Trẻ sơ sinh khóc đêm nhiều, liên tục sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ và cân nặng của bé yêu. Khi con có hiện tượng khóc nhiều về đêm bố mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân con khóc để có cách khắc phục phù hợp, hiệu quả nhất.
Trẻ sơ sinh khóc đêm hay còn gọi là khóc dạ đề là là hiện tượng bé khóc, khó ngủ, không ngủ sâu ngủ yên hoặc đang ngủ giật mình tỉnh dậy khóc thét lên.
Trẻ khóc đêm thường hay ưỡn người, trán đổ nhiều mồ hôi và có biểu hiện khóc dữ dội, toàn thân đỏ ửng, lưng cong, chân co về phía bụng căng cứng và tay nắm chặt.
Các nguyên nhân trẻ sơ sinh khóc đêm
1. Bé bị đói
Trẻ sơ sinh bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, và dạ dày của bé rất nhỏ, thức ăn là chất lỏng nên bé đói nhanh và đói sau khoảng từ 2 - 3 giờ sau cữ bú. Do đó nhu cầu về dinh dưỡng, sữa mẹ của bé sẽ tăng lên mỗi ngày. Bé chỉ có thể ngủ ngon, dễ ngủ khi được bú no, bú lượng sữa vừa đủ.
Mẹ theo dõi thời gian bé bú và nếu thấy bé quấy khóc, thức dậy sau thời gian bú khoảng 2 tiếng có thể bé bị đói.
Trẻ bị đói, bé sẽ khó ngủ, khóc đêm nhiều (Ảnh internet)
Mẹo chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh bị đói:
- Mẹ cho bé bú thường xuyên, bú đủ lượng sữa bé cần.
- Khi con có dấu hiệu tỉnh giấc quấy khóc do đói sữa, mẹ cho bé bú ngay. Cách này cũng giúp bé dễ ngủ, ngủ lại ngay sau đó.
- Mẹ không nên cho bé bú quá no, khiến bé đầy bụng khó ngủ hoặc dễ bị nôn trớ.
2. Trẻ sơ sinh khóc đêm do buồn ngủ
Trẻ sơ sinh sẽ có thời gian ngủ nhiều hơn thức, nếu mẹ thấy mí mắt bé sụp xuống, bé ngáp ngủ liên tục, tay chà dụi vào mắt và quấy khóc liên tục là dấu hiệu con đã buồn ngủ.
Trẻ sơ sinh khó ngủ, ngủ không đủ giấc là nguyên nhân khiến bé khóc đêm nhiều hơn, dễ tỉnh giấc do ngủ chưa đủ giấc, thiếu ngủ. Tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ hình thành thói quen xấu, bé ngủ không đúng giờ giấc ảnh hưởng đến sự phát triển, con cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.
Cách làm trẻ sơ sinh hết khóc đêm do buồn ngủ:
- Mẹ tập thói quen ngủ đúng giờ cho bé, hạn chế ngủ ngày nhiều.
- Để con ngủ trong phòng ngủ yên tĩnh, thoáng đãng, tránh tiếng ồn từ bên ngoài.
- Mẹ hát ru cho bé ngủ hoặc ngủ cùng bé tạo cảm giác an toàn cho con.
- Vỗ về, ôm lấy bé.
- Cho bé bú nếu bé bú trước đó được hơn 1 tiếng đồng hồ.
3. Bé bị ốm
Bé bị ốm, cảm cúm, sốt, ho… là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khóc đêm nhiều, khó ngủ hơn. Sức đề kháng của bé lúc này kém hơn, những triệu chứng của bệnh khiến con mệt mỏi, khó ngủ, khóc đêm nhiều hơn.
Với trường hợp này, mẹ cần phải lưu ý theo dõi và quan sát nếu con khóc quá nhiều kèm theo sốt cao, bỏ ăn mẹ nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra sớm.
Các triệu chứng của ốm như sốt, mệt mỏi, ho… khiến bé khó ngủ, khóc đêm nhiều (Ảnh internet)
Mẹo trị trẻ sơ sinh khóc đêm do ốm sốt
- Mẹ áp dụng cách cách hạ sốt cho bé như: Đắp khăn ấm lên trán bé, cho bé bú, để trẻ nghỉ ngơi…
- Chia nhỏ các cữ bú, bổ sung đủ lượng sữa mẹ cho bé, giúp bé tăng cường sức đề kháng dễ ngủ.
- Đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra và được hạ sốt, điều trị khỏi bệnh nhanh nếu bé bệnh nặng.
