Vì sao phụ nữ sau sinh bị loãng xương?

Ngày 02/04/2023 16:00 PM (GMT+7)

Phụ nữ sau sinh thường mắc bệnh loãng xương. Biểu hiện của loãng xương sau sinh là đau mỏi, tập trung ở vùng vai, lưng và bàn chân.

Nguyên nhân loãng xương ở phụ nữ sau sinh

Lý do dẫn đến loãng xương ở phụ nữ sau sinh chủ yếu là do:

- Sự thay đổi của hormone khi mang thai. Trong quá trình mang thai, lượng estrogen trong cơ thể tăng giúp gắn kết canxi vào khung xương. Tuy nhiên sau khi sinh, nồng độ estrogen lại giảm.

- Thai nhi cần rất nhiều canxi để phát triển bộ xương, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu chế độ dinh dưỡng của mẹ không đáp ứng đủ, thai nhi sẽ lấy canxi từ xương của cơ thể người mẹ.

- Quá trình mang thai mật độ xương của người mẹ thay đổi.

- Trong quá trình mang thai và cho con bú cơ thể người mẹ cần tăng cường sự chuyển hóa canxi và vitamin D. Lúc này người mẹ thường mất đi một lượng vitamin D rất lớn. Đây cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ loãng xương sau sinh.

Nếu chế độ dinh dưỡng của mẹ không đáp ứng đủ canxi sẽ gây tình trạng loãng xương sau sinh.

Nếu chế độ dinh dưỡng của mẹ không đáp ứng đủ canxi sẽ gây tình trạng loãng xương sau sinh.

Biểu hiện loãng xương ở phụ nữ sau sinh

- Đau mỏi cơ, đau mỏi xương khớp tập trung chủ yếu ở vùng lưng, vai, bàn chân.

- Dễ chuột rút.

Để chẩn đoán loãng xương sau sinh cần phải đo mật độ xương bằng kỹ thuật DEXA. Thông thường các vị trí đo ở cột sống, hông, hoặc cổ tay. Mật độ xương càng cao thì xương càng chắc khỏe và nguy cơ gãy xương càng thấp. Khi chỉ số này dưới -2,5 bệnh nhân được chuẩn đoán là loãng xương.

Loãng xương sau sinh có nguy hiểm không?

Tình trạng loãng xương ở phụ nữ sau sinh sẽ cải thiện sau khi ngừng cho con bú từ 6-12 tháng. Đa phần phụ nữ sau sinh thường chỉ có biểu hiện thoáng qua sau sinh do thiếu canxi thiếu vitamin D hoặc do stress sau sinh.

Tuy nhiên nếu tình trạng loãng xương sau sinh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Dựa vào tình trạng loãng xương của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ có chỉ định bổ sung canxi, vitamin D, khoáng chất…

Phụ nữ nên bổ sung canxi trong quá trình từ khi mang thai đến khi cho con bú.

Phụ nữ nên bổ sung canxi trong quá trình từ khi mang thai đến khi cho con bú.

Phòng ngừa loãng xương ở phụ nữ sau sinh

Để tránh loãng xương sau sinh, các bà mẹ khi mang thai và khi cho con bú cần lưu ý chế độ dinh dưỡng.

- Không nên kiêng khem quá mức tránh tình trạng thiếu chất.

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, thực đơn đa dạng đầy đủ dưỡng chất. Phụ nữ mang thai có thể bổ sung canxi thông qua một số thực phẩm. Ví dụ: rau cải, cá, ngũ cốc bột yến mạch, các loại hạt, sữa và các chế phẩm từ sữa…

- Nên bổ sung canxi trong quá trình từ khi mang thai đến khi cho con bú. Tuy nhiên nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để bổ sung đúng cách, tránh lạm dụng.

- Trong thời gian mang thai và cho con bú có thể luyện tập, vận động nhẹ nhàng phù hợp với thể trạng. Điều này giúp tăng sức bền, dẻo dai cho xương khớp. Các bộ môn thể dục nhẹ nhàng như yoga, bơi được khuyến khích trong thời gian mang thai.

- Không làm việc quá sức, việc nặng trong thời gian mang thai và cho con bú. Cùng với đó tránh căng thẳng trong cuộc sống, cần bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Đồng thời không hút thuốc, sử dụng chất kích thích, rượu bia… trong thời gian mang thai và cho con bú.

Việc kết hợp chế độ dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên và có lối sống lành mạnh không chỉ giúp phòng ngừa loãng xương sau sinh mà còn giúp mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh.

Từ vụ trẻ 13 tuổi đã sinh con, cha mẹ cần biết dấu hiệu mang thai sớm ở trẻ vị thành niên
Theo chuyên gia, việc trẻ vị thành niên có quan hệ tình dục sớm, thậm chí mang thai ngoài ý muốn và sinh nở ở độ tuổi quá nhỏ gây ảnh hưởng tới sức...

Dấu hiệu mang thai

Theo ThS.BS Nguyễn Thị Bảo Thoa
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bài chuyên gia