Chứng kiến cảnh mổ tử thi, biết nguyên nhân vì sao con dâu tử vong, người mẹ chồng đã vô cùng hối hận.
Thông thường sau khi sinh con, bác sĩ sẽ căn dặn sản phụ nghỉ ngơi nhiều, ăn uống đầy đủ để hồi phục sức khỏe, đặc biệt phải phòng tránh thai để không bị “dính bầu”, tránh tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, trên thực tế có không ít các bà mẹ suy nghĩ “đẻ luôn một lần, chăm luôn một thể”. Do đó, con vừa đầy năm thì mẹ lại cấn bầu.
Vừa tròn 25 tuổi, Tịnh Kỳ (sống ở Huy Châu, Trung Quốc) đã hạ sinh con gái đầu lòng. Dù rất quý cháu gái, nhưng mẹ chồng Tịnh Kỳ vẫn muốn con dâu sinh thêm một đứa cháu trai để nối dõi tông đường. Và bà hy vọng con dâu sẽ hoàn thành nhiệm vụ để bà có cháu ẵm bồng.
Nghĩ đằng nào cũng đang nghỉ ở nhà chăm con, mà sớm cũng phải sinh, muộn cũng phải sinh, nên Tịnh Kỳ đã bàn với ông xã sinh thêm luôn đứa nữa. Khi con gái vừa tròn 1 tuổi thì cô mang bầu lần 2, bất chấp lời cảnh báo của bác sĩ khi vừa sinh mổ xong đã mang thai sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Bất chấp lời bác sĩ cảnh báo, Tịnh Kỳ vẫn mang thai lần 2 sau khi sinh mổ con gái được 1 năm (Ảnh minh họa)
Thai kỳ thứ 2 của Tịnh Kỳ diễn ra khá suôn sẻ. Cô được mẹ chồng chăm sóc chu đáo và nhận luôn cả phần chăm con gái thay cô. Những tưởng mọi chuyện sẽ tốt đẹp, ai ngờ chỉ còn 2 tuần nữa là đến ngày dự sinh thì Tịnh Kỳ đột nhiên đau bụng dữ dội rồi ngất xỉu. Cả nhà vội vàng đưa mẹ bầu này vào bệnh viện, nhưng tiếc là vừa đến nơi, bác sĩ thông báo sản phụ đã tử vong.
Không cam lòng khi tự dưng sắp đến ngày “khai hoa nở nhụy” lại mất cả con lẫn cháu, mẹ chồng Tịnh Kỳ đã yêu cầu bác sĩ mổ bắt thai để kiểm tra xem em bé còn có cơ hội sống sót hay không. Điều này khiến mọi người xung quanh đặc biệt phía nhà ngoại của sản vụ vô cùng phẫn nộ. Song, vì đó là yêu cầu của người nhà bệnh nhân và cũng được chồng sản phụ đồng ý nên bác sĩ đã phải đẩy thi thể vào phòng mổ.
Khoảnh khắc bác sĩ mổ cho sản phụ, cả ê-kíp đều sửng sốt khi nhìn thấy cảnh tượng trước mắt, thậm chí, ngay cả bác sĩ cũng không kìm được nước mắt. Hóa ra, Tịnh Kỳ tử vong là do bị vỡ tử cung. Vì thời gian sinh con gái chưa được bao lâu, vết mổ chưa lành hẳn thì cô đã mang thai lần 2. Cùng với sự lớn lên của thai nhi, vết mổ bị bục ra từ từ và cuối cùng là rách toác ra khiến tử cung bị vỡ, thai nhi tràn ra ngoài khoang bụng.
Đến lúc này, mẹ chồng của Tịnh Kỳ vô cùng hối hận ,vì sự nôn nóng muốn ôm cháu trai của mình mà gây họa cho cả nhà. Bà không ngờ rằng việc mang thai quá gần, nhất là sau 1 ca sinh mổ lại nguy hiểm đến như vậy.
Mẹ chồng Tịnh Kỳ vô cùng hối hận, vì mong cháu mà giờ này bà đã mất cả con lẫn cháu (Ảnh minh họa)
Theo Bác sĩ Valinda Nwadike – người đã có hơn 16 năm kinh nghiệm thực hiện các ca đỡ đẻ và phẫu thuật phụ khoa ở Mỹ, sinh mổ là một cuộc phẫu thuật lớn ở bụng, trong đó, cơ thể của các mẹ bị rạch nhiều lớp trước khi tìm thấy em bé trong tử cung. Vì thế, vết thương sinh mổ không đơn giản chỉ là vết sẹo bên ngoài, mà còn là những vết khâu từng lớp bên trong.
Do đó, để đảm bảo an toàn cho bản thân và con, các mẹ nên chờ tối thiểu từ 18-23 tháng mới nên có thai trở lại. Mà tốt nhất là nên để khoảng cách giữa hai lần mang thai là từ 2-3 năm bởi đây là thời gian cần thiết để vết sẹo tử cung hồi phục hoàn toàn.
Và điều quan trọng, các mẹ cần hiểu rằng nếu mang thai quá dày sau khi sinh mổ, bạn có thể gặp phải những nguy hiểm sau:
- Vỡ tử cung hay bục vết mổ cũ: Đây là một tai biến sản khoa nguy hiểm, thường xảy ra ở những phụ nữ đã từng có sẹo mổ ở tử cung như mổ lấy thai hay mổ bóc u xơ tử cung... Về cơ bản, khoảng cách giữa hai lần mang thai càng xa thì khả năng bị bục vết mổ cũ hay vỡ tử cung càng thấp và ngược lại. Do đó, dù có nôn nóng muốn sinh thêm con như thế nào thì các mẹ vẫn nên đợi cho cơ thể phục hồi, đặc biệt là vết mổ lành hẳn rồi hãy mang bầu lần nữa.
- Tăng nguy cơ nhau thai tiền đạo: Nhau thai tiền đạo là tình trạng nhau thai bám thấp về phía đoạn dưới tử cung, che một phần hoặc che kín toàn bộ lỗ cổ tử cung, làm cản trở đường ra của thai nhi khi chuyển dạ. Và nó có thể gây xuất huyết nặng trong thai kỳ, khi chuyển dạ hoặc sau sinh.
- Nguy cơ trứng làm tổ trên vết sẹo mổ cũ: Tuy đây là một tình huống khá hiếm gặp, nhưng nó lại cực kỳ nguy hiểm. Bởi nó sẽ gây ra tình trạng chảy máu nặng và thường phải bỏ thai ngay trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
- Sinh non: Theo một số nghiên cứu, nếu lần đầu đã sinh mổ thì khả năng cao lần sinh sau, người mẹ cũng sẽ phải sinh mổ. Đã thế, mọi chuyện sẽ tồi tệ hơn khi khoảng cách giữa hai lần mang thai quá gần nhau. Các bác sĩ bắt buộc phải mổ lấy thai sớm để tránh áp lực đè nặng lên vết mổ cũ khiến nó bị bục ra gây nguy hiểm cho cả sản phụ và thai nhi.