4. Tã, chăn ga ẩm ướt
Bé sơ sinh khó có thể ngủ ngon nếu tã quần, chăn ga giường ẩm ướt và bẩn. Chúng sẽ khiến bé khó chịu, khó ngủ và lạnh hoặc dị ứng, ngứa ngáy vùng bẹn, mông nếu tã bỉm, chăn ga bẩn, ướt để lâu không được thay ngay.
Nguyên nhân này khiến trẻ sơ sinh hay khóc đêm, khó ngủ nếu không được thay đồ mới, sạch sẽ.
Cách làm trẻ sơ sinh hết khóc đêm:
- Mẹ thường xuyên kiểm tra tã bỉm, chăn ga nếu thấy bé đi tiểu đầy tràn ra ngoài bỉm phải thay ngay và thay bỉm tã theo giờ quy định.
- Mặc quần áo thoáng mát, chất liệu cotton cho bé.
- Chăn ga giường phải đảm bảo sạch sẽ, không ẩm ướt để bé ngủ ngon, ngủ sâu giấc.
5. Trẻ sơ sinh khóc đêm do ngủ một mình
Với những bé sơ sinh ngủ riêng ngay từ đầu, bé rất dễ khóc đêm do cảm giác lo sợ, giật mình khi không có bố mẹ ở bên. Tình trạng này sẽ diễn ra thường xuyên ở những ngày đầu bé tập ngủ riêng.
Ngủ một mình, không có bố mẹ ở bên bé sẽ có cảm giác bất an, ngủ hay giật mình khóc thét (Ảnh internet)
Còn với những bé ngủ với bố mẹ, do quen được bố mẹ ôm vỗ về khi không cảm nhận được hơi ấm của bố mẹ, bé rất dễ giật mình thảng thốt, khóc đêm nhiều. Nguyên nhân này khá phổ biến gây lên tình trạng trẻ khóc đêm nhiều.
Mẹo khóc đêm cho trẻ sơ sinh
- Mẹ nên vỗ về, ôm con ngủ tạo cảm giác an toàn, yên tâm cho bé.
- Bật những bài nhạc nhẹ nhàng, du dương cho bé dễ ngủ, ngủ sâu tránh tỉnh giấc khi ngủ, khóc đêm nhiều.
- Với trẻ sơ sinh ngủ riêng, mẹ nên thường xuyên vào thăm kiểm tra con, vỗ về, an ủi khi bé khóc đêm. Tránh để bé khóc lâu, nôn trớ hoảng sợ khi ngủ.
6. Trẻ sơ sinh khóc đêm do tiếng ồn
Tiếng ồn bên ngoài như: Tiếng nói chuyện, xe cộ, tivi, loa đài, tiếng chó sủa… là nguyên nhân khiến bé khó ngủ, dễ khóc đêm và hay bị thức giấc khi ngủ. Những tác động bên ngoài này sẽ khiến bé bị giật mình khi ngủ và khóc thét, có cảm giác bất an, lo sợ.
Do đó, các chuyên gia luôn khuyên mẹ tạo môi trường, phòng ngủ yên tĩnh, thoáng đãng cho bé dễ ngủ, ngủ ngon nhất.
Cách làm trẻ sơ sinh hết khóc đêm do tiếng ồn:
- Mẹ đảm bảo khi bé ngủ không tạo ra tiếng ồn ào nào.
- Cho bé ngủ trong phòng yên tĩnh, tránh tiếng ồn.
- Trong lúc bé ngủ hoặc ngủ lại sau khi tỉnh giấc mẹ cần đảm bảo đi lại, nói chuyện nhẹ nhàng, tránh rơi vỡ đồ đạc làm bé giật mình khó ngủ.
7. Phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạnh
Nhiệt độ trong phòng ngủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh. Nếu nhiệt độ mùa hè trong phòng quá nóng hoặc nhiệt độ mùa đông trong phòng quá lạnh sẽ khiến bé khó ngủ, quấy khóc nhiều hơn do khó chịu, bí bách trong người.
Bé chỉ có thể ngủ ngon, giấc ngủ sâu và ít khóc đêm khi nhiệt độ phòng ngủ đảm bảo, vừa vặn không quá nóng quá lạnh để bé ngủ ngon hơn.
Mẹo trị trẻ sơ sinh khóc đêm do nhiệt độ trong phòng
- Mẹ điều chỉnh nhiệt độ điều hòa hoặc quạt gió, sưởi phù hợp, mức nhiệt tốt nhất cho giấc ngủ của bé.
