6 kiểu thai phụ dù muốn "đẻ không đau" nhưng vẫn bị bác sĩ sản khoa thẳng thừng từ chối

Thảo Nguyên - Ngày 10/11/2022 16:00 PM (GMT+7)

Mặc dù “đẻ không đau” được thực hiện 24/24 giờ tại khoa sản các bệnh viện tuyến trung ương khi thai phụ có nhu cầu nhưng không phải thai phụ nào cũng áp dụng được phương pháp khi sinh nở này.

Đẻ không đau là gì?

Đẻ không đau chính là thủ thuật gây tê ngoài màng cứng. Đây là phương pháp giảm đau được nhiều thai phụ lựa chọn trong quá trình sinh nở của mình.  

Khi đau chuyển dạ, mỗi sản phụ sẽ bị đau mức độ khác nhau tùy theo tình trạng sinh lý hay tâm lý của họ. Cơn đau tăng dần lên trong quá trình chuyển dạ và đạt cường độ tối đa khi thai nhi di chuyển vào xương chậu của người mẹ. Đa số sản phụ (70%) cảm thấy đau dữ dội hoặc không thể chịu đựng nổi.

Phương pháp gây tê ngoài màng cứng là kỹ thuật giảm đau hiệu quả nhất và phù hợp nhất cho bà mẹ trong quá trình sinh nở. Sản phụ sẽ ít phải chịu đau và cuộc vượt cạn trở nên nhẹ nhàng, nhanh hơn và em bé cũng ít bị sang chấn hơn.

Tại khoa sản của các bệnh viện lớn, phương pháp “đẻ không đau” thường được tư vấn cho các thai phụ và hoàn toàn không bắt buộc. Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng trong “đẻ không đau” sẽ được thực hiện bởi một bác sĩ chuyên khoa Gây mê hồi sức. “Đẻ không đau” được thực hiện 24/24 giờ tại khoa sanh khi thai phụ có nhu cầu.

Khi thực hiện gây tê ngoài màng cứng, bác sĩ sẽ yêu cầu thai phụ nằm nghiêng một bên hoặc ngồi. (Ảnh minh họa)

Khi thực hiện gây tê ngoài màng cứng, bác sĩ sẽ yêu cầu thai phụ nằm nghiêng một bên hoặc ngồi. (Ảnh minh họa)

Quy trình thực hiện gây tê ngoài màng cứng được thực hiện thế nào?

Khi thực hiện gây tê ngoài màng cứng, bác sĩ sẽ yêu cầu thai phụ nằm nghiêng một bên hoặc ngồi. Dung dịch sát khuẩn sẽ được bôi bên ngoài da, thuốc gây tê cục bộ được tiêm vào cơ thể và ngay sau đó các bác sỹ sẽ tiêm mũi kim gây tê ngoài màng cứng qua khu vực đã được làm tê ban đầu.

Lúc này, ống thông bằng chất dẻo đặc biệt, nhỏ như sợi tóc được luồn vào khoang màng cứng, kim sẽ được loại bỏ và ống thông này sẽ được dán cố định vào phần lưng thai phụ.

Khi thai phụ nằm xuống, thuốc tê sẽ được đẩy qua ống thông và được nối với một bơm cung cấp thuốc tê liên tục trong quá trình sinh nở để ngăn chặn sự dẫn truyền thần kinh, ngăn chặn cơn đau trong quá trình chuyển dạ.

Đa phần, gây tê ngoài màng cứng được thực hiện khi cổ tử cung mở từ 3 đến 8cm nhưng có thể được thực hiện sớm hơn nếu đau nhiều.

“Đẻ không đau” bằng cách gây tê ngoài màng cứng có hại không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bất kỳ loại thuốc nào sử dụng để giảm đau trong quá trình chuyển dạ, sinh con cũng có thể có tác động đến em bé. Nhưng với thủ thuật gây tê ngoài màng cứng chỉ ngăn chặn dẫn truyền thần kinh (cảm giác đau) ở bà mẹ, không gây độc cho bé. Lượng thuốc đi vào dòng máu là khá nhỏ và với thủ thuật gây tê tủy sống, lượng thuốc còn ít hơn nữa. Bởi thế chưa có bằng chứng cho thấy một lượng nhỏ thuốc mà thai nhi hấp thu vào cơ thể có thể gây hại cho bé sơ sinh.

Ngoài ra, một số sản phụ có thể gặp phải những bất lợi hay tác dụng phụ có thể xảy ra ngay khi thực hiện thủ thuật này như: Có thể cảm thấy một chút khó chịu tạm thời do giảm huyết áp; đôi khi lạnh run hoặc bị ngứa; tê chân, hai chân hơi nặng hoặc khó khăn khi nhấc chân lên….

Nếu thuộc 1 trong 6 trường hợp sau, mẹ bầu sắp sinh dù muốn “đẻ không đau” cũng sẽ bị bác sĩ thẳng thừng từ chối (Ảnh minh họa)

Nếu thuộc 1 trong 6 trường hợp sau, mẹ bầu sắp sinh dù muốn “đẻ không đau” cũng sẽ bị bác sĩ thẳng thừng từ chối (Ảnh minh họa)

Những thai phụ nào không được gây tê ngoài màng cứng?

Dù là phương pháp phổ biến được sử dụng trong quá trình sinh đẻ nhưng không phải thai phụ nào cũng được gây tê ngoài màng cứng.

Thực tế nếu thuộc 1 trong 6 trường hợp sau, mẹ bầu sắp sinh dù muốn “đẻ không đau” cũng sẽ bị bác sĩ thẳng thừng từ chối không được thực đẻ theo phương pháp này:

- Những thai phụ đã và đang dùng thuốc chứa chất làm loãng máu trong thai kỳ.

- Những thai phụ có chất lượng máu không đủ tiêu chuẩn do quá ít tiểu cầu hay lý do khác.

- Những thai phụ bị thừa cân cân gây khó xác định được vị trí khoang trên ngoài màng cứng để truyền thuốc vào.

- Những thai phụ bị chảy máu quá nhiều hoặc đang bị sốc cấp cứu cũng không đạt điều kiện thích hợp cho thủ thuật đẻ không đau, bởi rất dễ bị tụt huyết áp đột ngột.

- Những thai phụ bị viêm nhiễm ở vùng lưng

- Những thai phụ có cổ tử cung đã mở đủ chuẩn để sinh thường (8-10cm).

Thực hư mũi tiêm giá 3 triệu giúp mẹ đẻ không đau, ngày càng nhiều sản phụ sẵn sàng chi tiền
Tiêm gây tê ngoài màng cứng đang ngày được nhiều mẹ sinh thường lựa chọn.

Sinh con

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sinh thường