăng cường bổ sung thêm các loại rau củ, hoa quả tự nhiên để tăng đề kháng.

- Dùng mật ong: Mật ong có công dụng sát khuẩn rất tốt, phù hợp dùng cho trẻ trên 1 tuổi bị viêm họng, đau rát cổ họng. Mẹ có thể pha nước ấm, cùng một thìa cà phê mật ong, 1 lát gừng hoặc chanh để bé uống hàng ngày đến khi khỏi bệnh.

- Những món canh và súp: Khi viêm họng, bé rất khó khăn khi ăn uống, thường ăn vào là nôn. Do vậy, những món canh thanh mát từ bầu bí, rau đay sẽ giúp làm giảm ho, bớt đau rát họng, đồng thời cũng rất dễ nuốt, dễ ăn.

- Bổ sung nhiều nước: Hàng ngày, mẹ cần cho bé uống đầy đủ nước, đặc biệt là khi bé sốt cao. Nước sẽ giúp làm trơn và tạo lớp màng nhầy để bảo vệ họng, phổi, làm giảm đau rát họng, đồng thời nhanh chóng hạ sốt cho bé.

Bổ sung thêm nước bằng cách cho bé bú sẽ giúp giảm tình trạng viêm họng. (Ảnh minh họa)

Bổ sung thêm nước bằng cách cho bé bú sẽ giúp giảm tình trạng viêm họng. (Ảnh minh họa)

- Súc miệng bằng nước muối: Mẹ có thể dùng nước muối sinh lý pha cùng nước ấm khuấy đều và cho bé súc miệng hàng ngày.

- Dùng máy phun sương: Sẽ giúp tạo độ ẩm không khí, giúp bé dễ ngủ, dịu họng hơn.

- Sử dụng bài thuốc dân gian: Có 2 bài thuốc dân gian mà mẹ có thể sử dụng khi bé bị viêm họng như:

+ Bài thuốc 1: Dùng lá chanh, hoa đu đức rửa sạch, vẩy khô rồi thái nhỏ. Cho thêm chút đường phèn, cho vào bát và hấp cách thủy. Chỉ dùng phần nước cốt, pha loãng với chút nước ấm và cho trẻ uống liên tục 2 tiếng/ 4 thìa cà phê. Uống trong 5 ngày liên tiếp.

+ Bài thuốc 2: Dùng lá húng chanh, quất thái mỏng và đường phèn mang hấp cách thủy. Chỉ lấy phần nước cốt pha thêm chút nước ấm và cho trẻ uống hàng ngày.

Phòng tránh trẻ bị viêm họng

- Vệ sinh thường xuyên tai mũi họng hàng ngày cho trẻ.

- Tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên giúp tránh tiếp xúc vi khuẩn.

- Hạn chế đưa trẻ ra ngoài khi giao mùa, thời tiết thay đổi.

- Thay bàn chải đánh răng mới sau khi trẻ bị viêm họng đã khỏi bệnh để ngăn ngừa sự quay trở lại của vi khuẩn.

- Không cho bé ăn những đồ ăn lạnh như uống nước lạnh, kem...

- Nếu bị viêm họng, mẹ không nên cho bé ăn những thực phẩm có thể gây tăng tiết dịch đờm, ho như: nước mía, hải sản, đồ chiên, nước dừa...

- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng, tránh khu vực khói bụi, đông người.

Trường hợp trẻ bị viêm họng cần đưa ngay đến bệnh viện

- Khi trẻ có dấu hiệu bị sốt, với trẻ dưới 3 tháng tuổi sốt 38 độ C. Trẻ từ 3-6 tháng tuổi sốt từ 38,3 độ C và trên 39 độ C với trẻ trên 6 tháng tuổi.

- Khi bị viêm họng, bé thường quấy khóc, bú kém, chán ăn nên thường bị nhầm tưởng với một số dấu hiệu khác. Vì thế, nếu bé sốt cao và nhịp thở nhanh, chảy dãi nhiều cần phải đưa bé đi khám ngay.

- Nếu bé bị đau cổ họng kéo dài hơn 1 tuần cũng cần phải đi khám.

- Nếu nhận thấy hai bên amidan của trẻ bị sưng to, nặng có thể có mủ hoặc màu trắng trên bề mặt cha mẹ cũng cần lưu ý.

- Nếu trên cơ thể bé xuất hiện các nốt phát bên thì nhanh chóng đến gặp bác sĩ ngay.

- Đưa trẻ đến bệnh viện nếu thấy bé có biểu hiện nôn ói, khó thở.

Bé viêm họng sốt cao liên tục phải làm sao?
Bé viêm họng sốt cao liên tục sẽ khiến bé cảm thấy mệt mỏi, quấy khóc và nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Vậy khi...

Trẻ nhỏ và bệnh thường gặp

Linh San Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Viêm họng