Bạn có biết việc một đứa trẻ được sinh ra vào mùa nào cũng có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của em bé không?
Nếu như ngày xưa, các cha mẹ thường quan tâm nhiều đến giờ sinh, cung hoàng đạo hay ngày sinh của bé và ai cũng mong con được ra đời “vào ngày lành tháng tốt” thì ngày nay hầu hết những người trẻ hiện đại lại không dành nhiều mối quan tâm cho vấn đề này. Điều họ dành sự quan tâm hơn cả là sức khỏe và sự an toàn của con trẻ. Nhưng bạn có biết việc một đứa trẻ được sinh ra vào mùa nào cũng có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của em bé không?
Sau khi thu thập dữ liệu từ 21.000 trẻ em được sinh ra ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, các nhà khoa học thuộc đại học Harvard, Mỹ đã sử dụng 7 năm để nghiên cứu và đi đến kết luận rằng chiều cao, cân nạng, khối lượng não và thể chất của một em bé có liên quan mật thiết đến thời gian sinh. Vậy trẻ sinh vào mùa đông hay sinh mùa hè thì tốt hơn?
Từ xa xưa, nhiều người đã có quan niệm rằng phụ nữ có thai vào mùa xuân, sinh con vào mùa đông thì những đứa trẻ này được coi là “có phúc”. Ngày nay khi khoa học hiện đại phát triển, người ta lại không thể giải thích được tại sao đứa trẻ sinh ra vào mùa đông lại “có phúc” nhưng các số liệu thống kê lại nhận ra rõ ràng rằng tỷ lệ sống sót của những đứa trẻ sinh ra vào mùa đông lại cao hơn.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard cũng chỉ ra rằng những đứa trẻ sinh vào mùa đông tốt hơn những đứa trẻ sinh cào các mùa khác về cả trí tuệ, thể lực, đặc biệt là những em bé sinh ra trong 3 tháng 10, 11, 12.
Lập luận tương tự cũng đã được các nhà khoa học trên khắp thế giới chứng thực. Để phân tích vấn đề này bằng tư duy khoa học hiện đại, các chuyên gia đã đưa ra 3 lý do thuyết phục dưới đây:
Trẻ sinh vào mùa đông dễ thích nghi hơn
Trẻ dễ bị cảm lạnh trong mùa thu và mùa đông phần lớn là do trẻ không thể thích nghi với không khí lạnh đột ngột. Trẻ sinh mùa hè cơ thể đã quen với thời tiết nắng nóng, đặc biệt nhạy cảm với không khí lạnh nên nguy cơ bị cảm lạnh sẽ tăng lên nhiều hơn.
Trẻ sinh vào mùa đông ở trong môi trường nhiệt độ thấp hơn ngay từ khi sinh ra. Thể lực và sức đề kháng đã được rèn luyện từ nhỏ, không dễ bị ảnh hưởng bởi không khí lạnh, khả năng thích nghi với môi trường sẽ tốt hơn.
Mùa đông ít vi trùng hơn
Mùa đông nhiệt độ thấp, ít vi trùng sống trong không khí hơn, đến mùa xuân, vạn vật phục hồi thì trẻ có sức đề kháng nhất định do được mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc nên khả năng mắc bệnh giảm đi rất nhiều.
Vào mùa hè, nhiệt độ tăng lên cao, nếu những vật dụng, đồ dùng, thức ăn mà trẻ tiếp xúc không được vệ sinh kịp thời thì vi khuẩn, vi rút sẽ có cơ hội nẩy sinh nhiều hơn và khả năng trẻ bị nhiễm bệnh cũng tăng lên rất nhiều.
Mẹ khỏe mạnh hơn
Sau khi sinh con, phụ nữ cần có thời gian nghỉ ngời đầy đủ. Thời gian này các bà mẹ cần lưu ý hạn chế tiếp xúc với nước lạnh, mặc quần áo dài tay và ăn thực phẩm ấm nóng… Nếu sinh vào mùa hè, thời tiết nóng nực khiến mồ hôi ra nhiều, đặc biệt ở phần ngực của mẹ cho con bú sẽ dễ khiến bà đẻ dễ bị nhiễm khuẩn.
Một khi sức đề kháng của mẹ giảm xuống, trẻ tiếp xúc gần với mẹ, bú nguồn sữa từ mẹ sẽ là người đầu tiên bị ảnh hưởng trực tiếp. Nguồn sữa lành mạnh, giàu dưỡng chất là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển hệ miễn dịch của trẻ trong tương lai.