Trong quá trình mang thai và cho con bú cơ thể người mẹ cần tăng cường sự chuyển hóa canxi và vitamin D. Nếu không được chú trọng và bổ sung đầy đủ, kịp thời thì nguy cơ loãng xương rất lớn.
Lý do loãng xương sau sinh
- Sự thay đổi của hormone khi mang thai. Trong quá trình mang thai, lượng estrogen trong cơ thể tăng giúp gắn kết canxi vào khung xương. Tuy nhiên sau khi sinh, nồng độ estrogen lại giảm.
- Thai nhi cần rất nhiều canxi để phát triển bộ xương, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu chế độ dinh dưỡng của mẹ không đáp ứng đủ, thai nhi sẽ lấy canxi từ xương của cơ thể người mẹ.
- Quá trình mang thai mật độ xương của người mẹ thay đổi.
- Căng thẳng, bận rộn chăm con khiến cơ thể mệt mỏi và hay xuất hiện những cơn đau mỏi xương khớp.
Tình trạng loãng xương ở phụ nữ sau sinh sẽ cải thiện sau khi ngừng cho con bú từ 6-12 tháng.
Biểu hiện và sự nguy hiểm khi bị loãng xương ở phụ nữ sau sinh
Thông thường, sau khi sinh con từ 1 – 3 tháng phụ nữ có những biểu hiện bị loãng xương đó là:
- Đau mỏi cơ, đau mỏi xương khớp tập trung chủ yếu ở vùng lưng, vai, bàn chân.
- Dễ bị chuột rút.
- Móng tay giòn, dễ gãy.
- Hay chảy máu chân răng, lợi có dấu hiệu tụt, răng thưa.
- Rối loạn giấc ngủ.
Loãng xương sau sinh có nguy hiểm không?
Tình trạng loãng xương ở phụ nữ sau sinh sẽ cải thiện sau khi ngừng cho con bú từ 6-12 tháng. Đa phần phụ nữ sau sinh thường chỉ có biểu hiện thoáng qua sau sinh do thiếu canxi thiếu vitamin D hoặc do stress sau sinh.
Tuy nhiên nếu tình trạng loãng xương sau sinh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thậm chí hay bị bong gân, gãy xương. Khi thấy những dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Dựa vào tình trạng loãng xương của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ có chỉ định bổ sung canxi, vitamin D, khoáng chất…
Phòng ngừa loãng xương ở phụ nữ sau sinh
Phòng ngừa và chữa trị loãng xương sau sinh là việc làm rất cần thiết, đặc biệt với những trường hợp cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Để tránh loãng xương sau sinh, các bà mẹ khi mang thai và khi cho con bú cần lưu ý
Bổ sung canxi
Canxi có thể được cung cấp từ rất nhiều nguồn trong cuộc sống. Cách đơn giản và an toàn nhất là bổ sung canxi bằng các thực phẩm hàng ngày. Những thực phẩm mà phụ nữ sau sinh nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày: Rau cải ngọt, rau dền. Các loại cá (chạch, chép, hồi…). Nhóm ngũ cố, các loại đậu nhất là các chế phẩm từ đầu.
Bổ sung vitamin D, khoáng chất
Ngoài việc sử dụng thực phẩm hay thuốc để cung cấp canxi, phụ nữ sau sinh tích cực bổ sung vitamin D. Bởi vitamin D giúp tăng khả năng hấp thu canxi ở ruột, nơi tiếp nhận canxi chủ yếu. Cần phơi nắng ở thời điểm thích hợp cũng là cách giúp bổ sung canxi hiệu quả, là liệu pháp giúp cơ thể tổng hợp thêm vitamin D để phòng ngừa.
Khi bổ sung canxi và vitamin D cần bổ sung các vitamin muối khoáng đồng yếu tố bởi cơ thể cần rất nhiều chất để hoạt động một cách hỗ trợ, cung cấp canxi theo cách tốt nhất, không sợ bị thừa hay thiếu.
Rèn luyện thân thể
Bạn thường xuyên vận động cơ thể bằng các bài tập thể dục, đi lại nhẹ nhàng mỗi ngày để giúp các cơ dẻo dai và xương khớp chắc khỏe hơn lại, giúp mau chóng lấy lại vóc dáng sau sinh hiệu quả.
Tập thể dục nhẹ nhàng có rất nhiều lợi ích trong nâng cao sức khỏe thai kỳ. Giúp giảm đau lưng, táo bón, cải thiện tâm trạng, thúc đẩy cơ bắp, sức mạnh và sức bền. Đặc biệt giúp phụ nữ nhanh lấy lại vóc dáng sau khi sinh em bé.
Tránh làm việc quá sức và căng thẳng, nên dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn để cơ thể nhanh chóng phục hồi và tránh đau nhức cơ thể sau sinh.
Cách đơn giản và an toàn nhất là bổ sung canxi bằng các thực phẩm hàng ngày.
Ngoài ra cũng chú ý:
- Không nên kiêng khem quá mức tránh tình trạng thiếu chất.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, thực đơn đa dạng đầy đủ dưỡng chất.
- Nên bổ sung canxi trong quá trình từ khi mang thai đến khi cho con bú. Tuy nhiên nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để bổ sung đúng cách, tránh lạm dụng.
- Không làm việc quá sức, việc nặng trong thời gian mang thai và cho con bú.
- Không hút thuốc, sử dụng chất kích thích, rượu bia…