3 vị thuốc, món ăn giúp phụ nữ sau sinh nhanh hết sản dịch

Ngày 24/09/2023 16:00 PM (GMT+7)

Sau khi sinh con, cơ thể sản phụ sẽ tự đào thải sản dịch ra ngoài. Nhưng nếu cơ thể không thải trừ hết, sau một thời gian 'thấm ngược' trở lại, vào hệ thống kinh lạc - mạch máu gây hại. Đông y có một số vị thuốc, món ăn giúp đẩy nhanh quá trình này.

1. Nguyên nhân khiến sản dịch không thải trừ hết

Sản dịch Đông y thường gọi là ác huyết, ác lộ hoặc huyết hôi. Triệu chứng thường thấy của bệnh hậu sản: Chân tay lạnh, cơ thể hàn lạnh, đau nhức cơ thể, suy nhược, kinh nguyệt rối loạn, rụng tóc, tụt huyết áp, rối loạn nội tiết...

Một số nguyên nhân chính khiến ác huyết không thải trừ hết:

- Sinh con vào mùa lạnh, mùa mưa khiến hàn khí, thấp khí gây tổn hại đến chính khí của cơ thể gây khí cơ trở trệ làm cho ác huyết không được thải ra ngoài.

- Sau sinh tâm lý của sản phụ thường hay căng thẳng, buồn rầu, uất giận khiến cho khí cơ uất kết, khí huyết không lưu thông tốt cũng làm ảnh hưởng đến đào thải ác huyết.

- Sau sinh sản phụ không được chăm sóc tốt, nhiễm phải gió lạnh, dầm nước, làm việc nặng nhọc, ăn uống đồ hàn lạnh, đồ ăn khó tiêu nệ trệ làm tăng tình trạng ứ huyết, ác huyết khó trừ.

- Dùng các loại thuốc tây, thuốc bắc không phù hợp trong lúc mang thai làm tăng khả năng ứ huyết bên trong cơ thể.

Nghệ phá huyết ứ rất mạnh giúp sản phụ nhanh hết sản dịch.

Nghệ phá huyết ứ rất mạnh giúp sản phụ nhanh hết sản dịch.

2. Món ăn giúp sản phụ nhanh hết sản dịch

2.1. Nghệ

Đông y gọi là khương hoàng.

Tính vị: Vị cay, đắng, tính ôn.

Công năng: Phá huyết ứ rất mạnh, bên trong vào can tỳ, bên ngoài thông tới các chi, hoạt huyết thông lạc, tán ứ, chỉ thống, sinh cơ (lên da non).

Cách dùng: Nghệ tươi 5-7 củ, rửa sạch, thái nhỏ bỏ vào xoong nấu lấy nước, chia ra uống từ 2 - 3 lần/ngày. Nấu uống đặc từ 5-7 ngày sau sinh để trục ứ huyết. Sau đó giảm lượng nghệ hoặc nấu loãng ra, có thể ngâm mật ong để tác dụng của nghệ chậm lại từ từ, uống trong 1 tháng sau sinh.

Lưu ý: Sau khi dùng nghệ để trục ứ phải chú ý bồi bổ khí huyết bằng các món như bồ câu, gà ác tiềm ngải cứu hoặc thuốc bắc… giúp bồi bổ cơ thể sản phụ sau sinh.

Ngải cứu hầm gà ác đẩy trừ huyết xấu cho sản phụ.

Ngải cứu hầm gà ác đẩy trừ huyết xấu cho sản phụ.

2.2. Món ăn từ ngải cứu

- Tính vị, quy kinh của ngải cứu: Tính ấm, vị đắng, quy kinh: Can, tỳ và thận.

- Tác dụng của ngải cứu: Ôn khí huyết, trục hàn thấp, điều kinh, an thai, dùng chữa đau bụng do hàn, kinh nguyệt không đều, thai động không yên, thổ huyết, chảy máu cam.

- Cách chế biến: Gà ác (hoặc bồ câu, gà ta nhỏ): 1 con; ngải cứu tươi: 200g; gừng tươi: 80g, rượu trắng: 1/2 bát con; nước sôi: 1 bát; gia vị vừa đủ.

Tất cả cho vào hầm cách thủy, hấp xong uống hết nước hầm, ăn cái cùng với bữa cơm chính. Duy trì 3-4 bữa/tuần, thực hiện trong 1 tháng sau khi sinh.

- Tác dụng của món ăn: Giúp cho sản phụ hồi phục, nhanh lại sức, làm cho khí huyết lưu thông, làm ấm vùng bụng, tử cung để đẩy trừ huyết xấu, làm cho huyết xấu nhanh hết.

Rau ngót nấu với thịt nạc giúp mẹ nhanh hết sản dịch.

Rau ngót nấu với thịt nạc giúp mẹ nhanh hết sản dịch.

2.3. Món ăn từ rau ngót

- Tính vị của rau ngót: Mát lạnh (nấu chín sẽ bớt lạnh), vị ngọt.

- Công dụng của rau ngót: Có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hóa ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ, có nhiều tác dụng chữa bệnh.

- Cách chế biến: Rau ngót: 1 bó; thịt lợn nạc: 200g; gia vị: Muối, nước mắm, đường, hạt nêm, dầu ăn, hành.

Rửa, nhặt rau và sơ chế các nguyên liệu để nấu nướng. Đun nóng dầu, phi thơm hành tỏi đã băm và xào với thịt sơ qua.

+ Khoảng 5-10 phút sau thì cho 1 bát nước (lượng nước vừa đủ để ăn) rồi đợi nước đun sôi. Chú ý bỏ bớt nước đục bên trên để nước được trong.

+ Khi nào nước sôi thì cho rau ngót vào, nêm nếm gia vị để vừa ăn. Riêng rau ngót thì cần phải đun sôi để rau chín kĩ. Mỗi tuần nên ăn 3-4 bữa, duy trì trong vòng 1 tháng sau sinh.

Mẹ sau khi sinh ăn rau ngót sẽ thu được vô vàn lợi ích. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc thấy tốt mà ăn nhiều quá hoặc ăn liên tục. 

Nếu ăn nhiều rau ngót hoặc ăn rau ngót sống có thể gây nguy cơ bị ngộ độc, bởi trong rau ngót có chứa chất papaverin (một alkaloid cũng được tìm thấy trong thuốc phiện), antinutrients và kim loại nặng. Những chất này đều có thể gây tác dụng phụ, không tốt cho cơ thể sản phụ khi ăn quá nhiều.

Chồng nấu cơm cữ toàn đồ hấp luộc theo ý vợ, tưởng không ngon mà ai cũng muốn đẻ để được ăn
Mới đây, khi những mâm cơm cữ của mẹ bỉm tên Ly ở Lào Cai được chia sẻ đã thu hút sự chú ý của nhiều các chị em bởi mâm cữ nào cũng quá xinh xắn, đầy...

Chăm sóc mẹ và bé sau sinh

Theo BS. Vũ Hồng
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bài chuyên gia