Chị Triệu nghe lời mẹ rằng con ăn ngon ngủ tốt nên yên tâm để bà chăm 1 tháng. Lúc về đến nhà thì không thể ngờ.
Nuôi con chưa bao giờ là dễ dàng bởi không phải những đứa trẻ béo thì sẽ là khỏe mạnh và không phải đứa trẻ nào gầy cũng là yếu ớt. Bên cạnh đó, quan điểm nuôi dạy trẻ của thế hệ xưa khác xa so với hiện nay. Thậm chí một số bác sĩ nhi khoa còn cho rằng có nhiều quan niệm chăm trẻ lỗi thời cần phải lược bỏ vì nguy hại sức khỏe cho bé.
Con gái chị Triệu (Trung Quốc) năm nay lên 1 tuổi, là một cô bé vô cùng dễ thương. Chị Triệu bế con đi đến đâu cũng được mọi người khen hết lời bởi bé sở hữu gương mặt xinh xắn, đáng yêu.
Do điều kiện kinh tế không cho phép, chị Triệu muốn cai sữa cho con nhưng không thuê được người trông dùm nên đành gửi con về bà ngoại ở quê chăm sóc một thời gian.
Mặc dù rất nhớ con nhưng trong suốt 1 tháng, chị Triệu không dám về thăm vì sợ bé theo mẹ. Thêm vào đó, bà ngoại bé luôn điện lên và thông tin rằng bé ăn khỏe, ngủ tốt nên chị chẳng phải lo gì.
Thế nhưng, ngày về quê thăm con sau 1 tháng gửi cai sữa, chị Triệu suýt ngất và không nhận ra con gái xinh của mình ngày nào. Gương mặt bé không chỉ to ra mà hai má phúng phính toàn thịt, toàn phần đầu to trông thấy. Chị hốt hoảng hỏi mẹ liệu có phải bé mắc bệnh?
Chị Triệu đã bị sốc khi nhìn thấy con gái của mình.
Bé không còn là cô bé nhỏ nhắn, xinh xắn ngày nào nữa mà đã quá béo.
Xem thêm: 10 tháng tuổi nhưng bé Luis đã nặng 28 kg, tương đương với đứa trẻ 9 tuổi. Mẹ bé không nghĩ con mình béo phì mà chỉ nghĩ "do sữa mình tốt".
”Mẹ chị Triệu khẳng định là không mà đó là "thành quả" sau bao ngày bà chăm bẵm. Chẳng là bà chỉ có chị Triệu là con gái duy nhất, cô bé cũng là cháu ngoại duy nhất của bà. Vì vậy từ ngày cháu về ở bà vô cùng vui sướng, có bao nhiêu thức ăn ngon đều mua về bồi bổ cho bé. Được cái, đứa trẻ cũng rất dễ nết trong chuyện ăn uống nên bao nhiêu thức ăn bà đưa cho đứa bé đều chén sạch.
Nghe lời giải thích từ mẹ, chị Triệu vô cùng tức giận và nói rằng con mình khả năng sẽ bị béo phì. Việc này không hề tốt cho đứa trẻ mà còn khiến bé dễ mắc các bệnh khác. Chị Triệu cảm thấy mình có một khoảng cách khá lớn trong cách nuôi dạy con so với mẹ nên không thể tiếp tục để con gái ở lại đây thêm ngày nào được nữa. Bây giờ đứa trẻ mới hơn 1 tuổi đã bị như thế này, chị không hình dung ra tương lai phía trước được nữa.
Những nguy hại khi trẻ bị béo phì
Béo phì làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh tật, gây tổn hại đến nhiều cơ quan trong cơ thể như:
- Khung xương: Với cân nặng quá mức sẽ tăng gánh nặng lên bộ xương của đứa trẻ béo phì, từ đó dễ dẫn đến biến dạng các chi dưới và cần có sự chỉnh hình. Ngoài ra do trọng lượng cơ thể tăng sức đè lên các khớp ở vùng lưng, đầu gối,... làm cho các khớp nhanh lão hóa.
- Hệ tim mạch: Béo phì làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, hẹp tắc động mạch chi.
- Hệ hô hấp: Một trong những hội chứng dễ gặp khi bị béo phì đó là bệnh ngừng thở khi ngủ, một biến chứng rất nguy hiểm.
(Ảnh minh họa)
Làm thế nào để trẻ không bị béo phì?
Điều cần thiết là phải điều chỉnh chế độ ăn hợp lý. Nguyên tắc chính để điều trị thừa cân béo phì ở trẻ em là điều chỉnh chế độ ăn kết hợp với hoạt động thể lực. Nên hạn chế các loại bánh kẹo, đường, mật, sữa đặc có đường, sữa béo nhưng có thể uống sữa gầy (sữa bột tách bơ).
Khi chế biến thức ăn nên làm các món hấp, luộc, hạn chế món quay, xào, rán. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả ít ngọt. Cần có chế độ ăn điều độ, không ăn quá no, không được bỏ bữa, không để trẻ quá đói, ăn nhiều vào buổi sáng, không nên ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Đồng thời, cha mẹ cần khuyến khích trẻ tham gia các môn thể dục thể thao như chạy, bơi, nhảy dây, đi bộ... hạn chế xem tivi, chơi điện tử. Cần lưu ý, thường xuyên theo dõi cân nặng, chiều cao, khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ và thời gian hoạt động của trẻ.
Hệ nội tiết, chuyển hóa: Tình trạng kém dung nạp glucose, kháng insulin, nặng hơn là bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, tăng acid uric gây bệnh gút.
Tâm sinh lý: Trẻ mắc bệnh béo phì sẽ dễ mắc trầm cảm, tự ti, khó hòa nhập cộng đồng.
Trẻ béo phì sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như: ung thư thực quản, trực tràng, vú...