Rất nhiều bà mẹ trẻ mặc dù đã đặt vòng tránh thai nhưng vẫn có bầu ngoài ý muốn. Nguyên nhân do những thủ phạm sau đây!
Hiện nay có rất nhiều loại vòng tránh thai, phổ biến nhất là vòng tránh thai chữ T. Nguyên tắc hoạt động của vòng trái thai là tạo nên sự thay đổi trong môi trường của nội mạc tử cung để ngăn không cho tinh trùng vào tử cung gặp trứng, ngăn cản trứng làm tổ ở đây. Đây là phương pháp an toàn, tính hiệu quả, đơn giản và kinh tế cao.
Mặc dù được nhiều chị em lựa chọn để tránh thai nhưng biện pháp này vẫn khiến một số mẹ trẻ bị đau bụng kinh hoặc ra máu nguyệt san nhiều hơn. Bên cạnh đó, một số chị em bị mang thai ngoài ý muốn do các thủ phạm sau:
Vòng tránh thai bị tụt 1 phần hoặc tụt hoàn toàn khỏi tử cung
Khi đưa vòng tránh thai - một vật lạ vào tử cung thì tử cung sẽ phản ứng lại bằng cách co thắt để đẩy vòng ra ngoài. Đây là phản ứng bình thường, do vòng chưa thích ứng với tử cung, dẫn đến hiện tượng tụt vòng. Hiện tượng này thường diễn ra trong thời gian đầu đặt vòng, đặc biệt là trong tuần đầu tiên. Lúc này, chị em có thể gặp phải triệu chứng như đau bụng, đau lưng...
Hiện nay có rất nhiều loại vòng tránh thai, phổ biến nhất là vòng tránh thai chữ T (Ảnh minh họa)
Nhiều số liệu cho thấy, 2-10% vòng tránh thai khi đặt trong tử cung có thể tụt một phần hoặc tụt hoàn toàn khỏi môi trường này. Điều này khiến một số chị em mặc dù đặt vòng vẫn có thể mang thai.
Vì thế, để vòng tránh thai dần tương thích với tử cung, không bị tụt ra ngoài, chị em nên nghỉ ngơi ít nhất 2 ngày, không làm việc nặng ít nhất một tuần sau đặt vòng. Sau 2 tuần bạn mới quan hệ tình dục trở lại, chú ý nhẹ nhàng. Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường, chị em cần đến ngay bệnh viện để thăm khám, xử trí ngay.
Nếu lo lắng vòng tránh thai bị tụt ra ngoài, bạn có thể tự kiểm tra tại nhà bằng cách dùng tay vệ sinh sạch sẽ đặt vào âm đạo để cảm nhận vị trí, độ dài của dây so với ban đầu. Nếu dây dài hoặc ngắn hơn so với lúc đầu, tức là vòng bị lệch. Nếu không sờ thấy dây, có khả năng dây bị tụt khỏi vị trí đặt vòng. Nếu sờ thấy dây nhưng dây bị đứt, đó là dấu hiệu bất thường, chị em cần đến ngay bệnh viện để được hỗ trợ.
Vợ chồng quan hệ tình dục lúc vòng tránh thai chưa hoạt động
Thời gian đầu sau khi đặt vòng, có thể tử cung vẫn chưa thích nghi hoàn toàn nên chị em bị đau bụng, rong huyết, "chuyện vợ chồng" cũng bị ảnh hưởng.
Các sĩ khuyên trong khoảng thời gian 3-7 ngày sau đặt vòng, vợ chồng tốt nhất nên tránh quan hệ hoặc nên sử dụng thêm biện pháp tránh thai hỗ trợ khác như bao cao su vì vòng tránh thai có thể chưa phát huy tác dụng.
Vòng tránh thai hết hạn cần thay mới
Có lẽ ít phụ nữ đã biết, tùy theo mỗi loại vòng tránh thai mà cũng có thời gian sử dụng nhất định. Thông thường vòng tránh thai nội tiết có hạn sử dụng là khoảng 5 năm, sau thời gian này cần thay vòng mới để nâng hiệu quả ngừa thai.
Có lẽ ít phụ nữ đã biết, tùy theo mỗi loại vòng tránh thai mà cũng có thời gian sử dụng nhất định (Ảnh minh họa)
Làm sao để tránh có bầu sau khi đã đặt vòng tránh thai?
- Mặc dù đã đặt đúng vị trí, tuân thủ đầy đủ các lưu ý khi sử dụng, để ngừa thai hiệu quả, tránh việc mang bầu ngoài ý muốn sau khi đặt vòng tránh thai, chị em nên thường xuyên khám phụ khoa, siêu âm tử cung đều đặn 2 lần/năm tránh việc vòng bị sai lệch, nằm sai chỗ.
- Chú ý đến hạn sử dụng của vòng. Hết hạn nên cần gỡ bỏ, thay thế bằng dụng cụ mới.
- Mặc dù đặt vòng tránh thai, bạn có thể sử dụng thêm bao cao su để bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STDs) bởi vòng không có công dụng này.