Đốt than để xông cho con dâu mới sinh khiến nhà cháy rụi: Cảnh báo 5 nguy hiểm khi nằm hơ than sau sinh

Thảo Nguyên - Ngày 17/03/2023 19:00 PM (GMT+7)

Để chuẩn bị xông cho con dâu và cháu mới sinh, người phụ nữ này đã đặt nồi than dưới giường nên đã xảy ra vụ hỏa hoạn.

Trưa ngày 16/3/2023, trên địa bàn xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An đã xảy ra vụ hỏa hoạn khiến một căn nhà đã bị thiêu cháy.

Vụ hỏa hoạn xảy ra tại căn nhà của gia đình anh N.V.Q. Nguyên nhân của vụ cháy nhà ban đầu được xác định do việc đốt than để xông cho sản phụ và cháu mới sinh.

Nguyên nhân của vụ cháy nhà ban đầu được xác định do việc đốt than để xông cho sản phụ và cháu mới sinh.

Nguyên nhân của vụ cháy nhà ban đầu được xác định do việc đốt than để xông cho sản phụ và cháu mới sinh.

Được biết để chuẩn bị xông cho con dâu và cháu mới sinh tại bệnh viện đang trên đường về nhà, mẹ anh Q. đã đốt nồi than hoa rồi để dưới giường và đi ra ngoài. Ngọn lửa từ chậu than đã bén lên gây cháy giường và lan sang các vật dụng khác, thiêu cháy nhà.

Sản phụ sau sinh có cần hơ than kiêng cữ hay không?

Việc nằm hơ than sau sinh là một thói quen có từ rất lâu. Nhiều người cho rằng, việc này giúp các sản phụ mới sinh giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh, giúp máu huyết lưu thông tốt hơn trong điều kiện thiếu thốn và giảm mùi tanh của sản dịch.

Cho đến nay, việc nằm hơ than sau sinh vẫn còn được một số gia đình duy trì và gây ra không ít tranh cãi. Tuy nhiên, nằm than, hơ lửa sau sinh chủ yếu là do kinh nghiệm dân gian. Hiện nay, thói quen này đã không còn phù hợp nữa vì nó khiến mẹ và bé sau sinh phải đối mặt với quá nhiều nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng.

Thứ nhất, than khi được đốt cháy sẽ tạo ra khí CO (cacbon monoxit) và CO2 (cacbon dioxit): Đây là hai loại khí độc, nếu mẹ và bé hít phải sẽ có nguy cơ ngộ độc dẫn đến ngạt thở, thậm chí tử vong. Trường hợp nhẹ nhất vẫn có thể gây ảnh hưởng lên đường hô hấp, gây viêm phổi.

Thứ hai, bếp than thường đặt dưới gầm giường hoặc rất gần chỗ nằm: Điều này làm gia tăng nguy cơ gây bỏng cho mẹ và bé, nhất là cho bé mới sinh vì có làn da mỏng. Đã có một số trường hợp cả mẹ và bé nằm than sau sinh bị bỏng nặng phải nhập viện….

Thứ ba, nhiệt độ tỏa ra từ bếp than thiếu ổn định: Có lúc bếp than nóng hừng hực nhưng có lúc tắt ngấm làm nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến cơ thể sản phụ sau sinh và em bé sơ sinh khó thích nghi dẫn đến khô da, mệt mỏi hơn.

Thứ 4, nằm hơ than sau sinh rất mất vệ sinh: Việc nằm than, hơ lửa trong môi trường quá nóng dễ khiến đổ mồ hôi, cộng với việc tro than không may bám vào cơ thể nhưng lại kiêng tắm rửa khiến cả mẹ và bé dễ gặp các vấn đề về da như rôm sảy, hăm, ngứa ngáy. Tình trạng này diễn ra lâu ngày có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Sản phụ sau sinh không nên áp dụng cách này để giữ ấm cơ thể. (Ảnh minh họa)

Sản phụ sau sinh không nên áp dụng cách này để giữ ấm cơ thể. (Ảnh minh họa)

Thứ 5, cả nhà phải đối mặt với nguy cơ gây hỏa hoạn: Lửa từ lò than có thể bén vào các vật dụng trong nhà gây cháy. 

Có thể nói, việc hơ lửa, nằm than sau sinh chỉ phù hợp khi y tế và công nghệ còn lạc hậu, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Do đó, sản phụ sau sinh không nên áp dụng cách này để giữ ấm cơ thể.

Hãy chọn lựa các biện pháp giữ ấm an toàn, không cần nằm than để mẹ và bé cùng khỏe mạnh sau sinh mà vẫn khá an toàn, tiện lợi như: chuẩn bị trang phục đầy đủ, dùng thiết bị sưởi hoặc điều hòa 2 chiều nếu sinh vào mùa đông lạnh, chế độ ăn uống đủ chất, massage sau sinh, giiữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vận động sớm sau sinh…

Xôn xao hình ảnh mẹ ở cữ nằm hơ than cả tháng để da đẹp, không đau nhức sau sinh
Hình ảnh trên của mẹ bầu đã thu hút sự quan tâm của cư dân mạng. Rất nhiều mẹ bỉm sữa vào bình luận, có người ủng hộ, nhưng cũng có người phản đối ra mặt.

Kiêng sau sinh

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiêng sau sinh