- Mẹ không nên mặc quá nhiều đồ cho bé, đắp chăn gối nặng khiến bé khó ngủ, khó chịu.
- Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ trong phòng, tránh để bé quá nóng, quá lạnh khó ngủ, khóc đêm nhiều.
8. Bé bị dị ứng
Bé bị dị ứng thời tiết, nóng phát ban, dị ứng sữa tắm hoặc dị ứng với sữa ngoài (trường hợp mẹ không đủ sữa cho bé bú). Những vết mẩn đỏ kèm theo triệu chứng ngứa rát, khó chịu là nguyên nhân bé khóc đêm, khó ngủ do da bị dị ứng.
Dị ứng khiến bé khó ngủ, cáu gắt, khóc nhiều (Ảnh internet)
Da trẻ nhỏ rất nhạy cảm do đó mẹ tránh để bé bị phát ban, nổi mẩn đỏ do dị ứng các loại nước tắm, đồ ăn, thời tiết…
Cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm do dị ứng:
- Không tắm các nước nước tắm bằng lá, sữa tắm cho trẻ sơ sinh.
- Khi thời tiết thay đổi, oi nóng mẹ không nên đưa bé ra ngoài, tránh dị ứng thời tiết.
- Mẹ không đủ sữa, ít sữa trước khi cho bé uống sữa công thức mẹ nên tham khảo kiến bác sĩ.
9. Trẻ sơ sinh khóc đêm do đau bụng
Đau bụng là nguyên nhân trẻ sơ sinh hay khóc đêm kéo dài. Đau bụng đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau do hệ tiêu hóa của bé không hoạt động tốt gặp các vấn đề về đường ruột.
Trường hợp trẻ bị đau bụng, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác và cách giảm đau, phục hồi tình trạng sức khỏe sớm cho bé.
Cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm do đau bụng:
- Chế độ dinh dưỡng của mẹ phải đảm bảo đủ chất, ăn các thực phẩm sạch, lợi sữa, kiêng ăn đồ hải sản, cay nóng không tốt cho tuyến sữa, trẻ dễ bị táo bón, đau bụng…
- Đưa trẻ đi khám thường xuyên, theo lịch hẹn của bác sĩ để phát hiện và điều trị bệnh sớm nếu bé có dấu hiệu đau bụng.
Trẻ sơ sinh khóc đêm do đau bụng mẹ nên lưu ý đưa trẻ đi bệnh viện khám (Ảnh internet)
10. Trẻ ăn quá no
Sai lầm của mẹ trong cách cho trẻ bú là bú quá no vào buổi tối khiến bé đầy bụng, khó ngủ dễ khóc đêm. Tình trạng trẻ bú nhiều sữa sẽ gây khó chịu ở bụng con trong một thời gian, bé buồn ngủ, khó chịu bụng con sẽ khó ngủ, khóc gắt ngủ nhiều hơn.
Trẻ bú quá no vào buổi tối dễ dẫn đến tình trạng nôn và trớ sữa khi khóc.
Mẹo trị khóc đêm ở trẻ do ăn quá no:
- Buổi tối trước khi đi ngủ mẹ không nên cho bé bú quá no.
- Không nên cho bé ngủ ngay sau bú.
- Sau khi bú mẹ có thể massage nhẹ nhàng chân tay, bụng, lưng để bé dễ ngủ, ngủ ngon không khóc đêm.
11. Trẻ khóc đêm do mẹ sử dụng chất kích thích
Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ có sử dụng các thực phẩm đồ uống có chất kích thích như: Cafein, thuốc lá, rượu, bia, trà, nước ngọt có ga… Các chất kích thích này tác động vào sữa mẹ, khiến chất lượng sữa mẹ giảm, bé khó ngủ, mất ngủ kéo dài.
Cách chữa mất ngủ ở trẻ sơ sinh do mẹ sử dụng chất kích thích:
- Mẹ không sử dụng bất kỳ chất kích thích nào để đảm bảo nguồn sữa tốt nhất, bé ăn ngon, ngủ ngon.
- Tránh để trẻ tiếp xúc, chơi đùa trong môi trường có khói thuốc lá.
Trẻ sơ sinh khóc đêm đến từ nhiều nguyên khác nhau, do đó bố mẹ nên tìm hiểu và áp dụng những cách, mẹo trị khóc đêm ở bé sơ sinh hiệu quả. Giúp con ngủ ngon, tăng trưởng về chiều cao cân nặng và khỏe mạnh, bố mẹ cũng sẽ nhàn hơn khi biết cách chăm con đúng cách.